Bên trong phòng thử nghiệm độ bền iPhone của Apple 

Bạch Dương
Chia sẻ

Apple hiện đang sở hữu tới 200 phòng thử nghiệm chuyên dụng để kiểm tra độ bền của các sản phẩm mới…

Trung bình, trước khi một mẫu iPhone mới được ra mắt Apple có thể kiểm tra tới 10.000 thiết bị để đảm bảo chất lượng. 
Trung bình, trước khi một mẫu iPhone mới được ra mắt Apple có thể kiểm tra tới 10.000 thiết bị để đảm bảo chất lượng. 

Tại đây, các thiết bị sẽ phải trải qua những bài kiểm tra khắt khe nhằm đảm bảo hoạt động bền bỉ trong điều kiện sử dụng thực tế. 

Chính nhờ quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt để đảm bảo độ bền trước khi ra mắt, iPhone luôn giữ được giá trị cao hơn tới 40% so với các mẫu điện thoại Android. Theo báo cáo của Counterpoint, Apple hiện chiếm tới 56% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu.

Ngoài iPhone, những thiết bị khác của Apple như Mac, iPad, Apple Watch hay AirPods cũng được đánh giá cao về độ bền, góp phần giúp chúng giữ giá lâu dài.

Các thiết bị của Apple hiện được sử dụng ở hơn 175 quốc gia, thế nên Apple cho biết họ phải đảm bảo các sản phẩm luôn hoạt động ổn định, ngay cả trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Apple có những bài kiểm tra thiết bị ở môi trường nóng ẩm, thậm chí thử ngâm thiết bị trong hơi muối suốt 100 giờ để xem có bị ăn mòn hay không. Một thử nghiệm khác là cho iPhone tiếp xúc với cát từ sa mạc Arizona để đánh giá xem bụi có lọt vào loa hay cổng sạc hay không.

Thậm chí, Apple còn tạo ra mồ hôi và ráy tai nhân tạo trong phòng thí nghiệm, nghe có vẻ kỳ lạ nhưng rất thực tế, để kiểm tra khả năng chịu đựng của thiết bị với các yếu tố thường gặp trong đời sống hằng ngày.

Thử nghiệm rơi iPhone tự do - Ảnh: Counterpoint. 
Thử nghiệm rơi iPhone tự do - Ảnh: Counterpoint. 

Một tiêu chí là khả năng kháng nước. Apple có hẳn một khu vực mô phỏng mưa, trong đó trần nhà nhỏ từng giọt nước xuống thiết bị – tuy không phải mưa thật nhưng cũng đủ để đánh giá hiệu quả chống nước. Nếu vượt qua bài kiểm tra này, thiết bị sẽ đạt chuẩn IPX5, trong đó chữ “X” nghĩa là chưa kiểm tra khả năng chống bụi.

Tiếp theo, Apple đo khả năng chịu tia nước mạnh từ khoảng cách xa. Nếu thiết bị vượt qua được bài test này, nó sẽ đạt chuẩn chống nước IPX6. Với các mức chống nước cao hơn như IPX7 và IPX8 – tương đương khả năng ngâm nước ở độ sâu lần lượt khoảng 1 mét và 6 mét. Theo đó, Apple sử dụng các bể điều áp để mô phỏng môi trường thực tế. 

Đáng chú ý, không chỉ dừng lại ở nước sạch, Apple còn kiểm tra thiết bị trong nhiều loại chất lỏng như nước ngọt, nước trái cây, kem chống nắng hay nước hoa – những thứ rất dễ dây vào điện thoại trong đời sống hằng ngày.

Hiện tại, chuẩn chống nước cao nhất trên dòng iPhone 16 vừa ra mắt là IP68, áp dụng cho iPhone 16 Pro và 16 Pro Max. Điều này có nghĩa thiết bị vừa kháng bụi hoàn toàn, vừa có thể chịu được độ sâu hơn 6 mét nước trong suốt 30 phút mà vẫn hoạt động bình thường.

Apple cũng không bỏ qua các tình huống rơi vỡ – một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến điện thoại cần sửa chữa.

Counterpoint tiết lộ sau chuyến thăm phòng thử nghiệm chuyên dụng của Apple rằng hãng đã mô phỏng nhiều tình huống rơi tự nhiên, bất ngờ, tương tự như trong quá trình sử dụng hằng ngày. 

Apple kiểm tra khả năng chịu rung của các sản phẩm - Ảnh: Counterpoint. 
Apple kiểm tra khả năng chịu rung của các sản phẩm - Ảnh: Counterpoint. 

Apple thậm chí còn tạo ra một “robot vụng về” để thả rơi thiết bị theo nhiều góc độ, trên các bề mặt khác nhau như nhựa đường, sỏi hay đá granit. Sau mỗi lần rơi, thiết bị được kiểm tra bằng phần mềm riêng do chính các kỹ sư của Apple phát triển.

Một bài kiểm tra khác đánh giá khả năng chịu rung, mô phỏng các tình huống mà thiết bị có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển hoặc sử dụng lâu dài. Các thiết bị được đặt lên bàn rung để thử nghiệm mức độ ổn định và độ bền linh kiện.

Counterpoint cho biết họ rất ấn tượng với mức độ tỉ mỉ trong quy trình thử nghiệm của Apple. Trung bình, trước khi một mẫu iPhone mới được ra mắt Apple có thể kiểm tra tới 10.000 thiết bị để đảm bảo chất lượng. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con