Áp lực bán tăng cao, thị trường lại quay đầu lao dốc

Kim Phong
Chia sẻ

Chiều nay mặc dù VHM tăng khỏe hơn buổi sáng nhưng điều đó vẫn là vô ích: Áp lực bán lan rộng khắp bảng điện đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn khác giảm và kích hoạt đợt bán tháo. VN-Index giảm liên tục trong phiên chiều và đóng cửa ở mức thấp nhất...

VN-Index có nhịp lao dốc phiên chiều.
VN-Index có nhịp lao dốc phiên chiều.

Chiều nay mặc dù VHM tăng khỏe hơn buổi sáng nhưng điều đó vẫn là vô ích: Áp lực bán lan rộng khắp bảng điện đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn khác giảm và kích hoạt đợt bán tháo. VN-Index giảm liên tục trong phiên chiều và đóng cửa ở mức thấp nhất.

Chỉ số để mất 5,69 điểm tương đương -0,44% với độ rộng rất hẹp: 99 mã tăng/287 mã giảm. Chốt phiên sáng dù không quá tốt nhưng cũng là 121 mã tăng/207 mã giảm.

Không chỉ có số lớn cổ phiếu đảo chiều từ xanh thành đỏ, mà mặt bằng giá nói chung cũng kém đi đáng kể. Cụ thể, chốt phiên sáng VN-Index mới có 60 mã giảm quá 1%, đóng cửa lên tới 120 mã. Thanh khoản nhóm giảm mạnh nhất này chiếm xấp xỉ 39% tổng giá trị khớp lệnh của sàn HoSE.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản chịu sức ép rõ rệt nhất, rất nhiều mã giảm sâu với thanh khoản lớn. 3 mã chứng khoán đáng chú ý nhất là HCM giảm 2,96% giao dịch 386,2 tỷ đồng; SSI giảm 1,65% khớp 319,9 tỷ và VCI giảm 1,39% với 301,4 tỷ. Ba cổ phiếu ngân hàng nổi bật là CTG giảm 2,07% với 295,5 tỷ, TCB giảm 1,23% với 236,6 tỷ và TPB giảm 1,69% với 227,3 tỷ. Ba mã bất động sản là TCH giảm 4,32% với 178,5 tỷ, PDR giảm 1,44% với 162,3 tỷ và VPI giảm 1,03% với 96,1 tỷ. Trong 120 cổ phiếu giảm quá 1% ở sàn HoSE thì 15 mã thanh khoản lớn nhất và vượt 100 tỷ đồng, trừ FPT, còn lại toàn chứng khoán, ngân hàng và bất động sản.

Dĩ nhiên cổ phiếu bất động sản vẫn còn có VHM, VIC và VRE đi ngược dòng. Nhóm này có câu chuyện riêng và không chịu ảnh hưởng từ diễn biến chung. VHM chiều nay còn “bốc” hơn phiên sáng khi tăng tiếp 1,38% nữa, đóng cửa chốt trên tham chiếu 5,64%. Một mình VHM “gồng” hơn 2,7 điểm cho VN-Index và 3,3 điểm cho VN30-Index. VIC đóng cửa tăng 1,08%, VRE tăng 1,87% là 3/5 cổ phiếu duy nhất xanh trong nhóm VN30. Còn lại VPB tăng 0,49% và MWG tăng 0,15%.

Rổ blue-chips này kết phiên có tới 23 mã đỏ, trong đó 12 mã giảm quá 1%. Trong Top 10 vốn hóa cũng đóng góp 4 mã giảm sâu là BID giảm 1,29%, FPT giảm 1,09%, CTG giảm 2,07% và TCB giảm 1,23%. Điều này đã hạn chế rất nhiều sức mạnh của nhóm VHM, VIC và VRE vì thực tế chỉ có VHM là vốn hóa lớn (đứng thứ 3) còn VIC sau thời gian dài giảm giá đã xuống chót Top 10, VRE còn chưa lọt vào Top 25.

Nhóm cổ phiếu thanh khoản cao nhất chỉ còn sót lại rất ít màu xanh cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu thanh khoản cao nhất chỉ còn sót lại rất ít màu xanh cuối phiên.

Cả rổ VN30 chiều nay chỉ có 4 mã giá lên cao hơn phiên sáng, nhưng tới 24 mã tụt dốc. Cổ phiếu ngân hàng nhiều mã tụt tới hơn 1% và đảo chiều như ACB, BID, TCB, TPB, VIB. Sức nặng của cổ phiếu ngân hàng là rất đáng kể nên nhóm Vin chỉ có thể làm giảm tác động chứ không thể kiềm hãm được đà lao dốc. VN-Index đóng cửa về mức 1279,77 điểm là mức thấp nhất trong ngày.

Ở chiều ngược lại, 99 cổ phiếu còn xanh cũng có một số mã gây bất ngờ. Ngoài VHM, VIC, VRE, EIB bất ngờ kịch trần. Cổ phiếu này cuối phiên sáng đã rất mạnh khi tăng 3,34%. Chỉ trong 30 phút đầu phiên chiều cầu vào dữ dội kéo vọt lên kịch trần. Thời gian còn lại của phiên chỉ là những lệnh bán vào dư mua trần rất lớn. Thanh khoản riêng chiều này của EIB lên tới 466,8 tỷ đồng. Một số mã khác có thể kể tới là VIX tăng 1,32% thanh khoản 338,1 tỷ, GEX tăng 1,71% với 252,5 tỷ, CTD tăng 2,52% với 114,9 tỷ, CMG tăng 2,5% với 73,3 tỷ, HDC tăng 1,55% với 72,3 tỷ, BMP tăng 3,19% với 63,6 tỷ… Nhóm kịch trần với thanh khoản kém hơn là DCL, QCG, SMC, CIG.

Nhóm đi ngược dòng không tập trung thanh khoản đủ lớn trừ số ít cổ phiếu kể trên, đặc biệt là VHM, EIB. Kết quả kinh doanh cũng không thể lý giải được vì nhiều mã báo cáo tốt giá vẫn giảm. Thanh khoản sàn HoSE chiều nay tăng hơn 57% so với buổi sáng nhưng giá cổ phiếu đảo chiều hoặc rơi sâu hơn nhiều. Đó là tín hiệu đáng tin cậy nhất về áp lực bán giá tăng.

Nhà đầu tư nước ngoài chiều nay cũng bán ra nhiều hơn. Cụ thể, khối này xả thêm 998,6 tỷ đồng cao gấp đôi phiên sáng nhưng mua vào chỉ tăng 11% với 645,2 tỷ. Mức bán ròng tương ứng 353,4 tỷ đồng trong khi phiên sáng còn mua ròng nhẹ 85,9 tỷ. Những mã bị bán đáng chú ý là STB -131,3 tỷ, FPT -63,6 tỷ, HPG -57 tỷ, SSI -56,4 tỷ, VCB -40,8 tỷ, KDH -39,3 tỷ, TCH -28,8 tỷ… Bên mua có VHM +104,5 tỷ, DXG +53,1 tỷ, MSN +45,9 tỷ, CMG +44, 5tỷ, VPB +40,9 tỷ, VRE +32,5 tỷ, EIB +28,8 tỷ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con