Thuế thu nhập cá nhân: Để “nắm” người “không tóc”
Dường như cơ quan thuế đang không thể nắm những đối tượng có thu nhập cao mà "không tóc"
Trong khi những người làm công ăn lương có thu nhập tuy không cao nhưng ở mức chịu thuế, vẫn phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, thì ở đâu đó vẫn còn nhiều người có thu nhập khá cao nhưng không chịu… nộp thuế.
Và dường như cơ quan thuế đang không thể nắm những đối tượng có thu nhập cao mà "không tóc".
Quản bằng kỹ thuật số
Tới đây, cơ quan thuế sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp chế tài cụ thể đối với từng trường hợp ca sĩ, nghệ sĩ nếu vi phạm về nghĩa vụ thuế. Đặc biệt là sẽ chủ động điều tra, thu thập bằng chứng chính xác về thu nhập thực tế của các “sao” trong “bầu trời” hoạt động biểu diễn nghệ thuật…
Về việc tăng cường phối hợp, quản lý thu nhập của giới ca sĩ, nghệ sĩ, cơ quan thuế kiến nghị ngành văn hoá - thông tin nên có cơ chế quản lý bằng phương pháp “số hoá” đối với đối tượng nộp thuế này, như cơ quan thuế đang xây dựng và quản lý mã số thuế cá nhân.
Bởi đa phần ca sĩ, nghệ sĩ thường thay đổi nghệ danh và địa chỉ liên lạc nên gây khó khăn rất lớn cho ngành thuế trong việc tổng hợp dữ liệu liên quan.
Hơn nữa lâu nay, nguồn dữ liệu về cấp phép biểu diễn do cơ quan thông tin cung cấp cho ngành thuế còn hạn chế, tản mạn và là dữ liệu “thô”, thủ công, nên làm cho công tác thống kê, tổng hợp, phân tích kéo dài thời gian và kém hiệu quả.
Khấu trừ tại nguồn
Khấu trừ tại nguồn cũng là một giải pháp. Bằng chứng là trong gần ba tháng đầu năm 2007, Phòng Thuế thu nhập cá nhân (Cục Thuế Tp.HCM) đã tiếp nhận khoảng 800 hồ sơ cá nhân xin hoàn thuế, trong đó đã giải quyết được hơn 540 hồ sơ, với tổng số tiền đã thoái trả gần 1,4 tỉ đồng, so với cả năm 2006 chỉ có 124 hồ sơ cá nhân xin hoàn thuế và tổng số tiền đã thoái trả là 877 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thái Sơn - Trưởng phòng Thuế thu nhập cá nhân, sở dĩ có sự gia tăng này là do trong thời gian gần đây, một số cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập cho người lao động đã thực hiện tốt việc khấu trừ tại nguồn.
Ông Sơn khẳng định: “Chìa khoá của sự thành công trong việc quản lý và thu thuế thu nhập cá nhân là công tác khấu trừ tại nguồn. Do vậy, ở một số nơi như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, cơ quan quản lý thuế sẽ xử phạt rất nặng đối với những đơn vị nào không thực hiện khấu trừ tại nguồn khi chi trả thu nhập cho người lao động…”.
Ở Nhật Bản, số thu thuế thu nhập cá nhân hằng năm chiếm hơn 30% tổng số thu thuế nội địa, và có đến 82% trên tổng số thu là được khấu trừ tại nguồn. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân từ đất nước mặt trời mọc này cho thấy, tất cả các nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế đều được chi trả qua hệ thống ngân hàng, từ hệ thống này dữ liệu sẽ được nhập bằng máy tự động (OCR) rồi truyền về ngân hàng nhà nước.
Tại ngân hàng trung ương, các thông tin về thu nhập của người nộp thuế sẽ được giám sát bằng hệ thống (KSK) quản lý thông tin về thuế. Khi đó, cơ quan thuế chỉ việc “nhấp chuột” vào hệ thống này để kiểm tra, giám sát và thu thuế.
Thanh toán không dùng tiền mặt
Một chuyên gia trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân cho rằng, để Luật Thuế thu nhập cá nhân (dự kiến có hiệu lực thi hành vào năm 2009) thực sự đi vào cuộc sống thì phải nhanh chóng xây dựng chế độ thanh toán không dùng tiền mặt trong tất cả các loại giao dịch của nền kinh tế - xã hội.
Đó là việc xây dựng cơ sở dữ liệu đối tượng nộp thuế theo cơ chế thanh toán qua ngân hàng cho các loại thu nhập chịu thuế. Trong đó cần có sự hỗ trợ của hệ thống tài chính - ngân hàng nhà nước cũng như ngân hàng thương mại trong việc kiểm soát mã tài khoản của từng cá nhân, đồng thời sớm xây dựng thí điểm chương trình quản lý thuế thu nhập cá nhân bằng máy vi tính, thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm trợ giúp.
Có như thế, mọi thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp mới nằm trong “tầm ngắm” của cơ quan thuế, khi đó các nguồn thu nhập sẽ nhanh chóng được điều tiết và chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, các vấn đề về quản lý thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động cũng cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, trong đó đặc biệt là việc xử lý hoặc truy tố hình sự thật nghiêm khắc đối với hành vi trốn thuế, không khấu trừ thuế tại nguồn, không đăng ký kê khai thuế…
Bởi lâu nay, các vụ việc vi phạm thuế thu nhập cá nhân chưa được xử lý triệt để, thích đáng và số vụ án trốn thuế được đưa ra xét xử cũng không nhiều, nên không tạo được tính răn đe, cũng như nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ nộp thuế của mọi công dân sống và làm việc trong cộng đồng.
Và dường như cơ quan thuế đang không thể nắm những đối tượng có thu nhập cao mà "không tóc".
Quản bằng kỹ thuật số
Tới đây, cơ quan thuế sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp chế tài cụ thể đối với từng trường hợp ca sĩ, nghệ sĩ nếu vi phạm về nghĩa vụ thuế. Đặc biệt là sẽ chủ động điều tra, thu thập bằng chứng chính xác về thu nhập thực tế của các “sao” trong “bầu trời” hoạt động biểu diễn nghệ thuật…
Về việc tăng cường phối hợp, quản lý thu nhập của giới ca sĩ, nghệ sĩ, cơ quan thuế kiến nghị ngành văn hoá - thông tin nên có cơ chế quản lý bằng phương pháp “số hoá” đối với đối tượng nộp thuế này, như cơ quan thuế đang xây dựng và quản lý mã số thuế cá nhân.
Bởi đa phần ca sĩ, nghệ sĩ thường thay đổi nghệ danh và địa chỉ liên lạc nên gây khó khăn rất lớn cho ngành thuế trong việc tổng hợp dữ liệu liên quan.
Hơn nữa lâu nay, nguồn dữ liệu về cấp phép biểu diễn do cơ quan thông tin cung cấp cho ngành thuế còn hạn chế, tản mạn và là dữ liệu “thô”, thủ công, nên làm cho công tác thống kê, tổng hợp, phân tích kéo dài thời gian và kém hiệu quả.
Khấu trừ tại nguồn
Khấu trừ tại nguồn cũng là một giải pháp. Bằng chứng là trong gần ba tháng đầu năm 2007, Phòng Thuế thu nhập cá nhân (Cục Thuế Tp.HCM) đã tiếp nhận khoảng 800 hồ sơ cá nhân xin hoàn thuế, trong đó đã giải quyết được hơn 540 hồ sơ, với tổng số tiền đã thoái trả gần 1,4 tỉ đồng, so với cả năm 2006 chỉ có 124 hồ sơ cá nhân xin hoàn thuế và tổng số tiền đã thoái trả là 877 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thái Sơn - Trưởng phòng Thuế thu nhập cá nhân, sở dĩ có sự gia tăng này là do trong thời gian gần đây, một số cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập cho người lao động đã thực hiện tốt việc khấu trừ tại nguồn.
Ông Sơn khẳng định: “Chìa khoá của sự thành công trong việc quản lý và thu thuế thu nhập cá nhân là công tác khấu trừ tại nguồn. Do vậy, ở một số nơi như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, cơ quan quản lý thuế sẽ xử phạt rất nặng đối với những đơn vị nào không thực hiện khấu trừ tại nguồn khi chi trả thu nhập cho người lao động…”.
Ở Nhật Bản, số thu thuế thu nhập cá nhân hằng năm chiếm hơn 30% tổng số thu thuế nội địa, và có đến 82% trên tổng số thu là được khấu trừ tại nguồn. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân từ đất nước mặt trời mọc này cho thấy, tất cả các nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế đều được chi trả qua hệ thống ngân hàng, từ hệ thống này dữ liệu sẽ được nhập bằng máy tự động (OCR) rồi truyền về ngân hàng nhà nước.
Tại ngân hàng trung ương, các thông tin về thu nhập của người nộp thuế sẽ được giám sát bằng hệ thống (KSK) quản lý thông tin về thuế. Khi đó, cơ quan thuế chỉ việc “nhấp chuột” vào hệ thống này để kiểm tra, giám sát và thu thuế.
Thanh toán không dùng tiền mặt
Một chuyên gia trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân cho rằng, để Luật Thuế thu nhập cá nhân (dự kiến có hiệu lực thi hành vào năm 2009) thực sự đi vào cuộc sống thì phải nhanh chóng xây dựng chế độ thanh toán không dùng tiền mặt trong tất cả các loại giao dịch của nền kinh tế - xã hội.
Đó là việc xây dựng cơ sở dữ liệu đối tượng nộp thuế theo cơ chế thanh toán qua ngân hàng cho các loại thu nhập chịu thuế. Trong đó cần có sự hỗ trợ của hệ thống tài chính - ngân hàng nhà nước cũng như ngân hàng thương mại trong việc kiểm soát mã tài khoản của từng cá nhân, đồng thời sớm xây dựng thí điểm chương trình quản lý thuế thu nhập cá nhân bằng máy vi tính, thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm trợ giúp.
Có như thế, mọi thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp mới nằm trong “tầm ngắm” của cơ quan thuế, khi đó các nguồn thu nhập sẽ nhanh chóng được điều tiết và chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, các vấn đề về quản lý thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động cũng cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, trong đó đặc biệt là việc xử lý hoặc truy tố hình sự thật nghiêm khắc đối với hành vi trốn thuế, không khấu trừ thuế tại nguồn, không đăng ký kê khai thuế…
Bởi lâu nay, các vụ việc vi phạm thuế thu nhập cá nhân chưa được xử lý triệt để, thích đáng và số vụ án trốn thuế được đưa ra xét xử cũng không nhiều, nên không tạo được tính răn đe, cũng như nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ nộp thuế của mọi công dân sống và làm việc trong cộng đồng.