An toàn thực phẩm: Ẩn số nhập lậu qua biên giới
Chưa kiểm soát được thực phẩm nhập lậu qua biên giới nên khó có thể nói an toàn hay không?
Sản phẩm của Trung Quốc tiêu thụ tại Việt Nam có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không là câu hỏi được Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám trả lời.
Chiều 27/2, đoàn giám sát của Quốc hội do Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016.
Báo cáo của UBND tỉnh với đoàn giám sát cho biết số liệu chi tiết hàng nhập khẩu năm 2016: hàng nông sản, hoa quả 512.136 tấn, trị giá 80.807.717 USD. Hàng thuỷ sản (cá, ba ba, ếch) 2.286 tấn, trị giá 3.989.000 USD. Hoa quả tẩm ướp gia vị 5.990 tấn, trị giá 4.095.908 USD. Bánh, kẹo 824 tấn, trị giá 1.402.000 USD, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm 258,44 tấn, trị giá 2.088.376 USD.
Ẩn số nhập lậu
Báo cáo nêu rõ, thực phẩm nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông sản, như các loại quả tươi, nấm tươi, bột mỳ, tỏi củ khô, chè ướp, cà rốt củ tươi, đỗ tương, đỗ xanh, gừng củ tươi, hành tây củ... đều được quan tâm giám sát, kết quả xét nghiệm ngẫu nhiên trên 200 mẫu nông sản chưa phát hiện mẫu nào có chứa các hóa chất độc hại như: Cacbamate, phosphat, hydrosulfit.
Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động xuất nhập khẩu được quản lý kiểm tra chính thức (chính ngạch), vẫn còn một lượng không nhỏ sản phẩm nông lâm thủy sản xuất nhập khẩu theo diện hàng hóa trao đổi cư dân biên giới (tiểu ngạch), thậm chí xuất nhập khẩu lậu qua các đường mòn, lối mở biên giới không được kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, phụ gia thực phẩm không có giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trả lời câu hỏi của Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển về mức độ an toàn của thực phẩm Trung Quốc, Thứ trưởng Tám cho biết hiện nay văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá nông sản cơ bản đã hoàn thiện và đã theo thông lệ quốc tế. Các mặt hàng đều được lấy mẫu kiểm soát an toàn và kiểm dịch theo quy định quốc tế.
Tất cả các mặt hàng của Trung Quốc nếu nhập khẩu chính ngạch đều kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo, cái chính là chưa kiểm soát được nhập lậu qua biên giới, khó có thể nói an toàn hay không. Chính ngạch thì kiểm soát tốt, ẩn số là ở chỗ nhập lậu, ông Tám khẳng định.
Đánh giá việc kiểm soát an toàn thực phẩm của Lạng Sơn có chuyển biến tích cực, song Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển cho rằng chưa thể khẳng định được sản phẩm được xuất, nhập khẩu qua biên giới, kể cả chính ngạch đã được kiểm soát tốt. Vẫn có tỷ lệ không nhỏ là không an toàn, 5 năm trên địa bàn tỉnh vẫn có 5 vụ ngộ độc và hơn 200 người bị ngộ độc và số bị nhiễm độc thì có thể nói là chưa xác định được, ông Hiển nhận định.
Vi phạm nhiều, sao xử lý ít
Tình hình dịch cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc và nguy cơ với Việt Nam cũng là một trong những vấn đề được đặt ra tại buổi làm việc.
UBND tỉnh Lạng Sơn báo cáo đoàn giám sát, việc phát hiện bắt giữ tư thương, đầu nậu tổ chức mua bán vận chuyển nhập lậu động vật, sản phẩm động vật và thực phẩm nhập lậu qua biên giới gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả từ năm 2011 - 2015, số vụ kiểm tra 901 vụ, đã xử phạt 512 vụ, số tiền phạt vi phạm hành chính: 1.349.100.000 đồng.
Tổng số cơ sở được thanh, kiểm tra về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm là 20.249 lượt trong tổng số 7.432 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tổng số cơ sở vi phạm là 2.507 lượt, tổng số cơ sở bị phạt tiền 1.096 lượt, tổng số tiền phạt 1.040.146.000 đồng, không có xử lý hình sự.
Băn khoăn của một số thành viên đoàn giám sát là xử lý như vậy có quá nhẹ và vì sao không xử lý hình sự?
Vi phạm nhiều mà xử lý ít là do sản xuất nhỏ lẻ, lỗi vi phạm cũng rất nhỏ như không đeo khẩu trang hay để móng tay dài, Phó chủ tịch tỉnh Hồ Tiến Thiệu giải thích.
Nhận xét xử phạt chưa đủ sức răn đe, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển cũng không loại trừ nguyên nhân còn có tình trạng dễ người dễ ta trong thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Hiển đề nghị Lạng Sơn cần nỗ lực hơn, bởi kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ cho dân trong tỉnh mà còn cho cả nước.
Chiều 27/2, đoàn giám sát của Quốc hội do Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016.
Báo cáo của UBND tỉnh với đoàn giám sát cho biết số liệu chi tiết hàng nhập khẩu năm 2016: hàng nông sản, hoa quả 512.136 tấn, trị giá 80.807.717 USD. Hàng thuỷ sản (cá, ba ba, ếch) 2.286 tấn, trị giá 3.989.000 USD. Hoa quả tẩm ướp gia vị 5.990 tấn, trị giá 4.095.908 USD. Bánh, kẹo 824 tấn, trị giá 1.402.000 USD, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm 258,44 tấn, trị giá 2.088.376 USD.
Ẩn số nhập lậu
Báo cáo nêu rõ, thực phẩm nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông sản, như các loại quả tươi, nấm tươi, bột mỳ, tỏi củ khô, chè ướp, cà rốt củ tươi, đỗ tương, đỗ xanh, gừng củ tươi, hành tây củ... đều được quan tâm giám sát, kết quả xét nghiệm ngẫu nhiên trên 200 mẫu nông sản chưa phát hiện mẫu nào có chứa các hóa chất độc hại như: Cacbamate, phosphat, hydrosulfit.
Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động xuất nhập khẩu được quản lý kiểm tra chính thức (chính ngạch), vẫn còn một lượng không nhỏ sản phẩm nông lâm thủy sản xuất nhập khẩu theo diện hàng hóa trao đổi cư dân biên giới (tiểu ngạch), thậm chí xuất nhập khẩu lậu qua các đường mòn, lối mở biên giới không được kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, phụ gia thực phẩm không có giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trả lời câu hỏi của Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển về mức độ an toàn của thực phẩm Trung Quốc, Thứ trưởng Tám cho biết hiện nay văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá nông sản cơ bản đã hoàn thiện và đã theo thông lệ quốc tế. Các mặt hàng đều được lấy mẫu kiểm soát an toàn và kiểm dịch theo quy định quốc tế.
Tất cả các mặt hàng của Trung Quốc nếu nhập khẩu chính ngạch đều kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo, cái chính là chưa kiểm soát được nhập lậu qua biên giới, khó có thể nói an toàn hay không. Chính ngạch thì kiểm soát tốt, ẩn số là ở chỗ nhập lậu, ông Tám khẳng định.
Đánh giá việc kiểm soát an toàn thực phẩm của Lạng Sơn có chuyển biến tích cực, song Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển cho rằng chưa thể khẳng định được sản phẩm được xuất, nhập khẩu qua biên giới, kể cả chính ngạch đã được kiểm soát tốt. Vẫn có tỷ lệ không nhỏ là không an toàn, 5 năm trên địa bàn tỉnh vẫn có 5 vụ ngộ độc và hơn 200 người bị ngộ độc và số bị nhiễm độc thì có thể nói là chưa xác định được, ông Hiển nhận định.
Vi phạm nhiều, sao xử lý ít
Tình hình dịch cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc và nguy cơ với Việt Nam cũng là một trong những vấn đề được đặt ra tại buổi làm việc.
UBND tỉnh Lạng Sơn báo cáo đoàn giám sát, việc phát hiện bắt giữ tư thương, đầu nậu tổ chức mua bán vận chuyển nhập lậu động vật, sản phẩm động vật và thực phẩm nhập lậu qua biên giới gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả từ năm 2011 - 2015, số vụ kiểm tra 901 vụ, đã xử phạt 512 vụ, số tiền phạt vi phạm hành chính: 1.349.100.000 đồng.
Tổng số cơ sở được thanh, kiểm tra về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm là 20.249 lượt trong tổng số 7.432 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tổng số cơ sở vi phạm là 2.507 lượt, tổng số cơ sở bị phạt tiền 1.096 lượt, tổng số tiền phạt 1.040.146.000 đồng, không có xử lý hình sự.
Băn khoăn của một số thành viên đoàn giám sát là xử lý như vậy có quá nhẹ và vì sao không xử lý hình sự?
Vi phạm nhiều mà xử lý ít là do sản xuất nhỏ lẻ, lỗi vi phạm cũng rất nhỏ như không đeo khẩu trang hay để móng tay dài, Phó chủ tịch tỉnh Hồ Tiến Thiệu giải thích.
Nhận xét xử phạt chưa đủ sức răn đe, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển cũng không loại trừ nguyên nhân còn có tình trạng dễ người dễ ta trong thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Hiển đề nghị Lạng Sơn cần nỗ lực hơn, bởi kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ cho dân trong tỉnh mà còn cho cả nước.