8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội mới
Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, nhất là các dự án lớn, công trình trọng điểm
Hôm nay (2/8), Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục kỳ họp hợp nhất, xem xét thông qua các nghị quyết quan trọng và đã có sự thống nhất cao đối với 8 nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong những tháng cuối năm 2008.
Nhiệm vụ đầu tiên là việc quán triệt, tổ chức triển khai kịp thời, đạt kết quả nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Sớm ổn định việc sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, đảm bảo hoạt động liên tục, giải quyết tốt các công việc, không để ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp.
Việc cần làm tiếp theo là thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ và của thành phố về kiềm chế lạm phát, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn để duy trì và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp, tăng cường xuất khẩu.
Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng nữa là thành phố khẩn trương rà soát, điều chỉnh các cơ chế, chính sách chế độ, tập trung cải cách hành chính.
Theo Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, không phải tất cả các cơ chế chính sách được hội đồng nhân dân các địa phương quyết định trước ngày 1/8/2008 đều có thể tiếp tục thực hiện đến cuối năm 2008. Do đó, UBND thành phố sẽ nhanh chóng rà soát các cơ chế chính sách, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những quy định thuộc thẩm quyền cho phù hợp với thực tiễn Hà Nội sau khi mở rộng.
Nhiệm vụ thứ 4 là Hà Nội tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và ngân sách năm 2009 theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế mới của thủ đô mở rộng.
Thứ 5, quan tâm chỉ đạo đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, nhất là các dự án lớn, công trình trọng điểm.
Nhiệm vụ thứ 6 là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Thành phố khẩn trương triển khai đầu tư các dự án cấp điện cho những xã chưa có điện trên địa bàn. Chú trọng giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc mới phát sinh nhất là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và vùng bị thu hồi đất.
Thứ 7, tiếp tục phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Thứ 8, quan tâm xây dựng và củng cố, giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng tiềm lực quốc phòng, nâng cao công tác đối ngoại của thành phố.
Trước đó, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội hợp nhất trong kỳ họp đầu tiên đã bầu ông Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cũ vào vị trí Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội mở rộng, với số phiếu tán thành cao.
Trả lời báo chí sau khi được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo cho biết, một trong những việc đầu tiên thành phố phải làm sau khi hợp nhất là các vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn sẽ được chú trọng, tập trung quan tâm đầu tiên.
Sau khi hợp nhất với các tỉnh liên quan, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc với 577 đơn vị xã, phường, thị trấn.
(Theo Website Chính phủ)
Nhiệm vụ đầu tiên là việc quán triệt, tổ chức triển khai kịp thời, đạt kết quả nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Sớm ổn định việc sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, đảm bảo hoạt động liên tục, giải quyết tốt các công việc, không để ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp.
Việc cần làm tiếp theo là thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ và của thành phố về kiềm chế lạm phát, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn để duy trì và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp, tăng cường xuất khẩu.
Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng nữa là thành phố khẩn trương rà soát, điều chỉnh các cơ chế, chính sách chế độ, tập trung cải cách hành chính.
Theo Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, không phải tất cả các cơ chế chính sách được hội đồng nhân dân các địa phương quyết định trước ngày 1/8/2008 đều có thể tiếp tục thực hiện đến cuối năm 2008. Do đó, UBND thành phố sẽ nhanh chóng rà soát các cơ chế chính sách, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những quy định thuộc thẩm quyền cho phù hợp với thực tiễn Hà Nội sau khi mở rộng.
Nhiệm vụ thứ 4 là Hà Nội tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và ngân sách năm 2009 theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế mới của thủ đô mở rộng.
Thứ 5, quan tâm chỉ đạo đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, nhất là các dự án lớn, công trình trọng điểm.
Nhiệm vụ thứ 6 là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Thành phố khẩn trương triển khai đầu tư các dự án cấp điện cho những xã chưa có điện trên địa bàn. Chú trọng giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc mới phát sinh nhất là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và vùng bị thu hồi đất.
Thứ 7, tiếp tục phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Thứ 8, quan tâm xây dựng và củng cố, giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng tiềm lực quốc phòng, nâng cao công tác đối ngoại của thành phố.
Trước đó, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội hợp nhất trong kỳ họp đầu tiên đã bầu ông Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cũ vào vị trí Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội mở rộng, với số phiếu tán thành cao.
Trả lời báo chí sau khi được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo cho biết, một trong những việc đầu tiên thành phố phải làm sau khi hợp nhất là các vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn sẽ được chú trọng, tập trung quan tâm đầu tiên.
Sau khi hợp nhất với các tỉnh liên quan, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc với 577 đơn vị xã, phường, thị trấn.
(Theo Website Chính phủ)