Thuế xuất khẩu trang sức dọa tăng, doanh nghiệp vàng “sốt vó”
Có thể nói, vào thời điểm này, xuất khẩu trang sức, mỹ nghệ là một “nguồn sống” quan trọng của các công ty kim hoàn
Trước kế hoạch tăng thuế xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ từ 0% hiện hành lên 2% của Bộ Tài chính, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đã gửi công văn lên cơ quan này, đề nghị giữ nguyên mức thuế suất hiện tại thêm một thời gian nữa.
Mới đây, Bộ Tài chính công bố dự thảo thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với vàng trang sức, mỹ nghệ. Dự thảo này quy định, các mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng vàng từ 95% trở lên sẽ phải chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu là 2% thay vì mức 0% như quy định hiện hành.
Để hưởng thuế suất 0%, các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phải có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng về hàm lượng vàng dưới 95%.
VGTA - tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp vàng bạc đá quý, cho rằng việc tăng thuế xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ vào thời điểm hiện nay sẽ tạo thêm khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngành kim hoàn.
“Kêu khó” với Bộ Tài chính, VGTA nhấn mạnh, mấy năm nay, các doanh nghiệp trong ngày này chưa được phép vay vốn tín dụng ngân hàng và cũng không được nhập khẩu vàng nguyên liệu để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Thay vào đó, để có vàng nguyên liệu đầu vào, các công ty kim hoàn phải mua vàng trôi nổi trên thị trường.
Chưa kể, ở mảng vàng miếng, thị trường từ năm ngoái tới năm nay khá ảm đạm do giá vàng quốc tế có những cú giảm sâu khó lường. Ngoài ra, với chính sách siết chặt quản lý thị trường vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp vàng không còn được sở hữu thương hiệu vàng miếng riêng và cũng không được kinh doanh vàng miếng rộng rãi như trước.
Có thể nói, vào thời điểm này, xuất khẩu trang sức, mỹ nghệ là một “nguồn sống” quan trọng của các công ty kim hoàn.
Trong bối cảnh giá vàng tại Việt Nam đang cao hơn khá nhiều so với giá vàng quốc tế, thì theo VTGA, việc tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ lên 2% sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam không thể xuất khẩu được mặt hàng này trong thời gian tới.
Chưa kể, khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì ngành vàng bạc đá quý Việt Nam sẽ còn chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn.
Nhìn ra thế giới, VGTA nhận đinh, các doanh nghiệp vàng bạc đá quý Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, hay Ấn Độ đang có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Ở các quốc gia này, thuế xuất khẩu hàng trang sức, mỹ nghệ là 0%, các doanh nghiệp được chủ động nhập khẩu nguồn nguyên liệu và sở hữu công nghệ chế tác tân tiến hơn.
Trong công văn, VGTA đã kiến nghị Bộ Tài chính áp dụng thuế suất xuất khẩu đối với các nhóm hàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng nhỏ hơn 99% là 0%, vì theo thông lệ quốc tế, loại vàng có hàm lượng thông thường này được coi như là vàng trang sức, mỹ nghệ.
Cũng theo kiến nghị, thuế suất xuất khẩu đối các nhóm hàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng lớn hơn 99% nên ở mức 0,5% nếu cơ quan quản lý Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu vàng có hàm lượng cao, bởi vì theo thông lệ quốc tế, vàng có hàm lượng trên 99% được coi như là vàng nguyên liệu.
Mới đây, Bộ Tài chính công bố dự thảo thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với vàng trang sức, mỹ nghệ. Dự thảo này quy định, các mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng vàng từ 95% trở lên sẽ phải chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu là 2% thay vì mức 0% như quy định hiện hành.
Để hưởng thuế suất 0%, các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phải có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng về hàm lượng vàng dưới 95%.
VGTA - tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp vàng bạc đá quý, cho rằng việc tăng thuế xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ vào thời điểm hiện nay sẽ tạo thêm khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngành kim hoàn.
“Kêu khó” với Bộ Tài chính, VGTA nhấn mạnh, mấy năm nay, các doanh nghiệp trong ngày này chưa được phép vay vốn tín dụng ngân hàng và cũng không được nhập khẩu vàng nguyên liệu để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Thay vào đó, để có vàng nguyên liệu đầu vào, các công ty kim hoàn phải mua vàng trôi nổi trên thị trường.
Chưa kể, ở mảng vàng miếng, thị trường từ năm ngoái tới năm nay khá ảm đạm do giá vàng quốc tế có những cú giảm sâu khó lường. Ngoài ra, với chính sách siết chặt quản lý thị trường vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp vàng không còn được sở hữu thương hiệu vàng miếng riêng và cũng không được kinh doanh vàng miếng rộng rãi như trước.
Có thể nói, vào thời điểm này, xuất khẩu trang sức, mỹ nghệ là một “nguồn sống” quan trọng của các công ty kim hoàn.
Trong bối cảnh giá vàng tại Việt Nam đang cao hơn khá nhiều so với giá vàng quốc tế, thì theo VTGA, việc tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ lên 2% sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam không thể xuất khẩu được mặt hàng này trong thời gian tới.
Chưa kể, khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì ngành vàng bạc đá quý Việt Nam sẽ còn chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn.
Nhìn ra thế giới, VGTA nhận đinh, các doanh nghiệp vàng bạc đá quý Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, hay Ấn Độ đang có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Ở các quốc gia này, thuế xuất khẩu hàng trang sức, mỹ nghệ là 0%, các doanh nghiệp được chủ động nhập khẩu nguồn nguyên liệu và sở hữu công nghệ chế tác tân tiến hơn.
Trong công văn, VGTA đã kiến nghị Bộ Tài chính áp dụng thuế suất xuất khẩu đối với các nhóm hàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng nhỏ hơn 99% là 0%, vì theo thông lệ quốc tế, loại vàng có hàm lượng thông thường này được coi như là vàng trang sức, mỹ nghệ.
Cũng theo kiến nghị, thuế suất xuất khẩu đối các nhóm hàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng lớn hơn 99% nên ở mức 0,5% nếu cơ quan quản lý Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu vàng có hàm lượng cao, bởi vì theo thông lệ quốc tế, vàng có hàm lượng trên 99% được coi như là vàng nguyên liệu.