Tiêu chí nào cắt giảm chi tiêu công?
“Chúng ta không thể áp đặt buộc giảm cái này hay cái kia, mà các bộ ngành, địa phương tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể để chủ động rà soát”
“Chúng ta không thể áp đặt buộc giảm cái này hay cái kia, mà các bộ ngành, địa phương tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể để chủ động rà soát”.
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trong cuộc trao đổi với chúng tôi, xung quanh việc tiết giảm chi tiêu công để kiềm chế lạm phát.
Thưa ông, nhằm kiềm chế lạm phát, Chính phủ đặt vấn đề phải tiết giảm chi tiêu công. Cụ thể, phải tiết giảm khu vực nào?
Chi tiêu công bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư. Chính phủ chủ trương trong tình hình hiện nay, chúng ta phải giảm chi tiêu công, trong đó có chi dùng thường xuyên. Chi thường xuyên gồm: chi hành chính sự nghiệp, chi tiếp khách, chi mừng sự kiện này kia...
Nhưng đối với đầu tư khu vực công thì Chính phủ chưa đặt vấn đề giảm chi, nhất là khu vực ngân sách Nhà nước. Tổng mức đầu tư ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thông qua thì phải giữ tổng mức đó. Tuy nhiên, hiện nay giá cả đang leo thang, trong khi khối lượng vốn không thay đổi và tất yếu, không thể nào hoàn thành khối lượng công việc như ban đầu đã định ra.
Trước tình hình này, các bộ ngành, địa phương phải chủ động rà soát danh mục dự án để cắt giảm hoặc tạm dừng đầu tư. Theo đó, những công trình chưa cấp thiết thì dừng lại chưa triển khai, những công trình đang triển khai dở dang, hiệu quả cao thì ưu tiên dồn vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.
Vậy còn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước thì tiết giảm như thế nào?
Trong thời gian qua, tổng dư nợ tín dụng cho đầu tư tăng trưởng quá lớn. Thông thường, tiền lệ tăng trưởng dư nợ nói trên chỉ nằm trong khoảng từ 26 - 30% nhưng năm 2007, đã tăng ở mức 53,88%!
Trong quý 1/2008, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp giảm tổng dư nợ tín dụng nhưng vẫn tăng 10,8%, trong khi bình thường như quý 2/2007 chỉ tăng 5,04%. Vì thế, Chính phủ yêu cầu khu vực đầu tư công có liên quan đến nguồn vốn Nhà nước, phải rà soát và xem lại, nhất là đối với đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty 90 – 91.
Theo đó, những đầu tư nào có hiệu quả và cần thiết cho nền kinh tế thì tiếp tục. Chẳng hạn đầu tư dự án điện, sản xuất than, xi măng... thì không thể cắt giảm, còn đầu tư bất động sản phải xem xét vì thời gian qua, vốn giải ngân vào khu vực này cũng nhiều.
Hay như, đầu tư vào một số khu công nghiệp Nhà nước, dự án sản xuất boxit hay dự án bảo tàng... trong tương lai thì cần nhưng trước mắt đã cần chưa? Vì thế, các bộ ngành, địa phương phải ngồi lại với nhau để rà soát từng dự án.
Tiêu chí để rà soát, “xem lại” và tiết giảm chi tiêu công, trong đó có đầu tư công là gì, thưa ông?
Tiêu chí ở đây là: chúng ta không thể áp đặt buộc giảm cái này hay cái kia mà các bộ ngành, địa phương tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể để chủ động rà soát.
Ví dụ: ở miền núi thì không thể cắt giảm đầu tư đường sá, trường trạm, bệnh viện... hay chương trình 135, xóa đói giảm nghèo mà phải đảm bảo đủ nguồn vốn để họ làm. Hoặc đối với những tỉnh đồng bằng sông Hồng thì vấn đề thủy lợi là quan trọng và không thể cắt giảm được.
Với tinh thần đó, Chính phủ muốn tạo ra sự chủ động từ các địa phương là chính. Bây giờ ngân sách đã phân cấp rồi, hội đồng nhân dân các cấp phải chủ động, Chính phủ bảo đảm không giảm tổng số vốn đã duyệt nhưng vì giá cả tăng nên khối lượng công trình phải giảm.
Còn việc giảm như thế nào thì địa phương phải chủ động.
Thưa Bộ trưởng, sẽ khó tránh khỏi tình trạng các bộ ngành, địa phương đều cho rằng các dự án do mình chủ quản là “ưu tiên số 1” và không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng. Xử lý vấn đề này như thế nào?
Không được. Phải thấy là vốn đầu tư tín dụng đã giao cho ngân hàng rồi. Ngân hàng sẽ tính toán hiệu quả cụ thể từng dự án để cho vay. Chính phủ đã yêu cầu ngân hàng không được tăng tổng mức dư nợ cho vay đầu tư của nền kinh tế thì các ngân hàng phải tự xem xét.
Do đó, đối với những dự án thu hồi vốn kém, đương nhiên họ sẽ tự động không giải ngân.
Mặt khác, không ai có thể khẳng định một cách chủ quan rằng, dự án của tôi là cần thiết và phải ưu tiên trước hết. Vai trò của bộ quản lý ngành trong vấn đề này rất quan trọng.
Khá nhiều doanh nghiệp Nhà nước dồn tới 37% nguồn vốn của mình để đầu tư vào tài chính, ngân hàng, bất động sản. Điều này có thực sự nguy hiểm khi nền kinh tế đang lạm phát và hệ thống tài chính tiền tệ đang “có vấn đề”?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa đưa ra con số này nhưng theo tôi, đầu tư ngoài rất nguy hiểm. Nếu lợi nhuận trước mắt cao, các tập đoàn và tổng công ty sẽ bỏ nhiệm vụ chính của họ. Phải thấy rằng, khi Chính phủ cho phép thành lập các tập đoàn, tổng công ty này là để kinh doanh các ngành hàng mà Chính phủ đã hoạch định từ trước.
Nếu tỷ trọng đầu tư ngoài lớn sẽ xảy ra hai hiện tượng: một là, bỏ rơi và không đảm đương được nhiệm vụ trọng tâm mà Nhà nước đã giao cho. Hai là, đầu tư chéo nhau và đầu tư chéo trong hệ thống ngân hàng.
Kinh nghiệm tại một số nước trong khu vực khi xảy ra khủng hoảng kinh tế 1997 - 1998 cho thấy, nếu nền kinh tế xảy ra khủng hoàng, sẽ rất khó kiểm soát đổ vỡ tài chính từ các tập đoàn này.
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trong cuộc trao đổi với chúng tôi, xung quanh việc tiết giảm chi tiêu công để kiềm chế lạm phát.
Thưa ông, nhằm kiềm chế lạm phát, Chính phủ đặt vấn đề phải tiết giảm chi tiêu công. Cụ thể, phải tiết giảm khu vực nào?
Chi tiêu công bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư. Chính phủ chủ trương trong tình hình hiện nay, chúng ta phải giảm chi tiêu công, trong đó có chi dùng thường xuyên. Chi thường xuyên gồm: chi hành chính sự nghiệp, chi tiếp khách, chi mừng sự kiện này kia...
Nhưng đối với đầu tư khu vực công thì Chính phủ chưa đặt vấn đề giảm chi, nhất là khu vực ngân sách Nhà nước. Tổng mức đầu tư ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thông qua thì phải giữ tổng mức đó. Tuy nhiên, hiện nay giá cả đang leo thang, trong khi khối lượng vốn không thay đổi và tất yếu, không thể nào hoàn thành khối lượng công việc như ban đầu đã định ra.
Trước tình hình này, các bộ ngành, địa phương phải chủ động rà soát danh mục dự án để cắt giảm hoặc tạm dừng đầu tư. Theo đó, những công trình chưa cấp thiết thì dừng lại chưa triển khai, những công trình đang triển khai dở dang, hiệu quả cao thì ưu tiên dồn vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.
Vậy còn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước thì tiết giảm như thế nào?
Trong thời gian qua, tổng dư nợ tín dụng cho đầu tư tăng trưởng quá lớn. Thông thường, tiền lệ tăng trưởng dư nợ nói trên chỉ nằm trong khoảng từ 26 - 30% nhưng năm 2007, đã tăng ở mức 53,88%!
Trong quý 1/2008, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp giảm tổng dư nợ tín dụng nhưng vẫn tăng 10,8%, trong khi bình thường như quý 2/2007 chỉ tăng 5,04%. Vì thế, Chính phủ yêu cầu khu vực đầu tư công có liên quan đến nguồn vốn Nhà nước, phải rà soát và xem lại, nhất là đối với đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty 90 – 91.
Theo đó, những đầu tư nào có hiệu quả và cần thiết cho nền kinh tế thì tiếp tục. Chẳng hạn đầu tư dự án điện, sản xuất than, xi măng... thì không thể cắt giảm, còn đầu tư bất động sản phải xem xét vì thời gian qua, vốn giải ngân vào khu vực này cũng nhiều.
Hay như, đầu tư vào một số khu công nghiệp Nhà nước, dự án sản xuất boxit hay dự án bảo tàng... trong tương lai thì cần nhưng trước mắt đã cần chưa? Vì thế, các bộ ngành, địa phương phải ngồi lại với nhau để rà soát từng dự án.
Tiêu chí để rà soát, “xem lại” và tiết giảm chi tiêu công, trong đó có đầu tư công là gì, thưa ông?
Tiêu chí ở đây là: chúng ta không thể áp đặt buộc giảm cái này hay cái kia mà các bộ ngành, địa phương tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể để chủ động rà soát.
Ví dụ: ở miền núi thì không thể cắt giảm đầu tư đường sá, trường trạm, bệnh viện... hay chương trình 135, xóa đói giảm nghèo mà phải đảm bảo đủ nguồn vốn để họ làm. Hoặc đối với những tỉnh đồng bằng sông Hồng thì vấn đề thủy lợi là quan trọng và không thể cắt giảm được.
Với tinh thần đó, Chính phủ muốn tạo ra sự chủ động từ các địa phương là chính. Bây giờ ngân sách đã phân cấp rồi, hội đồng nhân dân các cấp phải chủ động, Chính phủ bảo đảm không giảm tổng số vốn đã duyệt nhưng vì giá cả tăng nên khối lượng công trình phải giảm.
Còn việc giảm như thế nào thì địa phương phải chủ động.
Thưa Bộ trưởng, sẽ khó tránh khỏi tình trạng các bộ ngành, địa phương đều cho rằng các dự án do mình chủ quản là “ưu tiên số 1” và không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng. Xử lý vấn đề này như thế nào?
Không được. Phải thấy là vốn đầu tư tín dụng đã giao cho ngân hàng rồi. Ngân hàng sẽ tính toán hiệu quả cụ thể từng dự án để cho vay. Chính phủ đã yêu cầu ngân hàng không được tăng tổng mức dư nợ cho vay đầu tư của nền kinh tế thì các ngân hàng phải tự xem xét.
Do đó, đối với những dự án thu hồi vốn kém, đương nhiên họ sẽ tự động không giải ngân.
Mặt khác, không ai có thể khẳng định một cách chủ quan rằng, dự án của tôi là cần thiết và phải ưu tiên trước hết. Vai trò của bộ quản lý ngành trong vấn đề này rất quan trọng.
Khá nhiều doanh nghiệp Nhà nước dồn tới 37% nguồn vốn của mình để đầu tư vào tài chính, ngân hàng, bất động sản. Điều này có thực sự nguy hiểm khi nền kinh tế đang lạm phát và hệ thống tài chính tiền tệ đang “có vấn đề”?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa đưa ra con số này nhưng theo tôi, đầu tư ngoài rất nguy hiểm. Nếu lợi nhuận trước mắt cao, các tập đoàn và tổng công ty sẽ bỏ nhiệm vụ chính của họ. Phải thấy rằng, khi Chính phủ cho phép thành lập các tập đoàn, tổng công ty này là để kinh doanh các ngành hàng mà Chính phủ đã hoạch định từ trước.
Nếu tỷ trọng đầu tư ngoài lớn sẽ xảy ra hai hiện tượng: một là, bỏ rơi và không đảm đương được nhiệm vụ trọng tâm mà Nhà nước đã giao cho. Hai là, đầu tư chéo nhau và đầu tư chéo trong hệ thống ngân hàng.
Kinh nghiệm tại một số nước trong khu vực khi xảy ra khủng hoảng kinh tế 1997 - 1998 cho thấy, nếu nền kinh tế xảy ra khủng hoàng, sẽ rất khó kiểm soát đổ vỡ tài chính từ các tập đoàn này.