Vụ cháy chợ Sóc Sơn: Vì sao các tiểu thương không được tính thiệt hại?

Đỗ Mến
Chia sẻ

Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Ngô Văn Giang (SN 1979, Phó Chủ tịch xã Xuân Thu, Sóc Sơn, Hà Nội), Phạm Đức Nam (SN 1972, ở huyện Sóc Sơn) và Nguyễn Văn Tươi (SN 1974, nhân viên Ban quản lý chợ loại II Sóc Sơn) về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo cáo trạng, khoảng 5h45 ngày 21/6/2018, tổ bảo vệ trực ca đêm của Ban quản lý chợ loại II huyện Sóc Sơn, trong đó có anh Ngô Quý Hiếu tiến hành mở cửa khu vực chợ chính và mở cầu giao cung cấp điện cho các ki ốt kinh doanh các của tiểu thương.

Sau khi mở cửa, tổ bảo vệ tiến hành kiểm tra các dãy hàng thuộc khu vực bán hàng giày, dép. Không phát hiện dấu hiệu bất thường, họ đi về phòng làm việc của Ban quản lý chợ.

Đến khoảng 5h55, chị Trần Thị Chanh là người bán hàng dừa đến vỉa hè phía Tây khu chợ chính thì phát hiện tại ki ốt bán giày dép bị cháy. Chị Chanh không thấy có người trong khu vực cháy nên hô hoán.

Nghe tiếng hô, 2 nhân viên Đội Quản lý ngành hàng – Ban Quản lý chợ Sóc Sơn đã thông báo cho anh Hiếu ngắt cầu dao toàn bộ hệ thống điện của chợ Sóc Sơn và cùng một số tiểu thương sử dụng bình bọt (CO2) chữa cháy tiến hành dập lửa.

Đồng thời anh Hiếu mở khóa buồng máy bơm nước chữa cháy cố định, tiến hành khởi động máy bơm nước để chữa cháy, máy bơm nổ nhưng khi tăng ga thì máy tắt, không lên nước, lửa cháy lan rộng sang các ki ốt xung quanh.

Do dùng bình chữa cháy và máy bơm chữa cháy di động (công suất nhỏ) không dập được lửa nên đám cháy đã bùng to và cháy lan khắp khu vực chợ chính. Đến khoảng 7h45 cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

Hậu quả vụ cháy đã gây thiệt hại về tài sản của Ban quản lý chợ Sóc Sơn và 176 bị hại là các tiểu thương kinh doanh trong chợ. Theo kết luận định giá tài sản, tổng giá trị tài sản bị thiệt hại là hơn 400 triệu đồng.

Thiệt hại trên chủ yếu là giá trị tài sản của Ban quản lý chợ. Cơ quan điều tra đã ghi lời khai của 176 tiểu thương. Các bị hại kê khai tổng giá trị tài sản thiệt hại là hơn 81 tỷ đồng. Tuy nhiên, họ không giao nộp được hóa đơn chứng từ để định giá.

Cơ quan điều tra đã trưng cầu Hội đồng định giá tài sản trong tốt tụng hình sự huyện Sóc Sơn định giá giá trị thiệt hại của các tiểu thương còn lại. Do những người này bị cháy hết tài sản và sổ sách, không cung cấp được hóa đơn chứng từ mua, bán nên không có căn cứ định giá giá trị thiệt hại. 

Cơ quan điều tra làm việc với Chi cục thuế huyện Sóc Sơn (nay là Chi cục thuế khu vực Sóc Sơn - Mê Linh) về việc ấn định số thuế phải nộp hàng tháng của các tiểu thương. Tuy nhiên, từ năm 2015-2018, các tiểu thương không nộp thuế theo quy định.

Ngày 3/7/2018, UBND huyện Sóc Sơn đã hỗ trợ các hộ kinh doanh hơn 2,5 tỷ đồng. 

Theo Viện kiểm sát, quá trình chợ Sóc Sơn đi vào hoạt động, Ngô Văn Giang là Trưởng Ban Quản lý chợ nhưng không thực hiện chức trách nhiệm vụ được phân công. Giang không thực hiện việc lập hồ sơ quản lý máy bơm chữa cháy cố định lắp tại chợ; thiếu kiểm tra, giám sát công tác phòng cháy chữa cháy.

Phạm Đức Nam là Phó trưởng Ban Quản lý chợ Sóc Sơn nhưng không thực hiện chức trách nhiệm vụ được phân công. Nam không thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng cháy chữa cháy.

Còn Nguyễn Văn Tươi được phân công là Đội trưởng Đội bảo vệ, điện nước nhưng không thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy… dẫn đến các đợt kiểm tra của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tại chợ Sóc Sơn đều phát hiện có nhiều vi phạm.

Ngày 5/6/2018, Đoàn kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy xác định máy bơm chữa cháy cố định tại chợ Sóc Sơn khó nổ, hoạt động không hiệu quả.

Quá trình điều tra về phần mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy của Ban Quản lý chợ loại II huyện Sóc Sơn, Cơ quan điều tra xác định Ngô Văn Giang và Bùi Thị Ngọc Mai (kế toán Ban Quản lý chợ loại II huyện Sóc Sơn) đã nhận 20 triệu đồng tiền chênh lệch khi mua gói thầu số 1 để chia nhau. Cơ quan chức năng xác định hành vi này có dấu hiệu phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tuy nhiên, hành vi của Giang và Mai có mức độ, số tiền chiếm đoạt đã chia cho nhiều người. Sau khi bị phát hiện, những cá nhân này đã khắc phục số tiền trên để hoàn trả cho UBND huyện Sóc Sơn. Do đó, Cơ quan điều tra không xem xét xử lý hình sự đối với Giang và Mai về hành vi này.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con