Trung Quốc khó xử trong vấn đề Ukraine?
Trung Quốc đưa ra quan điểm có phần khác với Nga về vấn đề Ukraine trong vòng mấy ngày trở lại đây
Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, Bắc Kinh nhất trí với điện Kremlin về hành động quân sự của Moscow ở Ukraine. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại đưa ra quan điểm khác với đánh giá này của phía Nga.
Báo Wall Street Journal cho biết, khi nói về nội dung một cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng hai nước Nga-Trung, Bộ Ngoại giao Nga hôm 3/3 nói, “có sự tương đồng lớn về quan điểm giữa Nga và Trung Quốc liên quan tới tình hình ở Ukraine”. Nhận định này được phát đi trên các kênh truyền thông của Nga như một bằng chứng cho thấy, Nga không đơn độc trong vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã đưa ra quan điểm có phần khác trong vòng mấy ngày trở lại đây. “Trung Quốc giữ lập trường bền vững là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chúng tôi tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, ông Tần Cương nói trong một tuyên bố được đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2/3.
Trong tuyên bố này, Tần Cương không trực diện chỉ trích Nga về hành động đưa quân vào vùng Crimea của Ukraine. Tuy nhiên, ông tuyên bố kêu gọi các bên đối thoại để giải quyết tình huống xung đột ở quốc gia đông Âu này.
“Trung Quốc quan ngại sâu sắc về tình hình hiện nay ở Ukraine. Chúng tôi lên án những hành động cực đoan và bạo lực trong thời gian gần đây ở Ukraine và kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp nội bộ bằng con đường hòa bình”, tuyên bố viết.
Trong một cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào ngày 3/3, Tần Cương được hỏi liệu Trung Quốc có đưa ra sự ủng hộ ngoại giao đối với Nga sau khi Quốc hội Nga thông qua việc triển khai quân ở Ukraine. Ông đã nhắc lại tuyên bố đã phát đi trước đó một ngày, đồng thời nói thêm rằng, Trung Quốc hiểu “sự phức tạp” về lịch sử và tình hình hiện nay ở Ukraine.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có công nhận Chính phủ mới của Ukraine, Tần Cương nói: “Điều này đòi hỏi cần có sự đánh giá dựa trên luật pháp của Ukraine”.
Theo giới quan sát, những tuyên bố thể hiện sự không cam kết hay ràng buộc gì mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra phản ánh thế cân bằng mong manh Trung Quốc phải giữ để duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga mà không ảnh hưởng tới quan hệ với phương Tây, cũng như các lợi ích về thương mại và quân sự của Bắc Kinh ở Ukraine.
Nga và Trung Quốc thường “sát cánh” bên nhau tại Liên hiệp quốc để chống lại lời kêu gọi của phương Tây về can thiệp quân sự vào các quốc gia gặp khủng hoảng, điển hình là trường hợp Syria. Trung Quốc đã xem Nga như một bức tường chống lại ảnh hường của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) trên khắp thế giới. Moscow cũng là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu của Bắc Kinh trong hơn hai thập kỷ qua.
Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, Bắc Kinh đã thúc đẩy quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn với Ukraine, thông qua việc nhập khẩu khối lượng lớn ngô và một số loại hàng hóa quân sự từ nước này, đồng thời cung cấp hàng tỷ USD vốn vay cho Kiev.
Trung Quốc đã không đưa ra quan điểm ủng hộ công khai khi Nga đưa quân vào Georgia năm 2008 cũng như việc tách Abkhazia và Nam Ossetia, hai vùng đất được Nga hậu thuẫn. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng thận trọng không lên án công khai những hành động này của Nga.
Các nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích nói rằng, Bắc Kinh không muốn bị nhìn nhận là ủng hộ ly khai ở các quốc gia khác, một phần vì chính họ cũng đang phải đối mặt với các nhóm muốn ly khai ở các khu vực Tây Tạng và Tân Cương.
Báo Wall Street Journal cho biết, khi nói về nội dung một cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng hai nước Nga-Trung, Bộ Ngoại giao Nga hôm 3/3 nói, “có sự tương đồng lớn về quan điểm giữa Nga và Trung Quốc liên quan tới tình hình ở Ukraine”. Nhận định này được phát đi trên các kênh truyền thông của Nga như một bằng chứng cho thấy, Nga không đơn độc trong vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã đưa ra quan điểm có phần khác trong vòng mấy ngày trở lại đây. “Trung Quốc giữ lập trường bền vững là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chúng tôi tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, ông Tần Cương nói trong một tuyên bố được đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2/3.
Trong tuyên bố này, Tần Cương không trực diện chỉ trích Nga về hành động đưa quân vào vùng Crimea của Ukraine. Tuy nhiên, ông tuyên bố kêu gọi các bên đối thoại để giải quyết tình huống xung đột ở quốc gia đông Âu này.
“Trung Quốc quan ngại sâu sắc về tình hình hiện nay ở Ukraine. Chúng tôi lên án những hành động cực đoan và bạo lực trong thời gian gần đây ở Ukraine và kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp nội bộ bằng con đường hòa bình”, tuyên bố viết.
Trong một cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào ngày 3/3, Tần Cương được hỏi liệu Trung Quốc có đưa ra sự ủng hộ ngoại giao đối với Nga sau khi Quốc hội Nga thông qua việc triển khai quân ở Ukraine. Ông đã nhắc lại tuyên bố đã phát đi trước đó một ngày, đồng thời nói thêm rằng, Trung Quốc hiểu “sự phức tạp” về lịch sử và tình hình hiện nay ở Ukraine.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có công nhận Chính phủ mới của Ukraine, Tần Cương nói: “Điều này đòi hỏi cần có sự đánh giá dựa trên luật pháp của Ukraine”.
Theo giới quan sát, những tuyên bố thể hiện sự không cam kết hay ràng buộc gì mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra phản ánh thế cân bằng mong manh Trung Quốc phải giữ để duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga mà không ảnh hưởng tới quan hệ với phương Tây, cũng như các lợi ích về thương mại và quân sự của Bắc Kinh ở Ukraine.
Nga và Trung Quốc thường “sát cánh” bên nhau tại Liên hiệp quốc để chống lại lời kêu gọi của phương Tây về can thiệp quân sự vào các quốc gia gặp khủng hoảng, điển hình là trường hợp Syria. Trung Quốc đã xem Nga như một bức tường chống lại ảnh hường của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) trên khắp thế giới. Moscow cũng là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu của Bắc Kinh trong hơn hai thập kỷ qua.
Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, Bắc Kinh đã thúc đẩy quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn với Ukraine, thông qua việc nhập khẩu khối lượng lớn ngô và một số loại hàng hóa quân sự từ nước này, đồng thời cung cấp hàng tỷ USD vốn vay cho Kiev.
Trung Quốc đã không đưa ra quan điểm ủng hộ công khai khi Nga đưa quân vào Georgia năm 2008 cũng như việc tách Abkhazia và Nam Ossetia, hai vùng đất được Nga hậu thuẫn. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng thận trọng không lên án công khai những hành động này của Nga.
Các nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích nói rằng, Bắc Kinh không muốn bị nhìn nhận là ủng hộ ly khai ở các quốc gia khác, một phần vì chính họ cũng đang phải đối mặt với các nhóm muốn ly khai ở các khu vực Tây Tạng và Tân Cương.