Tiềm năng ngành công nghiệp chống lão hóa

Minh Nguyệt
Chia sẻ

Dân số già đang gia tăng nhanh chóng và sự tập trung đáng kể vào làm đẹp cá nhân đã thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm mỹ phẩm và y tế chống lão hóa. Khao khát kéo dài tuổi trẻ của nhân loại đã giúp tăng doanh thu cho thương hiệu và thúc đẩy các nghiên cứu khoa học...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khảo sát năm 2018 của Tập đoàn NPD Group cho thấy chưa đến 20% số nữ giới 18 - 24 tuổi quan tâm đến lão hóa da. Thế nhưng, khảo sát của Công ty The Benchmaking Company năm 2023, tức là sau 5 năm, cho thấy con số này đã tăng lên hơn 50% và phần lớn phụ nữ muốn được dùng một sản phẩm chống lão hóa hàng ngày. Dự báo cho thấy, tổng doanh số sản phẩm, dịch vụ chống lão hóa cho làn da trên toàn cầu sẽ đạt hơn 88 tỷ USD vào năm 2026, trở thành một thị trường vô cùng béo bở.

HỨA HẸN DOANH THU CHO NGÀNH MỸ PHẨM

“Sản phẩm chống lão hóa hiện không chỉ dành cho người già mà còn được cho là một quá trình đầu tư sắc đẹp từ khi còn trẻ”, Giám đốc Clare Vera của Công ty dự báo xu hướng WGSN (Anh) nhận định. Theo phân tích, Gen Z đang là nhóm khách hàng lớn nhất ưu tiên lựa chọn các sản phẩm trang điểm giàu thành phần chống lão hóa như giảm nếp nhăn và chỉ số chống nắng SPF cao. Nền tảng cung cấp thông tin bán lẻ Trendalytics cũng cho biết số lượt tìm kiếm của Gen Z về botox, chất làm đầy da và retinol đã tăng 63% trong năm nay.

Thế hệ Gen Z được cho là nhóm người tiêu dùng có nhận thức sâu sắc về quá trình lão hóa và sự tác động của các tác nhân ô nhiễm hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó. Rich Gersten, đồng sáng lập của True Beauty Ventures, cho biết nỗi lo lắng có phần thái quá này đã tạo cơ hội cho các thương hiệu chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe tiếp cận nhóm người tiêu dùng tiềm năng mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến. Theo Trendalytics, số lượng sản phẩm chăm sóc da hoặc làm đẹp có thành phần chống lão hóa đã tăng 10% trong hai năm qua.

Điển hình, Hãng mỹ phẩm E.l.f Beauty vốn tập trung vào nhóm khách hàng Gen Z đã ra mắt các dòng sản phẩm retinoid hồi năm ngoái. Bubble, một hãng mỹ phẩm khác, cũng tung ra loại kem mắt dành riêng cho lứa tuổi này vào tháng 11/2023. Các giải pháp như miếng dán giúp làm mờ nếp nhăn; miếng silicon chống nhăn... từ các thương hiệu như Dermaclara; dây đeo cằm nâng hàm; băng dán nâng cơ mặt NuFace hiện có mặt ở khắp mọi nơi.

Người tiêu dùng không ngừng mua những sản phẩm mà họ tin rằng sẽ giúp họ giữ lấy vẻ trẻ trung và cùng với đó là duy trì giá trị trong xã hội.
Người tiêu dùng không ngừng mua những sản phẩm mà họ tin rằng sẽ giúp họ giữ lấy vẻ trẻ trung và cùng với đó là duy trì giá trị trong xã hội.

Bên cạnh các sản phẩm bôi ngoài hay uống, Gen Z cũng ưa chuộng các loại thuốc tiêm vì chúng mang lại kết quả tức thì, trong đó botox là phương pháp vô cùng phổ biến. Một số phương pháp khác cũng được các bạn trẻ tìm đến như lột da, điều trị da bằng tia laser... Theo thống kê, hashtag #antiageing (chống lão hóa) hiện có tới 7,4 tỷ lượt xem trên TikTok, hay sản phẩm bộ lọc “Aged filter” (trẻ hóa) của nền tảng này ra mắt hồi đầu năm nay đã thu hút tới 24,5 triệu bài đăng, theo CNN.

Các thương hiệu đã nắm bắt tâm lý đó để thuyết phục người tiêu dùng rằng cách đúng đắn để ngăn ngừa lão hóa là sử dụng các sản phẩm mà họ bán. Với các tuyên bố và nghiên cứu, các thành phần hay công thức lần đầu xuất hiện, họ có thể đặt ra mức giá cao hơn cho những sản phẩm chống lão hóa. Mặt nạ phục hồi của thương hiệu chăm sóc da cao cấp Thụy Sĩ, La Prairie, với tên gọi Platinum Rare Haute Rejuvenation Mask, có giá lên tới 1,779 USD. Một chai serum 30ml chống lão hóa của nhà Dior, Le Nectar Premier, có giá là 860 USD. Dòng kem và sữa dưỡng chống lão hóa của Công ty mỹ phẩm Sisley Paris cũng có mức giá 940 USD mỗi chai.

Trong số đó, một số doanh nghiệp tiết lộ với Tạp chí Vogue Business rằng sản phẩm của họ thực tế chỉ đơn giản là ngăn chặn tổn thương da hoặc hỗ trợ tái tạo tế bào. Tuy nhiên, điều đó vẫn kích thích người tiêu dùng mua những sản phẩm mà họ tin rằng sẽ giúp họ giữ lấy vẻ trẻ trung và cùng với đó là duy trì giá trị trong xã hội. Thậm chí, trẻ em thuộc Gen Alpha (sinh sau năm 2010) cũng đang yêu cầu phụ huynh mua các sản phẩm chăm sóc da có chức năng chống lão hóa. Josie O’Brien, Giám đốc nghiên cứu tiêu dùng của Công ty phân tích Kantar, khẳng định: “Chống lão hóa là một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng và mang lại doanh thu khổng lồ”...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 24-2024 phát hành ngày 10/6/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Tiềm năng ngành công nghiệp chống lão hóa - Ảnh 1

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con