8 giải pháp công nghệ số thể hiện bước ngoặt của Viettel tại MWC 2019
Lần thứ 5 có mặt tại Hội nghị di động lớn nhất thế giới ở Barcelona, Tập đoàn Viettel mang tới triển lãm 8 giải pháp công nghệ số.
Từ nỗi đau khi nhiều ngư dân vùng ven biển bị bắt giữ trong khi đang vật lộn với cuộc sống mưu sinh vì những lý do đôi khi là bất khả kháng, hoặc họ không hề hay biết; trước sự bế tắc trong việc bảo vệ người dân và quản lý hành trình tàu cá, giải quyết triệt để vấn đề xâm phạm lãnh hải nước bạn từ cơ quan quản lý, đội ngũ kỹ sư Viettel đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu thiết bị giám sát hành trình tàu cá S-Tracking.
S-Tracking là một trong bốn giải pháp công nghệ số dành riêng cho ngư dân được Viettel nghiên cứu và phát triển được đem tới Hội nghị di động thế giới (MWC) 2019. Các sản phẩm của Viettel có tiêu chí dễ sử dụng, khả năng chịu nước, chịu va đập tốt, pin dung lượng lớn, hoạt động ổn định, tầm cảnh báo xa, độ chính xác cao, phù hợp với người Việt Nam và giá rẻ hơn sản phẩm nước ngoài. Thiết bị nhận dạng tàu tự động AIS, Máy thông tin liên lạc HF, Thiết bị giám sát hành trình tàu thuyền S-Tracking, Thiết bị báo hiệu cứu nạn cá nhân (VPLB) là những sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu của ngư dân, mà còn là giải pháp tránh “thẻ đỏ” (cấm xuất khẩu thủy sản) của châu Âu sau khi Việt Nam đã bị “thẻ vàng” (bị Ủy ban châu Âu cảnh báo do ngư dân vi phạm quy định ở ngư trường quốc tế).
Nhờ các tính năng ưu việt và phù hợp với thị trường Việt Nam, chỉ sau 2 tháng kinh doanh thử nghiệm, riêng S-Tracking đã chiếm được 90% thị phần tại Cà Mau, và có thể sớm đáp ứng nhu cầu 26.000 tàu cá (loại trên 15m) trên 28 tỉnh thành ven biển Việt Nam. Từ đây, những thiết bị của Viettel sẽ tỏa đi khắp các vùng biển Việt Nam, và trở thành hàng ngàn ngọn hải đăng di động, giữ lối và hỗ trợ cho người Việt trong những ngày lênh đênh sóng nước. Các giải pháp số cho ngư dân này cũng hướng mục tiêu tới các thị trường quốc tế, đặc biệt là ở những quốc gia châu Á và châu Phi – nơi Viettel đang đầu tư kinh doanh.
vOCS là hệ thống tính cước theo thời gian thực do các kỹ sư người Việt Nam của Viettel nghiên cứu phát triển trong nhiều năm. Được xem là trái tim của nhà mạng, giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập bài toán kinh doanh, tăng sự linh hoạt của hệ thống, vOCS tác động đến lượng lớn người sử dụng các sản phẩm khi cá thể hoá cho từng khách hàng, phục vụ khách hàng một cách riêng biệt.
Với ưu thế về thời gian triển khai ngắn, chi phí ban đầu thấp, đáp ứng yêu cầu tính cước với thời gian xử lý < 50="" mili="" giây="" là="" 99,99%,="" cùng="" khả="" năng="" khả="" năng="" thiết="" kế="" cho="" mỗi="" khách="" hàng="" một="" gói="" cước="" -="" điều="" mà="" chưa="" một="" ocs="" nào="" trên="" thế="" giới="" làm="" được="" -="" phiên="" bản="" vocs="" thế="" hệ="" mới="" của="" viettel="" đã="" rất="" thành="" công="" ở="" cả="" việt="" nam="" và="" thế="" giới.="" viettel="" đã="" đưa="" vocs="" 3.0="" vào="" sử="" dụng="" tại="" 11="" nước="" với="" 170="" triệu="" thuê="" bao="" di="" động,="" với="" dung="" lượng="" mỗi="" site="" có="" thể="" đáp="" ứng="" đến="" 100="" triệu="" thuê="">
Phiên bản mới nhất của vOCS đã được hoàn thiện, hướng tới hỗ trợ công nghệ ảo hoá mạng lưới, mô hình mạng viễn thông ảo, phân chia mạng và hỗ trợ các thuê bao không phải người dùng (M2M) lên tới hàng tỷ thuê bao. Với vOCS 4.0, Việt Nam đã trở thành một trong những sản xuất OCS hỗ trợ công nghệ tiến tiến ảo hoá, cũng là xu hướng chung của thế giới, mở ra cơ hội kinh doanh trên toàn cầu, mà trước hết là ở các thị trường châu Á như Indonesia, Philippines, Pakistan... Trong dịp tham dự MWC 2019, Viettel sẽ giới thiệu vOCS thế hệ mới với những nhà mạng lớn nhất thế giới về những ưu việt của giải pháp do nhà cung cấp đến từ Việt Nam phát triển.
EPC (Evolved Packet Core) là hệ thống mạng lõi chuyển mạch gói cung cấp dịch vụ (cả thoại và dữ liệu) trên nền tảng mạng di động 4G LTE (Long Term Evolution). EPC được coi là trung tâm vận chuyển dữ liệu của mạng di động giúp cho người dùng data nhanh hơn và thiết lập cuộc gọi volte với độ trễ thấp. Đây là sản phẩm được các kỹ sư của Viettel (30 kỹ sư trong nước) phát triển để thay thế hoàn toàn giải pháp của các nhà cung cấp nước ngoài, vốn không thể đáp ứng nhu cầu tùy biến và triển khai nhanh ở Việt Nam.
Nhờ làm chủ công nghệ lõi xử lý chuyển mạch dữ liệu tốc độ cao, EPC hỗ trợ tính năng cho phép thực thi các gói cước dữ liệu rất đa dạng, giúp Viettel tăng cường khả năng chuẩn bị của hệ thống và triển khai siêu nhanh các gói cước 4G (gấp khoảng hơn 8 lần so với đối tác nước ngoài). Việc Viettel làm chủ hệ thống mạng lõi 4G, sẽ giúp người dùng bảo mật được thông tin khi truy cập dữ liệu. Bên cạnh đó, EPC cũng giúp Viettel tiết kiệm hàng chục triệu USD đầu tư vào hệ thống khi các kỹ sư trong nước đã làm chủ hệ thống mạng lõi 4G.
Hiện tại hệ thống đã được triển khai thành công tại Việt Nam và chuẩn bị chào bán cho các thị trường mà Viettel đang kinh doanh ở nước ngoài. Sau khi tìm hiểu, một tập đoàn công nghệ rất lớn của thế giới cũng đang xem xét cơ hội hợp tác với Viettel trong việc triển khai sản phẩm này.
Nếu coi mỗi khách hàng là một pixel thì Geolocation là một bức tranh hàng triệu pixel, thể hiện chất lượng mạng vô tuyến đầy đủ và thường xuyên nhất từ chính người dùng nhằm phát hiện các vùng lõm, tuyến đường chất lượng mạng kém mà không cần thực hiện các chiến dịch đo kiểm tốn kém, ít hiệu quả. Đây là sản phẩm tiên phong hỗ trợ phát hiện lỗi, vấn đề về mặt vô tuyến và vị trí của từng thuê bao ở mọi thời điểm, qua đó cung cấp đầu vào quan trọng để tối ưu chất lượng trải nghiệm khách hàng.
Hệ thống xác định tự động các vùng lõm (chất lượng mạng thấp nhất) để giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ nhanh chóng xác minh nguyên nhân và khắc phục sự cố. Với Geolocation, Viettel đứng vào hàng ngũ các nhà mạng hiếm hoi trên thế giới có thể phát triển được phần mềm hữu dụng này.
So với các phần mềm tương tự trên thế giới, Geolocation của Viettel là hệ thống duy nhất hỗ trợ nhiều loại mạng (3G, 4G) trên nhiều vendor khác nhau (Ericsson, Huawei, Nokia) trong 1 sản phẩm duy nhất. Đây cũng là sản phẩm đạt độ chính xác định vị hàng đầu thế giới, đảm bảo hiệu năng ổn định trong khi chỉ mất chi phí phát triển thấp và đã triển khai cho 3G, 4G Hà Nội và TP. HCM.
Được coi là agency đặc biệt của nhà mạng, Hệ thống Quản lý chiến dịch (Campaign management) là phần mềm kế hoạch, xây dựng, triển khai, đánh giá và điều chỉnh các chương trình khuyến mại cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, để tạo nên chính sách bán hàng và khuyến mãi ở mức cá thể hóa cho từng khách hàng, nhằm phục vụ hiệu quả hơn và tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ.
Với Hệ thống Quản lý chiến dịch Campaign Management, nhà mạng có thể tối ưu hóa doanh thu trên mỗi khách hàng, khám phá thêm thói quen và xu hướng tiêu dùng mới, đánh giá các chiến dịch… nhằm tạo nên kho thông tin và đẩy mạnh doanh số.
Dưới sự nghiên cứu của các kỹ sư Viettel, Campaign Management phát triển dựa trên 3 nền tảng công nghệ đột phá mới, gồm xử lý dữ liệu song song in-memory trên cụm máy chủ (cluster computing); Kho dữ liệu phân tán kết hợp dữ liệu lớn Big Data; Triển khai các tương tác với khách hàng theo nguồn dữ liệu thời gian thực.
Được điều hành và thực hiện bởi 30 nhân sự thuộc Trung tâm An ninh mạng Viettel, Dịch vụ giám sát, xử lý sự cố An toàn thông tin 24/7 (Viettel SOC) được xem là trạm gác an toàn cho hệ thống Công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước, bộ, ban, ngành chính phủ, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Toàn bộ hoạt động giám sát & ứng cứu sự cố sử dụng các công cụ kỹ thuật hỗ trợ cho Viettel tự phát triển 100%. Trong đó có ứng dụng công nghệ Big Data, Data Mining và Machine Learning để phát hiện các hình thức tấn công, các bất thường xảy ra trong hệ thống… , cùng công nghệ vượt trội Advanced Malware Analysis ứng dụng nền tảng ảo hóa Hypervisor giúp phân tích mã độc tự động, đa lớp với số lượng lớn đồng thời.
Hệ thống sử dụng quy trình 6 bước, gồm giám sát và nhận biết sự cố, đưa ra hướng dẫn xử lý nhanh cho khách hàng, giúp đỡ xử lý các sự cố khó, cảnh báo sớm, rà soát hệ thống, đưa giải pháp giám sát đặc biệt và báo cáo sự cố theo thời gian thực, đảm bảo cảnh báo và hoá giải nguy cơ từ các cuộc tấn công mã độc, tấn công web, tấn công khai thác lỗ hổng,…
Nhờ cơ chế “giúp việc từ chuyên gia”, tương tác 2 chiều trên Viettel SOC, các đơn vị không cần xây dựng đội ngũ nhân sự giám sát riêng, còn việc thống nhất quy trình phối hợp chỉ tốn 1 ngày để triển khai tấm khiên an toàn cho hệ thống thông tin.
Được xây dựng nhằm tạo ra công cụ đắc lực cho chính quyền thành phố và đơn vị vận hành quản lý hoạt động bãi đỗ một cách minh bạch và thông suốt, hệ thống Bãi đỗ xe thông minh (Car Parking) vận hành thông qua ứng dụng mobile do các kỹ sư của Viettel nghiên cứu và phát triển. Tích hợp thông tin về số điểm đỗ trống, tỷ lệ lấp đầy, giờ mở cửa, phí đỗ xe..., ứng dụng cho phép người dùng thực hiện thao tác tìm kiếm, đặt chỗ và thanh toán phí đỗ xe một cách tiện lợi.
Hệ thống Bãi đỗ xe thông minh của Viettel bao gồm 4 phân hệ chính là ứng dụng My mobile parking cho tài xế, ứng dụng mobile cho người giám sát, quản trị bãi đỗ và phân tích dữ liệu. Với người có nhu cầu tìm kiếm nơi đỗ xe, ứng dụng không chỉ tự động gợi ý điểm đến gần nhất mà còn thực hiện thông báo giá, cho phép thanh toán qua nhiều phương thức thuận tiện như qua Visa, qua tin nhắn SMS, Bankplus/Viettel pay; kết nối để giám sát qua camera và tương tác chia sẻ địa chỉ, review với bạn bè sau khi đăng nhập tài khoản.
Với các nhà quản lý, giám sát, hệ thống này ghi nhận báo cáo doanh thu, cài đặt cấu hình và giá cho từng vị trí, đồng thời ghi nhận và cảnh báo vi phạm trong bãi đỗ, lưu dấu lịch sử ra vào… Việc phát triển thành công hệ thống này không chỉ tiết kiệm chi phí và tài nguyên cho quốc gia, mà còn hỗ trợ tạo lập thành dịch vụ công cộng và thành phố thông minh.
Với ưu thế là mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam, sở hữu trung tâm dữ liệu chuẩn quốc tế, từng triển khai nhiều hạng mục trong các dự án công nghệ thông tin về chính quyền điển tử và đô thị thông minh, Viettel đã tiến thêm một bước dài khi cho ra đời Trung tâm điều hành thông minh, có thể phục vụ linh động cho từng mô hình thành phố ở Việt Nam.
Theo đó, với 8 trung tâm chức năng chính, Trung tâm điều hành thông minh của Viettel sẽ đóng vai trò bộ não, là đơn vị thực hiện cơ chế phối hợp giám sát, điều hành các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thành phố như: Giao thông, An ninh công cộng, Ứng cứu khẩn cấp, Cứu nạn, cứu hộ, Cung cấp điện, Chiếu sáng đô thị, Cấp thoát nước, Thời tiết, Môi trường... của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp dịch vụ công ích của thành phố.
Kể từ năm 2016, Viettel đã tư vấn, ký hợp tác chiến lược và triển khai Thành phố thông minh cho 22 đơn vị trong số 33 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, chiếm 67%. Thế mạnh của các giải pháp điều hành thông minh của Viettel là sử dụng công nghệ mới nhất của thế giới nhưng “may đo” cho từng khách hàng riêng biệt và có thể làm với tốc độ triển khai nhanh – điều mà các nhà cung cấp giải pháp lớn trên thế giới hiếm khi thực hiện. Đây cũng là lợi thế mà Viettel sử dụng để được các giải pháp số của mình ra thế giới.