Triều Tiên đối mặt đợt hạn hán nghiêm trọng nhất 100 năm
“Trận hạn hán tồi tệ nhất trong 100 năm ở Triều Tiên đang gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp”, KCNA cho hay
Triều Tiên cho biết nước này đang phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 1 thế kỷ. Trận đại hạn này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực ở quốc gia mà Liên hiệp quốc nói là 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc vì thiếu dinh dưỡng.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 16/6 cho biết, các ruộng lúa ở nước này, bao gồm hai khu vực sản xuất lúa chính là Hwanghae và Phyongan, đang cạn khô do thiếu mưa.
“Trận hạn hán tồi tệ nhất trong 100 năm ở Triều Tiên đang gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp”, KCNA cho hay.
Theo hãng tin Reuters, sản xuất nông nghiệp ở Triều Tiên thường gặp hạn hán hoặc lũ lụt vào mùa hè. Tuy vậy, Bình Nhưỡng đã hạn chế thiệt hại đối với mùa màng bằng cách cập nhật cho người dân các phương pháp canh tác khác hoặc chuyển sang các loại cây trồng khác thay cho lúa.
Đại sứ Đan Mạch tại Hàn Quốc và Triều Tiên, người vừa tới thăm Triều Tiên vào cuối tháng trước, cho biết đã chứng kiến những nỗ lực chống hạn của người dân nước này trên các cánh đồng.
“Thiếu nước đã gây thiệt hại lớn cho vụ lúa xuân”, ông Lehman nói. Vị đại sứ này cũng đã trao đổi với giới chức Liên hiệp quốc về đại hạn ở Triều Tiên. Lượng mưa thấp trong năm 2014 là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hạn hán ở nước này.
Bình Nhưỡng đã phát động một chiến dịch huy động người dân hỗ trợ các trang trại, đồng thời sử dụng máy bơm di động chạy bằng dầu diesel và ống dẫn dài để bơm nước vào các cánh đồng.
“Các nhà quản lý trang trại cho biết đã được đào tạo về kỹ thuật trồng lúa trên cạn và các biện pháp khác mà họ đang thử để đảm bảo giữ nước”, bà Linda Lewis thuộc Ủy ban Những người bạn Mỹ, một nhóm chuyên về các dự án nông nghiệp ở Triều Tiên, cho biết.
Vào thập niên 1990, nạn đói đã xảy ra ở Triều Tiên và nước này khi đó phải phụ thuộc vào nguồn lương thực do quốc tế viện trợ. Trong những năm gần đây, nguồn viện trợ từ bên ngoài cho Triều Tiên giảm mạnh do nước này áp dụng các biện pháp hạn chế đối với nhân viên của các tổ chức nhân đạo và không muốn cho phép giám sát việc phân phối lương thực.
Hồi tháng 4 vừa qua, Liên hiệp quốc kêu gọi dành 111 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên trong năm nay. Tuy vậy, cơ quan này cho biết số vốn huy động được đến nay còn cách mục tiêu đề ra một khoảng rất xa.
Ngân sách cho các tổ chức của Liên hiệp quốc ở Triều Tiên đã giảm xuống còn chưa đầy 50 triệu USD trong năm 2014, từ mức 300 triệu USD vào năm 2004.
Đầu tháng này, Bình Nhưỡng đưa ra hai tranh cổ động và khẩu hiệu mới về chống hạn. “Hãy huy động quần chúng và dồn sức chiến đấu chống hạn”, một khẩu hiệu viết dưới một bức tranh cổ động vẽ một người nông dân đang mỉm cười nhìn về phía cánh đồng nơi có những người công nhân mang cờ đỏ và vác cuốc.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 16/6 cho biết, các ruộng lúa ở nước này, bao gồm hai khu vực sản xuất lúa chính là Hwanghae và Phyongan, đang cạn khô do thiếu mưa.
“Trận hạn hán tồi tệ nhất trong 100 năm ở Triều Tiên đang gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp”, KCNA cho hay.
Theo hãng tin Reuters, sản xuất nông nghiệp ở Triều Tiên thường gặp hạn hán hoặc lũ lụt vào mùa hè. Tuy vậy, Bình Nhưỡng đã hạn chế thiệt hại đối với mùa màng bằng cách cập nhật cho người dân các phương pháp canh tác khác hoặc chuyển sang các loại cây trồng khác thay cho lúa.
Đại sứ Đan Mạch tại Hàn Quốc và Triều Tiên, người vừa tới thăm Triều Tiên vào cuối tháng trước, cho biết đã chứng kiến những nỗ lực chống hạn của người dân nước này trên các cánh đồng.
“Thiếu nước đã gây thiệt hại lớn cho vụ lúa xuân”, ông Lehman nói. Vị đại sứ này cũng đã trao đổi với giới chức Liên hiệp quốc về đại hạn ở Triều Tiên. Lượng mưa thấp trong năm 2014 là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hạn hán ở nước này.
Bình Nhưỡng đã phát động một chiến dịch huy động người dân hỗ trợ các trang trại, đồng thời sử dụng máy bơm di động chạy bằng dầu diesel và ống dẫn dài để bơm nước vào các cánh đồng.
“Các nhà quản lý trang trại cho biết đã được đào tạo về kỹ thuật trồng lúa trên cạn và các biện pháp khác mà họ đang thử để đảm bảo giữ nước”, bà Linda Lewis thuộc Ủy ban Những người bạn Mỹ, một nhóm chuyên về các dự án nông nghiệp ở Triều Tiên, cho biết.
Vào thập niên 1990, nạn đói đã xảy ra ở Triều Tiên và nước này khi đó phải phụ thuộc vào nguồn lương thực do quốc tế viện trợ. Trong những năm gần đây, nguồn viện trợ từ bên ngoài cho Triều Tiên giảm mạnh do nước này áp dụng các biện pháp hạn chế đối với nhân viên của các tổ chức nhân đạo và không muốn cho phép giám sát việc phân phối lương thực.
Hồi tháng 4 vừa qua, Liên hiệp quốc kêu gọi dành 111 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên trong năm nay. Tuy vậy, cơ quan này cho biết số vốn huy động được đến nay còn cách mục tiêu đề ra một khoảng rất xa.
Ngân sách cho các tổ chức của Liên hiệp quốc ở Triều Tiên đã giảm xuống còn chưa đầy 50 triệu USD trong năm 2014, từ mức 300 triệu USD vào năm 2004.
Đầu tháng này, Bình Nhưỡng đưa ra hai tranh cổ động và khẩu hiệu mới về chống hạn. “Hãy huy động quần chúng và dồn sức chiến đấu chống hạn”, một khẩu hiệu viết dưới một bức tranh cổ động vẽ một người nông dân đang mỉm cười nhìn về phía cánh đồng nơi có những người công nhân mang cờ đỏ và vác cuốc.