Triển khai 4G, sao Việt Nam không là “chim đầu đàn”?
Viettel đã cung cấp thí điểm 4G tại Campuchia và Lào, tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn sẽ cân nhắc
Tại một hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy hoạch tổng thể 4G tại Việt Nam và kinh nghiệm triển khai 4G tại các nước khác” diễn ra tại Hà Nội mới đây, hầu hết các nhà sản xuất quốc tế đều “khuyên” Việt Nam nên triển khai sớm công nghệ 4G, khi mọi yếu tố đã hội tụ đủ.
Nhà sản xuất sốt ruột
4G, viết tắt của “fourth-generation”, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1,5 Gb/giây, tức gấp rất nhiều lần công nghệ 3G hiện tại.
Ông Mantosh Malhotra, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Qualcomm - tập đoàn sản xuất chip di động lớn nhất thế giới, cho biết, 4G đang tăng trưởng rất mạnh trên toàn cầu, trong bối cảnh có hơn 7 tỉ thiết bị di động, hơn 3,6 tỉ người dùng và khoảng 500 triệu thuê bao 4G LTE.
Theo ông, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để triển khai 4G vì số lượng thiết bị có tích hợp 4G hiện phát triển rất nhiều và ngày càng rẻ. Trong khi đó 3G hiện nay đôi lúc quá tải và khó có thể tải dữ liệu một cách nhanh chóng.
“Việt Nam không nên trì hoãn triển khai 4G, chậm chân hơn các nước khác trong khu vực”, vị Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Qualcomm nói.
Đến từ Hàn Quốc, ông Dae Young Kim, Phó chủ tịch cấp cao của tập đoàn Samsung, cho rằng, 4G đang là miếng bánh lớn hơn 3G rất nhiều.
Nhờ tốc độ gấp nhiều lần so với 3G nên tại Hàn Quốc, số người sử dụng 4G hiện cũng nhiều hơn nhiều 3G, với khoảng 8 triệu người, ông nói.
Nhìn nhận Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng về viễn thông và công nghệ thông tin, ông Dae Young Kim hy vọng, 4G sẽ sớm trở thành thực tế tại Việt Nam.
Một trong những nhà cung cấp thiết bị hạ tầng mạng hàng đầu là Ericsson cũng cho rằng Việt Nam là thị trường thực sự tiềm năng và cần thiết phải triển khai sớm 4G. Theo đại diện của hãng này, trong lúc chờ được cấp phép những băng tần mới, thì trong năm nay, với những băng tần chưa sử dụng hết công suất có thể nên tận dụng để triển khai 4G.
Công ty này đưa ra dự báo, trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của 4G, đến năm 2020, trên thế giới sẽ có 3,5 tỷ thuê bao 4G, tương đương 70% dân số toàn cầu tại thời điểm đó.
Lộ trình phải “hài hòa”
Ông Lê Văn Tuấn, Phó cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, thời gian qua, rất nhiều nhà sản xuất cung cấp hạ tầng thiết bị thường xuyên đặt câu hỏi tới nhà quản lý rằng, tại sao Việt Nam lại không đi đầu trong triển khai 4G, tại sao Việt Nam lại chậm trễ như vậy, tại sao Việt Nam không là “chim đầu đàn”, cần phát triển 4G sớm ngày nào tốt ngày đấy...
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, nhiều năm trước Bộ đã cũng thảo luận về việc triển khai các công nghệ mới, trong đó có 4G, và cũng đặt vấn đề “Việt Nam có nên là chim đầu đàn 4G không” chứ không phải đợi đến lúc các nhà sản xuất “sốt ruột hối thúc mách nước cho Việt Nam”.
Theo ông, quan điểm của Bộ trong việc triển khai cấp phép 4G là bắt buộc phải theo các nguyên tắc cung cấp dải tần số đúng thời điểm, đúng nhu cầu của thị trường và thiết bị đầu cuối đủ lớn, đặc biệt là phải đảm bảo lợi ích hài hòa cho toàn xã hội.
Với các nhà cung cấp thiết bị hạ tầng, đương nhiên là việc triển khai 4G càng sớm càng tốt. Nhưng, theo nhìn nhận, đánh giá từ các chuyên gia và cơ quan quản lý, thì hiện tại và 1-2 năm tới, việc triển khai 4G mới bắt đầu phù hợp.
Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, mạng 4G LTE đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Với ưu thế vượt bậc về khả năng cung cấp các dịch vụ truy nhập tốc độ cao, cùng với xu hướng dần phổ cập các thiết bị đầu cuối, có thể khẳng định mạng 4G LTE sẽ là xu hướng phát triển chủ đạo của viễn thông thế giới trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, triển khai 4G tại Việt Nam sao cho hiệu quả, bền vững là một vấn đề cần được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng.
Ông nói, trước mắt, trong năm 2015 này, các nhà mạng sẽ tiến hành thử nghiệm băng tần 1.800 MHz và sang năm 2016, cơ quan quản lý sẽ tiến hành cấp phép chính thức 4G dưới hình thức đấu thầu.
Mặc dù nhìn nhận cơ bản về mặt công nghệ đã đáp ứng được yêu cầu, nhưng một số doanh nghiệp viễn thông cũng cho rằng, từ góc độ thị trường, triển khai 4G quan trọng nhất là bài toán kinh doanh, đồng thời còn phải tính đến nhiều yếu tố khác.
Trong đó, giá bán thiết bị đầu cuối vẫn còn cao so với thu nhập bình quân của người Việt, dù thị trường sản phẩm này ngày càng đa dạng và giá rẻ hơn.
Ông Hồ Chí Dũng, Trưởng phòng Kỹ thuật của Viettel cho biết, hiện nhà mạng này đã cung cấp thí điểm 4G tại Campuchia và Lào. Tuy nhiên, theo ông, tại Việt Nam, Viettel sẽ cân nhắc việc có triển khai 4G trên diện rộng tại hay không.
Nhà sản xuất sốt ruột
4G, viết tắt của “fourth-generation”, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1,5 Gb/giây, tức gấp rất nhiều lần công nghệ 3G hiện tại.
Ông Mantosh Malhotra, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Qualcomm - tập đoàn sản xuất chip di động lớn nhất thế giới, cho biết, 4G đang tăng trưởng rất mạnh trên toàn cầu, trong bối cảnh có hơn 7 tỉ thiết bị di động, hơn 3,6 tỉ người dùng và khoảng 500 triệu thuê bao 4G LTE.
Theo ông, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để triển khai 4G vì số lượng thiết bị có tích hợp 4G hiện phát triển rất nhiều và ngày càng rẻ. Trong khi đó 3G hiện nay đôi lúc quá tải và khó có thể tải dữ liệu một cách nhanh chóng.
“Việt Nam không nên trì hoãn triển khai 4G, chậm chân hơn các nước khác trong khu vực”, vị Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Qualcomm nói.
Đến từ Hàn Quốc, ông Dae Young Kim, Phó chủ tịch cấp cao của tập đoàn Samsung, cho rằng, 4G đang là miếng bánh lớn hơn 3G rất nhiều.
Nhờ tốc độ gấp nhiều lần so với 3G nên tại Hàn Quốc, số người sử dụng 4G hiện cũng nhiều hơn nhiều 3G, với khoảng 8 triệu người, ông nói.
Nhìn nhận Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng về viễn thông và công nghệ thông tin, ông Dae Young Kim hy vọng, 4G sẽ sớm trở thành thực tế tại Việt Nam.
Một trong những nhà cung cấp thiết bị hạ tầng mạng hàng đầu là Ericsson cũng cho rằng Việt Nam là thị trường thực sự tiềm năng và cần thiết phải triển khai sớm 4G. Theo đại diện của hãng này, trong lúc chờ được cấp phép những băng tần mới, thì trong năm nay, với những băng tần chưa sử dụng hết công suất có thể nên tận dụng để triển khai 4G.
Công ty này đưa ra dự báo, trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của 4G, đến năm 2020, trên thế giới sẽ có 3,5 tỷ thuê bao 4G, tương đương 70% dân số toàn cầu tại thời điểm đó.
Lộ trình phải “hài hòa”
Ông Lê Văn Tuấn, Phó cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, thời gian qua, rất nhiều nhà sản xuất cung cấp hạ tầng thiết bị thường xuyên đặt câu hỏi tới nhà quản lý rằng, tại sao Việt Nam lại không đi đầu trong triển khai 4G, tại sao Việt Nam lại chậm trễ như vậy, tại sao Việt Nam không là “chim đầu đàn”, cần phát triển 4G sớm ngày nào tốt ngày đấy...
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, nhiều năm trước Bộ đã cũng thảo luận về việc triển khai các công nghệ mới, trong đó có 4G, và cũng đặt vấn đề “Việt Nam có nên là chim đầu đàn 4G không” chứ không phải đợi đến lúc các nhà sản xuất “sốt ruột hối thúc mách nước cho Việt Nam”.
Theo ông, quan điểm của Bộ trong việc triển khai cấp phép 4G là bắt buộc phải theo các nguyên tắc cung cấp dải tần số đúng thời điểm, đúng nhu cầu của thị trường và thiết bị đầu cuối đủ lớn, đặc biệt là phải đảm bảo lợi ích hài hòa cho toàn xã hội.
Với các nhà cung cấp thiết bị hạ tầng, đương nhiên là việc triển khai 4G càng sớm càng tốt. Nhưng, theo nhìn nhận, đánh giá từ các chuyên gia và cơ quan quản lý, thì hiện tại và 1-2 năm tới, việc triển khai 4G mới bắt đầu phù hợp.
Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, mạng 4G LTE đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Với ưu thế vượt bậc về khả năng cung cấp các dịch vụ truy nhập tốc độ cao, cùng với xu hướng dần phổ cập các thiết bị đầu cuối, có thể khẳng định mạng 4G LTE sẽ là xu hướng phát triển chủ đạo của viễn thông thế giới trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, triển khai 4G tại Việt Nam sao cho hiệu quả, bền vững là một vấn đề cần được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng.
Ông nói, trước mắt, trong năm 2015 này, các nhà mạng sẽ tiến hành thử nghiệm băng tần 1.800 MHz và sang năm 2016, cơ quan quản lý sẽ tiến hành cấp phép chính thức 4G dưới hình thức đấu thầu.
Mặc dù nhìn nhận cơ bản về mặt công nghệ đã đáp ứng được yêu cầu, nhưng một số doanh nghiệp viễn thông cũng cho rằng, từ góc độ thị trường, triển khai 4G quan trọng nhất là bài toán kinh doanh, đồng thời còn phải tính đến nhiều yếu tố khác.
Trong đó, giá bán thiết bị đầu cuối vẫn còn cao so với thu nhập bình quân của người Việt, dù thị trường sản phẩm này ngày càng đa dạng và giá rẻ hơn.
Ông Hồ Chí Dũng, Trưởng phòng Kỹ thuật của Viettel cho biết, hiện nhà mạng này đã cung cấp thí điểm 4G tại Campuchia và Lào. Tuy nhiên, theo ông, tại Việt Nam, Viettel sẽ cân nhắc việc có triển khai 4G trên diện rộng tại hay không.