TP.HCM bàn giao trước 4,5 ha đất quốc phòng, gấp rút khởi công nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Anh Tú
Chia sẻ

Văn phòng UBND TP. HCM vừa có văn bản về việc bàn giao trước phần diện tích khoảng 4,5ha đất trống cho ACV để triển khai dự án nhà ga hành khách T3. Đồng thời, đề nghị các đơn vị liên quan gấp rút bồi thường, giải phóng mặt bằng một số công trình quanh khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất...

ACV sẽ nhận bàn giao đầy đủ mặt bằng dự án trong tháng 11 để có thể thi công đại trà các hạng mục của dự án.
ACV sẽ nhận bàn giao đầy đủ mặt bằng dự án trong tháng 11 để có thể thi công đại trà các hạng mục của dự án.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa có chỉ đạo về công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa; tiến độ triển khai các dự án kết nối sân bay Tân Sơn Nhất.

Trước đó, TP.HCM lên kế hoạch thu hồi 16,05ha đất quốc phòng, chia làm 2 đợt trong tháng 10 để làm dự án ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc trong thủ tục bàn giao mặt bằng khiến thành phố chưa thể thực hiện.

Do đó, ACV vẫn chưa nhận được mặt bằng để khởi công dự án nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Tại văn bản này, UBND quận Tân Bình cần sớm hoàn chỉnh hồ sơ ban hành quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ của dự án gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.

 

Theo đó, đối với dự án nhà ga hành khách T3, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Quân chủng Phòng không - không quân và các cơ quan liên quan tổ chức tiếp nhận, bàn giao ngay phần diện tích khoảng 4,5ha đất trống (trong tổng số 16,05ha cần thu hồi) cho Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để triển khai thực hiện dự án.

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố thẩm định trình UBND thành phố xem xét trước ngày 20/11. Sở Tài chính được giao hướng dẫn UBND quận Tân Bình thực hiện thủ tục phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ của dự án theo quy định.

Đối với dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa kết nối giao thông với nhà ga T3, Sở Quy hoạch - Kiến trúc tham mưu cho UBND thành phố báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tại khu đất dự kiến bố trí tái định cư của dự án.

Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc với các đơn vị của Bộ Quốc phòng về nội dung hoán đổi đất đối với phần diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án theo đúng thẩm quyền và quy định.

Đồng thời, giao Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố làm việc với Kho bạc Nhà nước và các đơn vị có liên quan để thống nhất phương án giải ngân kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.

Bên cạnh đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND quận Tân Bình tổng hợp các nội dung khó khăn, vướng mắc trình UBND thành phố báo cáo cần báo cáo xin ý kiến Bộ Quốc phòng, về bàn giao phần diện tích phát sinh liên quan đến Công ty Cổ phần dệt may 7 và Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tây Nam của Quân khu 7 bị ảnh hưởng bởi dự án.

Đồng thời, kiến nghị cơ chế ủy quyền để quyết định nhanh đối với công tác bàn giao đất quốc phòng do các đơn vị đang quản lý, sử dụng; chỉ đạo đơn vị có thẩm quyền khẩn trương cung cấp hồ sơ và xác định tài sản trên đất do đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh.

Với dự án nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP chủ trì, phối hợp với UBND quận Tân Bình, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố khẩn trương rà soát các vướng mắc, báo cáo trước ngày 20/11/2022 để xem xét chỉ đạo thực hiện đồng bộ với tiến độ xây dựng nhà ga T3.

Với dự án cải tạo đường Cộng Hòa, đoạn từ hẻm số 2 Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long (quận Tân Bình), giao UBND quận Tân Bình khẩn trương hoàn tất công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 20/11.

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đảm bảo hoàn thành trước ngày 20/1/2023.

 

Nhà gà T3 sân bay Tân Sơn Nhất được Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư 2 năm trước với kinh phí gần 11.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn của Tổng công ty hàng không (ACV).

Nhà ga có quy mô 20 triệu khách mỗi năm, khi công trình hoàn thành, cùng với hai ga hiện hữu T1 và T2 nâng tổng công suất khai thác ở sân bay lên 50 triệu khách. Trước đó, ga T3 dự kiến khởi công từ cuối năm ngoái nhưng do vướng mắc thủ tục trong việc thu hồi đất nên chưa triển khai.

Đây là dự án trọng điểm của Bộ Giao thông vận tải và TP.HCM giai đoạn (2021-2025), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố và các tỉnh phía Nam.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con