Venezuela ngập trong nợ, Trung Quốc “ném phao”

Diệp Vũ
Chia sẻ

Các điều kiện dễ chịu hơn mà Trung Quốc đưa ra có thể sẽ giúp Venezuela tránh được cảnh vỡ nợ

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp ở Venezuela - Ảnh: AVN.<br>
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp ở Venezuela - Ảnh: AVN.<br>
Venezuela, quốc gia Nam Mỹ đang có nguy cơ vỡ nợ trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc và Chính phủ cạn kiệt tiền mặt, vừa được nước chủ nợ lớn nhất là Trung Quốc tung cho một “phao cứu sinh”.

Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ tờ Công báo Venezuela cho biết, Bắc Kinh đã nới điều kiện thanh toán cho số tiền vay 50 tỷ USD mà Caracas đã mượn từ năm 2007. Tuần trước, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Rodolfo Marco, sẽ sớm tới Trung Quốc để vay thêm tiền.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, tỷ lệ ủng hộ của người dân Venezuela đối với Tổng thống Maduro đã sụt giảm xuống mức 30%. Đất nước nhiều dầu mỏ này đang đương đầu với hàng loạt thách thức kinh tế lớn bao gồm đồng tiền mất giá chóng mặt, lạm phát tăng vọt và thiếu nghiêm trọng các loại hàng hóa cơ bản.

Giá dầu giảm mạnh thời gian gần đây càng khiến nền kinh tế Venezuela vốn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thêm kiệt quệ. Tình trạng này đang đe dọa tương lai của Tổng thống Maduro, người kế nhiệm cố Tổng thống Hugo Chavez.

Giới phân tích cho rằng, việc Bắc Kinh giãn nợ cho Venezuela có thể sẽ giúp Tổng thống  Maduro có thêm thời gian để giải quyết các thách thức kinh tế trong nước.

Tuần trước, ông Maduro đã sử dụng một hạn ngạch tín dụng 4 tỷ USD mà Trung Quốc cấp cho để tăng dự trữ ngoại hối lên 23,2 tỷ USD. So với thời điểm năm 2012, dự trữ ngoại hối của Venezulea hiện đã giảm 21%.

Theo một số chuyên gia, Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào ngành công nghiệp dầu lửa của Venezuela và có thể đang lo ngại rằng, nếu khủng hoảng kinh tế dẫn tới khủng hoảng chính trị ở nước này, thì các khoản đầu tư đó sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí khả năng thanh toán nợ của Venezulea cũng sẽ gặp vấn đề.

Xuất khẩu dầu thô đóng góp 96% nguồn thu ngoại tệ của Venezuela. Trong vòng một tháng qua, kim ngạch xuất khẩu dầu của nước này đã giảm 35% do giá và khối lượng xuất khẩu cùng giảm. Trước đây, Venezuela thiếu ngoại tệ ngay cả khi giá dầu ở mức 100 USD/thùng. Hôm thứ Sáu tuần trước, giá trung bình của loại dầu nặng mà nước này xuất khẩu đã lần đầu tiên trong 4 năm giảm xuống dưới mức 70 USD/thùng.

Tháng trước, Trung Quốc bỏ yêu cầu trong đó Venezulea phải cung cấp cho nước này ít nhất 330.000 thùng dầu mỗi ngày để thanh toán nợ. Việc bỏ yêu cầu này phản ánh tình trạng dư thừa nguồn cung dầu trên thị trường quốc tế và sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng cũng là một động thái mà đôi bên cùng có lợi.

Được giảm lượng dầu bắt buộc phải chuyển cho Trung Quốc mỗi ngày, Venezuela có thể bán được nhiều dầu hơn cho các khách hàng thanh toán tiền mặt. Trong khi đó, Trung Quốc có thể theo đuổi một chiến lược dài hạn là vừa giúp Venezuela bình ổn nền kinh tế, vừa tiếp tục để ngỏ cánh cửa bước vào một thị trường quan trọng cho các công ty dịch vụ dầu khí, khoan tìm, khai mỏ, thiết bị và xây dựng của mình.

Đến nay, Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD vào một liên doanh với tập đoàn dầu khí quốc doanh PdVSA của Venezuela.

Các chuyên gia phân tích thuộc hãng tư vấn Eurasia Group đánh giá rằng, các điều kiện dễ chịu hơn mà Trung Quốc đưa ra có thể sẽ giúp Venezuela tránh được cảnh vỡ nợ vào năm 2015. Cũng nhờ đó mà Tổng thống Maduro có thời gian để theo đuổi các cải cách cần thiết để giảm thâm hụt ngân sách như giảm trợ cấp giá xăng dầu, cắt giảm cung cấp dầu giá rẻ cho khoảng một chục nước vùng Caribbean…

Theo dự báo, thâm hụt ngân sách của Chính phủ Venezuela có thể lên tới 20% GDP vào năm 2015. Trong khi đó, chương trình trợ cấp giá xăng dầu trong nước hiện tiêu tốn tới 12 tỷ USD ngân sách mỗi năm.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con