Vụ khai thác trái phép đất hiếm: Kê biên nhiều bất động sản, cổ phần

Đỗ Mến
Chia sẻ

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành kê biên nhiều bất động sản, cổ phần của các bị can trong vụ án khai thác trái phép đất hiếm trị giá hơn 730 tỷ đồng…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, cơ quan điều tra tiến hành kê biên tài sản của ông Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương, gồm 3 bất động sản tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; 2 bất động sản ỏ Hà Nội. Ngoài ra, kê bên 3,5 triệu cổ phần trị giá 350 tỷ đồng đứng tên ông Đoàn Văn Huấn, vợ và anh trai ông Huấn tại Công ty Thái Dương.

Ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam, bị kê biên hơn 1,4 triệu cổ phần trị giá hơn 14,6 tỷ đồng .

Cơ quan điều tra cũng phong tỏa số tiền 40 tỷ đồng tại 20 sổ tiết kiệm mang tên Đỗ Hạnh Hương. Quá trình điều tra, các bị can khắc phục hơn 15,7 tỷ đồng.

Mặt khác, quá trình khám xét khẩn cấp, cơ quan điều tra thu giữ nhiều dây chuyền máy móc, phương tiện, thiết bị, hàng hóa (quặng đất hiếm, quặng sắt, các loại hóa chất phục vụ chế biến quặng đất hiếm, các sản phẩm được chế biến từ đất hiếm…) tại mỏ đất hiếm Yên Phú của Công ty Thái Dương và văn phòng; bãi tập kết quặng của Công ty Hợp Thành Phát; nhà máy và các xưởng chế biến đất hiếm của Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam tại Hà Nam, Hà Nội, Bắc Giang; các xưởng chế biến đất hiếm của bị can Lưu Đức Hoa tại Hải Phòng.

Theo kết luận điều tra, với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Dương, từ năm 2019-2023, ông Huấn đã chỉ đạo, tổ chức khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ đất hiếm Yên Phú với tổng trị giá hơn 864 tỷ đồng; bán trái phép 10.292.529 kg quặng đất hiếm hàm lương 18-20%, trị giá hơn 403 tỷ đồng và 280.84.978 kg quặng sắt trị giá hơn 333 tỷ đồng; hưởng lợi bất chính tổng cộng hơn 736 tỷ đồng.

Hành vi này của ông Huấn bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Ngoài ra, ông Huấn còn bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng khi chỉ đạo xuất hóa đơn bán quặng đất hiếm và quặng sắt ghi đơn giá thấp hơn giá bán thực tế, qua đó khai man, để ngoài sổ sách hơn 27,9 tỷ đồng, khiến Nhà nước thiệt hại hơn 9,6 tỷ đồng tiền thuế.

Mặt khác, ông Huấn có hành vi gây ô nhiêm môi trường khi chỉ đạo nhân viên xả thải ra môi trường 348.770 tấn bùn thải quặng đuôi và 2.425 tấn bùn thải lẫn thải thạch cao.

Tương tự, ông Lưu Anh Tuấn có hành vi để ngoài sổ sách, che giấu hơn 20,3 tỷ đồng doanh thu; sử dụng 15 hóa đơn phản ánh số lượng vật tư đầu vào nhiều hơn thực tế mua bán trị giá hơn 16 tỷ đồng để hạch toán, kê khai thuế. Các hành vi này đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 11,4 tỷ đồng tiền thuế.

Ông Tuấn còn chỉ đạo nhân viên khai báo hải quan gian dối để xuất khẩu trái pháp luật 474,98 tấn tổng ôxít đất hiếm trị giá hơn 379 tỷ đồng.

Theo kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Yên Bái ngày 10/1/2025, tổng giá trị các loại quặng đất hiếm và quặng sắt thu giữ tại mỏ Yên Phú tại thời điểm bắt giữ (tháng 10/2023) là hơn 128 tỷ đồng; thời điểm thẩm định (tháng 12/2024) là hơn 133 tỷ đồng…

Cơ quan điều tra cũng yêu cầu định giá các hợp chất có chứa đất hiếm, máy móc, thiết bị phục vụ chế biến, thu giữ các nhà máy, xưởng chế biến của Công ty Đất hiếm Việt Nam.

Tại thời điểm bắt giữ (ngày 9/10/2023) có 5 hợp chất có chứa đất hiếm không thu thập được giá thị trường, có 9 hợp chất có chứa đất hiếm trị giá hơn 16,1 tỷ đồng.

Tại thời điểm định giá ngày 12/8/2024, có 10 hợp chất có chứa đất hiếm không thu thập được giá thị trường. Có 4 hợp chất có chứa đất hiếm trị giá hơn 9,5 tỷ đồng.

Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Bắc Giang và TP. Hà Nội nêu một số khó khăn khi định giá. Theo đó, khoáng sản đất hiếm là mặt hàng đặc thù, không có giao dịch mua bán phổ biến trên thị trường, không thuộc danh mục các hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá nên không thu thập được thông tin.

Mặt khác, dù đã phát hành thư mời các đơn vị thẩm định giá tham gia định giá tài sản nhưng không có đơn vị nào tham gia. Hội đồng định giá cũng không nhận được hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về phương pháp thu thập thông tin tính giá, cách xác định giá đất hiếm…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con