Áp lực chi phí đang dồn ép loạt nhà hàng tại “thiên đường ẩm thực”

Băng Hảo
Chia sẻ

Là thành phố lớn nhất Australia, Sydney hội tụ trọn vẹn nền văn hóa – ẩm thực đặc trưng của xứ sở kangaroo. Nơi này có những món ăn từ truyền thống đến hiện đại, những nhà hàng tuổi đời trăm năm đến loạt quán cà phê nổi tiếng mạng xã hội…

Ảnh: CNBC
Ảnh: CNBC

Tuần trước, trong khi nhiều người ở vùng ngoại ô Kingsford của Sydney đang tận hưởng buổi tối thứ Bảy của họ thì Susan, chủ một quán ăn có tên Ben's The Thai Takeaway, đang dọn dẹp nhà hàng trống của mình lúc 8h30 tối, nửa giờ trước thời gian đóng cửa hàng niêm yết trên bảng hiệu...

Cô nói: “Khách hàng đang tiết kiệm tiền để trả tiền thuê nhà, do giá nhà tăng mạnh kể từ khi đại dịch kết thúc khi nguồn cung nhà ở sụt giảm. Hãy nhìn ra con phố chính của Kingsford. Trước đây nơi này rất náo nhiệt, nhưng bây giờ chả mấy người đi qua. Chúng tôi quyết định từ giờ sẽ đóng cửa sớm”. Theo tờ News của Australia, tình hình nhà hàng của bà Susan phản ánh một xu hướng lớn hơn đang ảnh hưởng đến lĩnh vực khách sạn trên khắp nước Úc.

Hiện tại, thành phố từng được mệnh danh là "thiên đường ẩm thực" này đang rơi vào khó khăn khi loạt nhà hàng liên tục đóng cửa, kết quả của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt cùng những ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch.

Suy thoái kinh tế, đã mở ra một thời kỳ bất ổn ngày càng tăng khiến người tiêu dùng mất đi cảm giác chi tiêu tùy ý, đặc biệt là khi đi ăn ở bên ngoài. Đầu năm nay, The Fork, một doanh nghiệp đặt chỗ nhà hàng trực tuyến thuộc sở hữu của tập đoàn Tripadvisor đã hoạt động ở Úc được 15 năm, cho biết họ buộc phải “thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí” và đóng cửa tại nước này do ảnh hưởng của đại dịch đối với nền kinh tế.

Hậu quả của đại dịch, cộng với sự suy thoái kinh tế, đã mở ra một thời kỳ bất ổn ngày càng tăng đối với các nhà hàng.
Hậu quả của đại dịch, cộng với sự suy thoái kinh tế, đã mở ra một thời kỳ bất ổn ngày càng tăng đối với các nhà hàng.

Theo Bloomberg, loạt nhà hàng cao cấp cũng chịu ảnh hưởng. Chẳng hạn, nhà hàng đình đám Redbird Chinese đã đóng cửa. Tháng trước, đầu bếp nổi tiếng Kylie Kwong tuyên bố cô sẽ đóng cửa quán ăn Lucky Kwong và nghỉ hưu. Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một trong những cơ sở ăn uống cao cấp mang tính biểu tượng nhất của Sydney, nhà hàng Nhật Bản Tetsuya's, xác nhận sẽ đóng cửa sau 35 năm hoạt động.

Redbird, mới chỉ khai trương vào cuối năm 2022, là một nhà hàng Trung Quốc hiện đại với thịt lợn và tôm hùm, nghêu sốt XO và hàu với ớt và gừng. Nhà hàng chị em của nó, Tequila Daisy, ở quận Barangaroo bên bến cảng, cũng sẽ đóng cửa. Tequila Daisy, được đặt theo tên một loại cocktail của Mexico và khai trương vào năm 2021, có chỗ ngồi thoải mái trên mặt nước với thực đơn cà rốt nướng và bánh taco chimichurri, bạch tuộc nướng với chorizo ​​và bụng lợn với sốt jalapeño salsa cháy... rất được thực khách khen ngợi.

Chủ sở hữu hai nhà hàng, Hamish Ingham và Rebecca Lines, cho biết việc đóng cửa kép là do những vấn đề quen thuộc hiện nay: giá thuê cao, thiếu nhân viên và khách hàng chuyển sang dùng bữa ở nhà. Theo Sydney Morning Herald, cặp đôi này cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi đã bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên của mình trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đã vượt qua Covid thành công. Tuy nhiên, điều kiện kinh doanh hiện tại là thời kỳ khó khăn nhất mà chúng tôi từng thấy”.

Có thể nói, hoạt động kinh doanh nhà hàng ở Sydney đang trong tình trạng ảm đạm do đại dịch và sau đó là áp lực chi phí sinh hoạt. Đầu bếp nổi tiếng Tetsuya Wakuda của nhà hàng Nhật Bản Tetsuya's cho biết: “Kế hoạch di dời Tetsuya's đến một địa điểm mới sau khi đóng cửa vào cuối tháng 7 của chúng tôi đã không thành công và tôi đã đưa ra một quyết định rất khó khăn là đóng cửa vĩnh viễn nhà hàng. Chúng tôi đã tốn 18 tháng lên kế hoạch chuyển nhà và mở nhà hàng mới nên đây không phải là một quyết định dễ dàng, nhưng đôi khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch”.

Các chủ cơ sở kinh doanh trong ngành F&B Úc đổ lỗi cho sự khó khăn mọi mặt, từ lãi suất và tiền trả lương nhân viên.
Các chủ cơ sở kinh doanh trong ngành F&B Úc đổ lỗi cho sự khó khăn mọi mặt, từ lãi suất và tiền trả lương nhân viên.

Tương tự, chuỗi nhà hàng bít tết Botswana Butchery đã đóng cửa 3 chi nhánh ở Australia vào tháng 5 sau khi công ty mẹ Good Group Australia tham gia quản lý tự nguyện một tháng trước đó. Còn tại Melbourne, nhà hàng kết hợp châu Á nổi tiếng Gingerboy đổ lỗi cho "áp lực thị trường" khiến nhà hàng phải đóng cửa sau 18 năm. Và Hunter St. Hospitality, thuộc sở hữu của Quadrant Private Equity, đã đóng cửa nhà hàng Italy sang trọng Rosetta Ristorante.

Các chủ cơ sở kinh doanh trong ngành F&B Úc đổ lỗi cho sự khó khăn mọi mặt, từ lãi suất và tiền trả lương nhân viên đều tăng, cho đến giá cả cao ngất ngưởng và hậu quả sau đại dịch. Các quy định về nơi làm việc sắp được đưa ra vào cuối tháng 8, nhằm cải thiện các tiêu chuẩn tối thiểu cho người lao động bình thường, bao gồm cả tiền lương, cũng là một trong những thách thức. Theo nhà cung cấp dữ liệu tài chính CreditorWatch Pty Ltd, tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp khách sạn Australia, đã ở mức cao nhất trong 5 năm, thậm chí có thể sẽ tăng nhanh hơn nữa. Lạm phát cao và vấn đề lãi suất là nguyên nhân chính.

Suresh Manickam, giám đốc điều hành của tổ chức công nghiệp Restaurant and Catering Australia, chỉ ra chi phí vận hành một quán ăn ngày càng tăng, bao gồm cả những chi phí liên quan đến năng lượng và lãi suất. Trên hết, người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao. "Hiện có rất nhiều thách thức. Hầu hết nguyên liệu đầu vào của mọi thực đơn đều tăng giá. Chúng tôi không biết có thể cắt giảm thứ gì", Manickam nói.

Nước Úc đang phải gánh chịu một làn sóng được gọi là suy thoái “GDP bình quân đầu người”. Mức tăng trưởng GDP yếu ớt của đất nước chỉ 0,2% trong quý 4 năm ngoái - và sự yếu kém tương tự trong các quý gần đây - đã khiến cả nước lao đao. Cục Thống kê Úc cho biết hai tuần trước rằng mức chi tiêu tiêu dùng đã giảm mạnh, bao gồm chi tiêu cho khách sạn, quán cà phê và nhà hàng, xe hơi, quần áo và giày dép.

Người dân Úc mua thực phẩm tại một siêu thị ở Sydney.
Người dân Úc mua thực phẩm tại một siêu thị ở Sydney.

Theo dữ liệu của chính phủ, lĩnh vực lưu trú và dịch vụ ăn uống là ngành bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai, sau ngành xây dựng, ở Australia, với 1.751 trường hợp mất khả năng thanh toán trong 11 tháng tính đến tháng 5. Hai đối tác Hamish Ingham và Rebecca Lines nhận định môi trường kinh tế hiện nay còn tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009.

Tất nhiên, không phải tất cả các nhà hàng trên khắp Australia đều đóng cửa hay vắng khách. Ở Brisbane, thực khách vẫn lấp đầy Flaming & Co, một nhà hàng nướng cao cấp. Tuy nhiên, chủ sở hữu Jason Zhang nói rằng trong khi một số ít người vẫn chi tiêu như trước, hầu hết khách quen của ông có xu hướng đặt hàng ít hơn và ít ghé thăm hơn trong những ngày này, điều này khiến việc tăng lợi nhuận trở nên khó khăn.

“Lãi suất tăng cao đã làm giảm sức chi tiêu của khách hàng. Phần lớn mọi người thực sự đã hạ mức chi tiêu của họ,” ông nói và ước tính hầu hết các nhà hàng đều thua lỗ hoặc tỷ suất lợi nhuận rất nhỏ trên khắp Australia, mức suy giảm trong năm qua có thể lên tới 30%.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con