Từ dữ liệu đến trải nghiệm trong thời đại số

Tuệ Mỹ
Chia sẻ

Theo Vietnam E-commerce Intelligence 2025, “giá tốt” chỉ còn xếp thứ 5 trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Do đó, các thương hiệu phải nỗ lực để tối ưu hóa hành trình mua sắm cho khách hàng...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Với khách hàng Gen Z, hành trình mua sắm không còn tuyến tính theo mô hình “Nhận thức - Suy tính - Giao dịch” nữa, mà khách hàng có thể quay lại giai đoạn đầu bất kỳ lúc nào. Sau khi tham khảo online, họ đến cửa hàng và nhận ra sản phẩm không phù hợp, họ hoàn toàn có thể bắt đầu quá trình cân nhắc lại từ đầu, theo cách khác hoặc ở một nền tảng khác. Vì vậy, nếu thương hiệu không duy trì sự hiện diện liên tục và đồng nhất trên tất cả các điểm chạm, khả năng “mất khách” vào tay đối thủ là rất cao.

Để thiết kế được một hành trình mua sắm tối ưu, cần bắt đầu từ dữ liệu. Với kênh online, có thể đo lường qua loạt chỉ số như lượt hiển thị nội dung, tỷ lệ click vào banner, hành vi trên website... Trong khi đó, ở kênh offline, thương hiệu cần theo dõi lượt ghé thăm cửa hàng, tỷ lệ chốt đơn, hoặc hiệu quả tư vấn của nhân viên bán hàng... Mỗi chỉ số đều phản ánh một “khoảnh khắc quyết định” trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng.

ĐẶT KHÁCH HÀNG VÀO VỊ TRÍ TRUNG TÂM

Hiện nay, không phải công ty nào cũng nhận thức đúng ý nghĩa của trải nghiệm số đối với khách hàng của họ. Một nghiên cứu của Gartner cho thấy chỉ 14% khách hàng được thay đổi nhận thức bởi trải nghiệm số họ nhận được. Đó là do cách thương hiệu tiếp cận vấn đề. Thay vì cố gắng thay đổi nhận thức của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ, họ cần hiểu rằng khách hàng khát khao nhận thức rõ ràng về bản thân mình hơn tất cả.

Hãy xem công cụ tìm giày của Brooks (Brooks shoe finder). Những cách đánh giá của công cụ chủ yếu hướng đến việc giúp khách hàng chủ động xem xét lại cơ chế chạy bộ của họ (ví dụ: vị trí của chân, áp lực lên khớp gối...). Nó cũng giúp khách hàng cân nhắc về những mục tiêu thể hình của mình. Nghĩa là các dữ liệu không chỉ hướng về sản phẩm, nó còn giúp khách hàng tự tin hơn về khả năng đạt được mục tiêu. Từ đó, khách hàng có thể đưa ra những lựa chọn mua hàng xác đáng hơn.

Để đảm bảo hiệu quả, việc tích hợp các hệ thống AI tại cửa hàng cũng đã được nhiều thương hiệu triển khai cẩn trọng.
Để đảm bảo hiệu quả, việc tích hợp các hệ thống AI tại cửa hàng cũng đã được nhiều thương hiệu triển khai cẩn trọng.

Có thể nói, thay đổi cách tiếp cận, cộng với công nghệ, thương hiệu sẽ có thể thành công. Hiểu biết khách hàng mới là nền tảng của trải nghiệm người dùng hấp dẫn, còn công nghệ là công cụ trợ giúp đắc lực. Một ví dụ điển hình khác, L’Oreal ra mắt ứng dụng “Skin Genius”, kết hợp trợ lý ảo cá nhân hóa nhằm thay đổi lộ trình chăm sóc da của khách hàng. Skin Genius khuyến khích khách hàng thay đổi lộ trình chăm sóc da bằng cách mô phỏng một “cố vấn làm đẹp”, dẫn dắt khách hàng suy nghĩ và khám phá mục tiêu cải thiện da. 

Tương tự lĩnh vực làm đẹp, dịch vụ cá nhân hóa trong ngành bán lẻ thời trang đang ngày càng gia tăng. Stitch Fix của Mỹ cung cấp dịch vụ đăng ký tư vấn thời trang trực tuyến, khách hàng sẽ điền vào bảng khảo sát về sở thích thời trang, thông số cơ thể và phân khúc giá mong muốn. Sau đó, Stitch Fix sẽ gửi đến khách hàng 5 bộ quần áo để thử nghiệm, kèm theo lời tư vấn từ các chuyên viên. Khách hàng chỉ cần thanh toán cho những sản phẩm mà họ mua, trả lại những món đồ không ưng ý và cung cấp phản hồi.

Để đảm bảo hiệu quả, việc tích hợp các hệ thống AI tại cửa hàng cũng đã được nhiều thương hiệu triển khai cẩn trọng. Zegna đã thành công khi ra mắt công cụ số Zegna X dựa trên AI, cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm phong cách cá nhân, chọn chất liệu và màu sắc, cũng như xem trước trang phục một cách chi tiết. Ở chiều ngược lại, hệ thống hỗ trợ Zegna thu thập và phân tích thông tin giao dịch của từng khách hàng, từ đó tối ưu hóa các đề xuất và nâng cao trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.  

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, gã khổng lồ bán lẻ Walmart cũng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo để quản lý tồn kho thông minh. Tại các kho hàng Walmart, các máy lau sàn tự động trang bị AI không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn chụp hàng triệu bức ảnh sản phẩm hàng ngày, giúp hệ thống phát hiện và bổ sung ngay khi hàng sắp hết. Nhờ đó, Walmart luôn đảm bảo rằng khách hàng không bao giờ gặp phải tình trạng “hết hàng”...

Theo khảo sát Consumer Sentiment của NielsenIQ, 52% khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của thương hiệu đối thủ sau một trải nghiệm không tốt, 86% sẵn sàng chi trả cao hơn để được trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

Còn theo báo cáo State of the Consumer của NielsenIQ, 83% người tiêu dùng Việt Nam hiện đại mong muốn trải nghiệm những điều mới, 58% sẵn sàng làm những điều khác biệt. Điều này phản ánh tinh thần sẵn sàng khám phá, giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo....

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 26-2025 phát hành ngày 30/6/2025. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:  

https://postenp.phaha.vn/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Từ dữ liệu đến trải nghiệm trong thời đại số - Ảnh 1

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con