Trốn ra nước ngoài, cựu Thủ tướng Yingluck vẫn bị kết án 5 năm tù
Bản án được công bố bất chấp sự vắng mặt của bà Yingluck - người bị cho là đã bỏ trốn sang Dubai
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 27/9 đã bị Tòa án Tối cao nước này kết án 5 năm tù giam với tội danh sơ suất trong quản lý chương trình trợ giá lúa gạo trong thời gian cầm quyền.
Theo tin từ Reuters, bản án trên được công bố bất chấp sự vắng mặt của bà Yingluck - người bị cho là đã bỏ trốn sang Dubai.
Lẽ ra bà Yingluck phải có mặt ở tòa án vào hôm 25/8 để nghe phán quyết dành cho bà, nhưng bà đã không xuất hiện vào ngày hôm đó.
Nguồn tin là các quan chức trong đảng Pue Thai của bà Yingluck nói rằng bà đã trốn ra nước ngoài vì lo sợ phải lĩnh một án tù lâu năm. Tháng trước, Reuters đưa tin bà Yingluck đã trốn sang Dubai, nơi anh trai của bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra sở hữu một ngôi nhà.
Bà Yingluck, người lên cầm quyền sau một cuộc tổng bầu cử ở Thái Lan vào năm 2011, đã thực hiện một chương trình trợ giá lúa gạo với sự ủng hộ mạnh mẽ của dân nghèo. Chương trình này thu mua lúa gạo của nông dân cao gấp đôi giá trị trường.
Tuy nhiên, chính quyền quân sự hiện nay của Thái Lan cho rằng chương trình trợ giá lúa gạo của bà Yingluck dẫn tới thất thoát lớn và đưa bà ra xét xử. Tháng 7 năm ngoái, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan cho rằng, bà Yingluck đã bất cẩn, không dừng chương trình trên đúng lúc sau khi được cảnh báo con số thua lỗ có thể lên tới 500 tỷ Baht, tương đương khoảng 15,3 tỷ USD.
Tháng 2 năm nay, Tổng chưởng lý Thái Lan đưa ra các cáo buộc hình sự nhằm vào nữ cựu Thủ tướng. Các cáo buộc này cho rằng bà Yingluck đã “xao nhãng nhiệm vụ”, gây thảm họa về mặt kinh tế. Tháng trước, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan thuộc Chính phủ của bà đã bị tuyên án 42 năm tù giam trong vụ án cũng liên quan đến chương trình trợ giá lúa gạo.
Chính phủ của bà Yingluck, nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, bị quân đội nước này lật đổ trong một cuộc đảo chính vào năm 2014. Vụ xét xử bà được xem là nỗ lực mới nhất của phe thân hoàng gia ở Thái Lan với sự hậu thuẫn của một phần quân đội và tòa án nhằm dập tắt ảnh hưởng chính trị của những người nhà Sinawatra.
Các đảng chính trị do nhà Shinawatra lãnh đạo hoặc hậu thuẫn đã chiếm thế thượng phong trên chính trường Thái Lan, giành chiến thắng trong tất cả các cuộc tổng bầu cử ở nước này từ năm 2001 đến nay. Tuy nhiên, gia tộc Shinawatra bị cáo buộc tham nhũng và chủ nghĩa gia đình trị bởi tầng lớp giàu có ở Bangkok - những người thân hoàng gia.
Đối tượng ủng hộ nhà Shinawatra chủ yếu là tầng lớp người nghèo, nông dân ở phía Bắc và Đông Bắc của Thái Lan.
Việc quân đội tiếp quản quyền điều hành đất nước vào năm ngoái là một bước ngoặt nữa trên chính trường đầy sóng gió của Thái Lan. Năm 2006, anh trai của bà Yingluck là ông Thaksin cũng bị lật đổ khỏi ghế Thủ tướng trong một cuộc đảo chính. Hiện ông Thaksin đang sống lưu vong để tránh bị ngồi tù hay bị kết tội tham nhũng. Tuy vậy, ảnh hưởng của ông vẫn còn lớn trong tầng lớp nông dân và công nhân ở Thái Lan.
Quân đội Thái Lan tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử vào đầu năm 2016 một khi các cải cách chống tham nhũng và hạn chế quyền lực của các đảng chính trị được đưa vào một hiến pháp mới. Tuy vậy, dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan đang gây nhiều quan ngại ở nước này và có nhiều ý kiến cho rằng hiến pháp mới sẽ không thể khắc phục được tình trạng chia rẽ chính trị.
Theo tin từ Reuters, bản án trên được công bố bất chấp sự vắng mặt của bà Yingluck - người bị cho là đã bỏ trốn sang Dubai.
Lẽ ra bà Yingluck phải có mặt ở tòa án vào hôm 25/8 để nghe phán quyết dành cho bà, nhưng bà đã không xuất hiện vào ngày hôm đó.
Nguồn tin là các quan chức trong đảng Pue Thai của bà Yingluck nói rằng bà đã trốn ra nước ngoài vì lo sợ phải lĩnh một án tù lâu năm. Tháng trước, Reuters đưa tin bà Yingluck đã trốn sang Dubai, nơi anh trai của bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra sở hữu một ngôi nhà.
Bà Yingluck, người lên cầm quyền sau một cuộc tổng bầu cử ở Thái Lan vào năm 2011, đã thực hiện một chương trình trợ giá lúa gạo với sự ủng hộ mạnh mẽ của dân nghèo. Chương trình này thu mua lúa gạo của nông dân cao gấp đôi giá trị trường.
Tuy nhiên, chính quyền quân sự hiện nay của Thái Lan cho rằng chương trình trợ giá lúa gạo của bà Yingluck dẫn tới thất thoát lớn và đưa bà ra xét xử. Tháng 7 năm ngoái, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan cho rằng, bà Yingluck đã bất cẩn, không dừng chương trình trên đúng lúc sau khi được cảnh báo con số thua lỗ có thể lên tới 500 tỷ Baht, tương đương khoảng 15,3 tỷ USD.
Tháng 2 năm nay, Tổng chưởng lý Thái Lan đưa ra các cáo buộc hình sự nhằm vào nữ cựu Thủ tướng. Các cáo buộc này cho rằng bà Yingluck đã “xao nhãng nhiệm vụ”, gây thảm họa về mặt kinh tế. Tháng trước, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan thuộc Chính phủ của bà đã bị tuyên án 42 năm tù giam trong vụ án cũng liên quan đến chương trình trợ giá lúa gạo.
Chính phủ của bà Yingluck, nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, bị quân đội nước này lật đổ trong một cuộc đảo chính vào năm 2014. Vụ xét xử bà được xem là nỗ lực mới nhất của phe thân hoàng gia ở Thái Lan với sự hậu thuẫn của một phần quân đội và tòa án nhằm dập tắt ảnh hưởng chính trị của những người nhà Sinawatra.
Các đảng chính trị do nhà Shinawatra lãnh đạo hoặc hậu thuẫn đã chiếm thế thượng phong trên chính trường Thái Lan, giành chiến thắng trong tất cả các cuộc tổng bầu cử ở nước này từ năm 2001 đến nay. Tuy nhiên, gia tộc Shinawatra bị cáo buộc tham nhũng và chủ nghĩa gia đình trị bởi tầng lớp giàu có ở Bangkok - những người thân hoàng gia.
Đối tượng ủng hộ nhà Shinawatra chủ yếu là tầng lớp người nghèo, nông dân ở phía Bắc và Đông Bắc của Thái Lan.
Việc quân đội tiếp quản quyền điều hành đất nước vào năm ngoái là một bước ngoặt nữa trên chính trường đầy sóng gió của Thái Lan. Năm 2006, anh trai của bà Yingluck là ông Thaksin cũng bị lật đổ khỏi ghế Thủ tướng trong một cuộc đảo chính. Hiện ông Thaksin đang sống lưu vong để tránh bị ngồi tù hay bị kết tội tham nhũng. Tuy vậy, ảnh hưởng của ông vẫn còn lớn trong tầng lớp nông dân và công nhân ở Thái Lan.
Quân đội Thái Lan tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử vào đầu năm 2016 một khi các cải cách chống tham nhũng và hạn chế quyền lực của các đảng chính trị được đưa vào một hiến pháp mới. Tuy vậy, dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan đang gây nhiều quan ngại ở nước này và có nhiều ý kiến cho rằng hiến pháp mới sẽ không thể khắc phục được tình trạng chia rẽ chính trị.