Vụ “thổi giá” cổ phiếu TGG, BII: Công ty chứng khoán “bơm tiền” nghìn tỷ ra sao?

Đỗ Mến
Chia sẻ

Ông Tùng khai nhận, nếu không sử dụng TVC thì không thể có công cụ cho khách hàng vay để mua bán, giao dịch các mã chứng khoán không được vay margin hoặc những khách hàng có nhu cầu vay ngoài để mua bán, giao dịch các mã chứng khoán tại TVB.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 16/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án thao túng chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt, Công ty cổ phần Louis Holdings, Công cổ phần Louis Capital, Công ty cổ phần Louis Land và các đơn vị liên quan.

Kết luận điều tra mới cũng làm rõ hành vi của ông Phạm Thanh Tùng – cựu Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Trí Việt (mã TVB).

So với kết luận cũ, cơ quan điều tra đề nghị truy tố với 8 bị can về tội Thao túng thị trường chứng khoán gồm Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Louis Holdings), Đỗ Đức Nam (cựu Tổng giám đốc TVB), Phạm Thanh Tùng (cựu Chủ tịch HĐQT của TVB), Lê Thị Thu Hương (cựu Phó Tổng giám đốc TVB),  Lê Thị Thùy Liên (nhân viên dịch vụ tài chính TVB), Trịnh Thị Thúy Linh (cựu giám đốc hành chính Louis Holding), Vũ Ngọc Long (cựu Phó Tổng giám đốc Louis Holding), Ngô Thục Vũ (cựu Tổng giám đốc Louis Capital).

THAO TÚNG CHỨNG KHOÁN, THU LỜI GẦN 154 TỶ ĐỒNG

Theo kết luận điều tra, Công ty Louis Holdings có vốn điều lệ 652 tỷ đồng, do Đỗ Thành Nhân làm Chủ tịch HĐQT.

Từ năm 2020-2021, Louis Holdings đã mua cổ phần sở hữu, chi phối 6 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, tạo “hệ sinh thái” Louis Holdings gồm các công ty mã AGM, SMT, VKC, DDV, APG. Ông Nhân đứng tên 3 công ty còn các pháp nhân khác sử dụng các cá nhân là cổ đông, bạn bè, nhân viên thân tín.

Trong “hệ sinh thái”, Louis Holdings là trung tâm điều phối toàn bộ mọi hoạt động đầu tư tài chính, cân đối dòng tiền để duy trì hoạt động. Công ty chủ yếu dùng đòn bẩy margin.

Từ năm 2021, ông Nhân đã chỉ đạo mua cổ phiếu, thâu tóm các doanh nghiệp trên sàn kinh doanh thua lỗ, giá trị cổ phiếu rất thấp (mua “vỏ”, mua “xác”) gồm CTCP Đầu tư và Phát triển công nghiệp Bảo Thư (sau này là Công ty Louis Land, mã BII), CTCP Đầu tư và Xây dựng Trường Giang (sau này là Công ty Louis Capital, mã TGG). Sau đó, dùng các công con sở hữu chéo lẫn nhau để tạo “hệ sinh thái”.

Quá trình điều tra xác định, ông Nhân thông đồng với Đỗ Đức Nam – cựu giám đốc TVB liên tục thực hiện giao dịch, mua bán, khớp lệnh để đẩy giá cổ phiếu BII, TGG thông qua việc sử dụng nhóm 20 tài khoản chứng khoán, trong đó có 17 tài khoản của 15 cá nhân/pháp nhân Louis Holdings.

Giá cổ phiếu TGG bị đẩy gấp 37 lần, lập đỉnh vào ngày 22/9/2021 với giá 74.800 đồng/cp. Cổ phiếu BII bị đẩy lên gấp 10 lần, lập đỉnh vào ngày 18/9/2021 với giá 33.800 đồng/cp. Ngay sau khi giá cổ phiếu lập đỉnh, các bị can lập tức chốt lời.

Với hành vi thao túng chứng khoán, các bị can đã thu lời hơn 153,8 tỷ đồng. Trong đó, Đỗ Đức Nam được nhận 500 triệu đồng là tiền lãi ngoài hợp đồng.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN “BƠM” NGHÌN TỶ RA SAO?

Theo kết luận, ông Phạm Thanh Tùng là Chủ tịch HĐQT của TVB, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt (mã TVC).

TVC là đơn vị tài chính, ký các hợp đồng hợp tác đầu tư và thư chỉ định quản lý tài khoản kiêm yêu cầu thực hiện giao dịch, thực hiện chuyển tiền cho vay đối với các mã chứng khoán theo chính sách quản trị rủi ro của TVB đã phê duyệt trong trường hợp các mã chứng khoán không thuộc danh mục được cho vay margin từ TVB.

Tại TVB, ông Tùng là người chỉ đạo, quyết định quy chế hoạt động và chỉ định thành viên Hội đồng quản trị rủi ro, giám sát hoạt động của hội đồng quản trị rủi ro, quyết định danh mục 300 mã chứng khoán cho vay và tỷ lệ cho vay. Tại TVC, ông Tùng có quyền phê duyệt, quyết định hình thức, cách thức cho vay, trong đó có hoạt động cho vay tiền để giao dịch mua, bán chứng khoán dưới hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán.

Để thực hiện việc giám sát, chỉ đạo hoạt động của công ty, ông Tùng đã chỉ đạo ban hành các loại báo cáo như “Báo cáo đề xuất phê duyệt chính sách cho vay mã chứng khoán trong grou chát TVB”’, Báo cáo giao dịch 30 phút một lần….

TVC là đơn vị cấp nguồn tiền cho các công ty và cá nhân trong nhóm ông Nhân vay để mua bán chứng khoán, trong đó có mã TGG và BII.

Để thao túng 2 mã trên, ông Nhân và Đỗ Đức Nam sử dụng nguồn tiền của TVC cho vay dưới hình thức ký hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán.

Kết luận thể hiện, năm 2021, TVC đã giải ngân cho nhóm ông Nhân vay 1.213 tỷ đồng để mua bán nhiều mã chứng khoán. Trong đó, từ ngày 4/1/2021 đến 6/10/2021 cho vay hơn 748,7 tỷ đồng để mua bán các mã, trong đó có BII, TGG.

TVB đã thu phí giao dịch là 1,3 tỷ đồng để liên tục thực hiện việc mua bán chéo, mua bán thỏa thuận, tạo giá đóng cửa mới đối với mã BII và TGG.

Với hành vi “làm xiếc” 2 cổ phiếu trên, ông Nhân thu lời bất chính hơn 154,7 tỷ đồng và sử dụng 14,1 tỷ đồng trả lãi cho TVC theo các hợp đồng hợp tác đầu tư.

Tại cơ quan điều tra, ông Tùng thừa nhận là người ban hành, quyết định chính sách cho vay dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư và lãi suất cho vay tại TVB và TVC. Nếu không sử dụng TVC thì không thể có công cụ cho khách hàng vay để mua bán, giao dịch các mã chứng khoán không được vay margin hoặc những khách hàng có nhu cầu vay ngoài để mua bán, giao dịch các mã chứng khoán tại TVB.

Việc đẩy mạnh cho vay theo dạng hợp tác đầu tư để tăng lợi nhuận cho TVC.

Ông Tùng khai nhận không được Nam báo cáo bất cứ thông tin gì liên quan đến nhóm ông Nhân và không biết nhóm ông Nhân thực hiện hành vi thao túng 2 mã cổ phiếu BII và TGG.

“Năm 2021, do dịch bệnh Covid 19 nên HĐQT (chủ tịch và các thành viên) không thực hiện việc giám sát, chỉ đạo hàng ngày theo các quy định trên mà đến cuối năm mới họp HĐQT với Tổng giám đốc để thực hiện việc giám sát, chỉ đạo và không phát hiện có vi phạm gì, không phát hiện kịp thời hành vi thao túng mã BII và TGG”, lời khai trong kết luận điều tra.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con