Bất động sản cho thuê: Càng cao cấp càng... ế
Thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến sự sụt giảm về giá lẫn nhu cầu ở hầu hết các phân khúc cho thuê cao cấp
Thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến sự sụt giảm về giá lẫn nhu cầu ở hầu hết các phân khúc cho thuê cao cấp.
Theo khảo sát mới nhất của Công ty Tư vấn và Quản lý bất động sản CBRE Việt Nam về thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2010, trái ngược với phân khúc căn hộ để bán hay đất ở đang tăng giá mạnh ở hầu hết các khu vực thì giao dịch tại mảng cho thuê cao cấp - bao gồm căn hộ, văn phòng và khách sạn - lại đang rơi vào tình trạng không mấy sáng sủa.
Cao cấp ế hơn
Theo khảo sát của CBRE, trong quý 1, phân khúc căn hộ dịch vụ cho thuê nói chung đã có sự cải thiện rõ rệt về tỷ lệ trống với 99 căn được cho thuê trong vòng 3 tháng qua, góp phần hạ tỷ lệ trống của toàn phân khúc này xuống còn 5,55%.
Bên cạnh đó, giá thuê của phân khúc căn hộ cho thuê cũng đã tăng khoảng 2% so với quý 4/2009, đạt mức trung bình khoảng 30,29 USD/m2/tháng.
Tuy nhiên, khảo sát của CBRE cho thấy, cho dù cầu về căn hộ cho thuê có tăng trong quý 1, song những căn hộ cao cấp, được thiết kế rộng rãi, hiện đại, có 3 - 4 phòng ngủ, lại có tỷ lệ trống lớn nhất so với căn hộ cho thuê có mức giá trung bình hay giá rẻ.
Theo ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE, trong thời gian tới, phân khúc căn hộ cho thuê được dự báo sẽ đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt hơn, khi nhiều chung cư hạng sang và cao cấp sẽ được bàn giao trong năm 2011.
Đặc biệt, việc hai tổ hợp hiện đại là Charmvit Grand plaza (đường Trần Duy Hưng) và Crown Plaza (Lê Đức Thọ, Mỹ Đình) dự kiến khai trương trong quý 2, sẽ tạo thêm nguồn cung lớn tại phân khúc này.
“Nguồn cung tăng, trong khi nhu cầu vẫn còn hạn chế chắc chắn sẽ tạo sức ép lên giá thuê trong thời gian tới. Đặc biệt, nếu số lượng người nước ngoài đến làm việc và sinh sống tại Hà Nội ổn định trong vài năm tới không tăng gấp đôi hiện nay thì nhiều khả năng nhu cầu về căn hộ cho thuê sẽ khó mà cải thiện được”, ông Richard Leech nhận định.
“Xịn” lại rớt giá
Khảo sát của CBRE cho thấy, trong quý 1 chỉ có khoảng 21.000 m2 văn phòng cho thuê được đưa vào khai thác mới tại tòa nhà Capital Tower (Trần Hưng Đạo, Hà Nội), nhưng chỉ đạt tiêu chuẩn văn phòng hạng B.
Đặc biệt, trong khi giá thuê của phân khúc văn phòng hạng B có xu hướng tăng (tăng khoảng 3,5% trong quý 1) thì giá văn phòng hạng A đã giảm nhẹ, khoảng 3,55% so với cuối năm 2009, đạt khoảng 42,16 USD/m2/tháng. Tỷ lệ trống toàn thị trường của văn phòng hạng A và B là 18,7%, tương đương với gần 80.000 m2 mặt bằng trống.
Theo bà Từ Hồng An, Trưởng phòng cấp cao thị trường văn phòng của CBRE, với gần 6.000 m2 văn phòng hạng B và 2.000 m2 văn phòng hạng A đã được cho thuê trong quý 1 sẽ tiếp tục tạo áp lực giảm giá đối với cả hai phân khúc này trong thời gian tới.
Ở mảng khách sạn, cùng với việc du khách quốc tế giảm trong quý 1, giá phòng bình quân nói chung đều giảm so với quý 4/2009. Tuy nhiên, phân khúc khách sạn 5 sao có sự giảm giá mạnh nhất, khoảng 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt 118 USD/ngày đêm. Còn lại khách sạn 3 và 4 sao có mức độ giảm ít hơn, khoảng 3,5% so với cùng kỳ.
Sử dụng chỉ số doanh thu phòng trung bình (RevPAR) - một công cụ phản ánh tình hình kinh doanh của ngành kinh doanh khách sạn cho thấy, các khách sạn 5 sao giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái với doanh thu phòng đạt 73,33 USD/ngày đêm. Trong khi đó, các khách sạn 3 sao có tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ tăng 26%, lên mức 22,81 USD.
Theo khảo sát mới nhất của Công ty Tư vấn và Quản lý bất động sản CBRE Việt Nam về thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2010, trái ngược với phân khúc căn hộ để bán hay đất ở đang tăng giá mạnh ở hầu hết các khu vực thì giao dịch tại mảng cho thuê cao cấp - bao gồm căn hộ, văn phòng và khách sạn - lại đang rơi vào tình trạng không mấy sáng sủa.
Cao cấp ế hơn
Theo khảo sát của CBRE, trong quý 1, phân khúc căn hộ dịch vụ cho thuê nói chung đã có sự cải thiện rõ rệt về tỷ lệ trống với 99 căn được cho thuê trong vòng 3 tháng qua, góp phần hạ tỷ lệ trống của toàn phân khúc này xuống còn 5,55%.
Bên cạnh đó, giá thuê của phân khúc căn hộ cho thuê cũng đã tăng khoảng 2% so với quý 4/2009, đạt mức trung bình khoảng 30,29 USD/m2/tháng.
Tuy nhiên, khảo sát của CBRE cho thấy, cho dù cầu về căn hộ cho thuê có tăng trong quý 1, song những căn hộ cao cấp, được thiết kế rộng rãi, hiện đại, có 3 - 4 phòng ngủ, lại có tỷ lệ trống lớn nhất so với căn hộ cho thuê có mức giá trung bình hay giá rẻ.
Theo ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE, trong thời gian tới, phân khúc căn hộ cho thuê được dự báo sẽ đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt hơn, khi nhiều chung cư hạng sang và cao cấp sẽ được bàn giao trong năm 2011.
Đặc biệt, việc hai tổ hợp hiện đại là Charmvit Grand plaza (đường Trần Duy Hưng) và Crown Plaza (Lê Đức Thọ, Mỹ Đình) dự kiến khai trương trong quý 2, sẽ tạo thêm nguồn cung lớn tại phân khúc này.
“Nguồn cung tăng, trong khi nhu cầu vẫn còn hạn chế chắc chắn sẽ tạo sức ép lên giá thuê trong thời gian tới. Đặc biệt, nếu số lượng người nước ngoài đến làm việc và sinh sống tại Hà Nội ổn định trong vài năm tới không tăng gấp đôi hiện nay thì nhiều khả năng nhu cầu về căn hộ cho thuê sẽ khó mà cải thiện được”, ông Richard Leech nhận định.
“Xịn” lại rớt giá
Khảo sát của CBRE cho thấy, trong quý 1 chỉ có khoảng 21.000 m2 văn phòng cho thuê được đưa vào khai thác mới tại tòa nhà Capital Tower (Trần Hưng Đạo, Hà Nội), nhưng chỉ đạt tiêu chuẩn văn phòng hạng B.
Đặc biệt, trong khi giá thuê của phân khúc văn phòng hạng B có xu hướng tăng (tăng khoảng 3,5% trong quý 1) thì giá văn phòng hạng A đã giảm nhẹ, khoảng 3,55% so với cuối năm 2009, đạt khoảng 42,16 USD/m2/tháng. Tỷ lệ trống toàn thị trường của văn phòng hạng A và B là 18,7%, tương đương với gần 80.000 m2 mặt bằng trống.
Theo bà Từ Hồng An, Trưởng phòng cấp cao thị trường văn phòng của CBRE, với gần 6.000 m2 văn phòng hạng B và 2.000 m2 văn phòng hạng A đã được cho thuê trong quý 1 sẽ tiếp tục tạo áp lực giảm giá đối với cả hai phân khúc này trong thời gian tới.
Ở mảng khách sạn, cùng với việc du khách quốc tế giảm trong quý 1, giá phòng bình quân nói chung đều giảm so với quý 4/2009. Tuy nhiên, phân khúc khách sạn 5 sao có sự giảm giá mạnh nhất, khoảng 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt 118 USD/ngày đêm. Còn lại khách sạn 3 và 4 sao có mức độ giảm ít hơn, khoảng 3,5% so với cùng kỳ.
Sử dụng chỉ số doanh thu phòng trung bình (RevPAR) - một công cụ phản ánh tình hình kinh doanh của ngành kinh doanh khách sạn cho thấy, các khách sạn 5 sao giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái với doanh thu phòng đạt 73,33 USD/ngày đêm. Trong khi đó, các khách sạn 3 sao có tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ tăng 26%, lên mức 22,81 USD.