Adidas cuối cùng đã tìm ra cách giải quyết những đôi giày Yeezy

Băng Hảo
Chia sẻ

Adidas đã quyết định chào bán các sản phẩm Yeezy vẫn còn trong kho kể từ tháng 10 năm ngoái – khi công ty chấm dứt hợp đồng với Kanye West. Tổng giá trị của những món đồ này lên tới 1,2 tỷ euro…

Ảnh: CNN
Ảnh: CNN

Tại một hội nghị của các nhà đầu tư hôm 11/5, Giám đốc điều hành Adidas Bjørn Gulden nói rằng công ty sẽ “bán các bộ phận của hàng tồn kho này và quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện”. Theo đó, công ty sẽ dùng số tiền này để giúp các tổ chức hỗ trợ tất cả những người “bị tổn thương” bởi những bình luận của Kanye West trong những tháng gần đây.

Trước đó, Giám đốc phụ trách ngăn chặn tình trạng bài Do Thái của Ủy ban về người Do Thái tại Mỹ Holly Huffnagle cũng cho rằng nếu Adidas quyết định bán số giày còn trong kho, số tiền thu được nên được sử dụng để đảm bảo rằng những phát ngôn bài Do Thái sẽ không bị lan truyền.

Tuy nhiên, hiện ông Gulden không nêu rõ quỹ từ thiện nào, hoặc bao nhiêu phần trăm số tiền thu được sẽ thực sự được chuyển đến họ. Theo báo cáo từ Yeezy Mafia, Kanye West sẽ nhận được 15% tổng số tiền hoa hồng trong phi vụ này.

Có thể nói, Adidas quyết định đưa Yeezys trở lại thị trường vào thời điểm khó khăn đối với công ty. Kể từ khi thương hiệu Đức xác nhận chấm dứt hợp tác với Kanye West, thu nhập chung của công ty đã giảm đáng kể. Cuộc khủng hoảng đã khiến hãng Adidas mất khoảng 400 triệu euro doanh số, tương đương 441,56 triệu USD. Những thị trường bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm Bắc Mỹ, Trung Quốc và khu vực EMEA (gồm Europe, Middle East, and Africa - châu Âu, Trung Đông và châu Phi).

Adidas đã “cố gắng tìm giải pháp” choi những đôi giày tồn kho kể từ khi quan hệ đối tác với Yeezy chấm dứt vào mùa thu năm ngoái.
Adidas đã “cố gắng tìm giải pháp” choi những đôi giày tồn kho kể từ khi quan hệ đối tác với Yeezy chấm dứt vào mùa thu năm ngoái.

Hiện tại, công ty cũng đang vướng vào một vụ kiện từ các cổ đông cáo buộc công ty không cảnh báo các nhà đầu tư về chủ nghĩa bài Do Thái và "hành vi cực đoan" của rapper. Adidas cho biết họ “bác bỏ những tuyên bố vô căn cứ này và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ trước chúng”. Trong khi đó, Kanye West được phát hiện đã mở trụ sở mới sát bên một cửa hàng của Adidas tại đại lộ Melrose, Los Angeles (Mỹ). Việc này có khả năng sẽ khiến nhãn hàng càng khó khăn hơn trong việc “thanh lý” các sản phẩm trong kho sau khi ngừng bắt tay với Ye.

Theo CNN, Adidas đã “cố gắng tìm giải pháp” kể từ khi quan hệ đối tác với Yeezy chấm dứt vào mùa thu năm ngoái và quyết định không đốt bỏ số hàng hóa còn sót lại. Giá giày Yeezy trên thị trường bán lại tăng mạnh sau khi Adidas dừng sản xuất, với một số mẫu tăng giá hơn gấp đôi. Thêm vào đó, mặc dù các dây chuyền sản xuất các sản phẩm này đã bị xếp xó, nhưng việc loại bỏ các sản phẩm hiện có, có thể sẽ bị chỉ trích là lãng phí. Do đó, thay vì phải hủy những sản phẩm này, Adidas đã đi một nước cờ cao tay bằng một hành động từ thiện, vừa xử lý hàng tồn kho mà cũng tăng cường được danh tiếng.

Zeke Hannula, một sneakerhead (người sưu tầm giày sneaker) có trụ sở tại San Francisco cho rằng rất nhiều người hâm mộ sẵn sàng mua sản phẩm này nếu chúng được lên kệ một lần nữa bởi “không phải cứ nói về Yeezy là nói về Kayne West”.  Dù Hannula là người Do Thái và ông rất thất vọng trước những lời nói của Kayne West, ông cho biết rằng phần lớn những người sử dụng Yeezys không thực sự quan tâm đến những lùm xùm của Kayne West. Sản phẩm này đã được cộng đồng chấp nhận, thậm chí là với  các bậc phụ huynh, nhờ sự thoải mái mà đôi giày Yeezy đem lại. 

Theo ông Hannula, chẳng có gì to tát khi tiếp tục sử dụng giày Yeezy. Đằng sau đôi giày này là rất nhiều con người cùng làm việc với nhau để cho ra sản phẩm tốt nhất, đẹp nhất, nhưng có thể đứng trước nguy cơ bị mất việc và không còn có thể nhìn thấy những thành quả trong tương lai. Ngoài ra, bất cứ ai cảm thấy không hài lòng về thương hiệu Yeezy có để bán lại cho người khác, chứ không nên lãng phí và gây hại cho môi trường đến mức mang đi đốt cháy hoặc phá hủy đôi giày chỉ để bày tỏ sự phản đối.

Những đôi giày Yeezy được cộng đồng chấp nhận, thậm chí là với  các bậc phụ huynh, nhờ sự thoải mái mà chúng đem lại. 
Những đôi giày Yeezy được cộng đồng chấp nhận, thậm chí là với  các bậc phụ huynh, nhờ sự thoải mái mà chúng đem lại. 

Trước đó, Adidas công bố doanh số quý 1/2023 với kết quả tốt hơn dự kiến. Cụ thể, doanh số bán hàng trong quý vừa qua của "gã khổng lồ" thời trang thể thao đã đạt 5,27 tỷ euro, giảm khoảng 1% so với con số 5,3 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm này ít hơn nhiều so với mức dự đoán giảm 4% của giới phân tích đưa ra trước đó. Adidas cũng thu về khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 60 triệu euro, cao gấp 4 lần con số kỳ vọng của các nhà phân tích là 15 triệu euro. Tuy vậy, biên lợi nhuận gộp của hãng giảm xuống chỉ còn 44,8%, một phần do chi phí chuỗi cung ứng tăng cao.

CEO Bjorn Gulden cho biết: "Sự cố của dòng sản phẩm Yezzy đã gây ảnh hưởng lớn đến Adidas, khiến hãng đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong nửa năm tới, Adidas sẽ dần khôi phục trở lại". Ông Gulden cũng tiết lộ, dòng sản phẩm Terrace đang phát triển tốt và được ưa chuộng ở mọi thị trường. Đồng thời, công ty này đã bắt đầu tăng cường sản xuất thêm các dòng khác như Samba, Gazelle hay Campus.

Cũng trong hội nghị mới đây, các nhà đầu tư cho rằng vấn đề chính của Adidas là chiến lược của công ty trong vài năm qua tập trung vào mối quan hệ đối tác với các nghệ sĩ khác bao gồm Bad Bunny, Pharell Williams và Beyoncé, mà không phải lúc nào cũng giúp công ty đạt được những kỳ vọng tài chính.

Theo Wall Street Journal, doanh số bán hàng của Ivy Park đã giảm hơn 50% xuống còn 40 triệu USD vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức 250 triệu USD mà Adidas dự kiến. Hợp đồng hiện tại giữa ca sĩ Beyoncé với thương hiệu này sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Theo hợp đồng, Beyoncé nhận 20 triệu USD/năm.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con