Biến đổi khí hậu tại các quốc gia đang phát triển: Cần hơn 1.000 tỷ USD để phục hồi

Bảo Ngọc
Chia sẻ

Các quốc gia đang phát triển sẽ cần hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm để đạt được tiến bộ đáng kể trong quá trình cải thiện bầu không khí…

Khói bốc lên từ một nhà máy thép hoạt động trái phép vào ngày 4/11/2016 ở Nội Mông (Trung Quốc).
Khói bốc lên từ một nhà máy thép hoạt động trái phép vào ngày 4/11/2016 ở Nội Mông (Trung Quốc).

Bà Mari Pangestu, cựu quan chức Ngân hàng Thế giới kiêm cựu Bộ trưởng Bộ thương mại Indonesia, cho biết: "Ước tính phải mất khoảng 1000 tỷ đến 3000 tỷ USD mỗi năm để các nước đang phát triển có những bước chuyển mình đáng kể".

Thực trạng thiếu kinh phí đã gây khó khăn cho các quốc gia trong việc giảm lượng khí thải carbon và chuyển sang năng lượng sạch, bà Pangestu nói thêm. Điều này dẫn đến ranh giới ngày càng cách biệt giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển, những nước được cho là đang cố gắng cải thiện mạnh mẽ vấn đề liên quan đến khí hậu và môi trường, CNBC đưa tin.

"Cuộc tranh luận sẽ kéo dài cho đến khi các nước phát triển coi đây là vấn đề về sự bền vững chứ không chỉ riêng khí hậu", bà Pangestu, cũng từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, nhận định.

"Bạn không thể tách rời hai yếu tố trên", bà nhấn mạnh thêm rằng "từ khóa cốt lõi ở đây là quá trình chuyển đổi". "Làm thế nào để chuyển đổi từ mức phát thải cao hiện nay sang năng lượng sạch? Để làm được, chúng ta phải có nguồn lực".

Bà Pangestu cho biết “một phần mấu chốt của tranh cãi” là bởi sự thiếu đồng thuận trong cuộc họp giữa các Bộ trưởng tại Hội nghị G20 về môi trường, khí hậu và năng lượng vừa kết thúc gần đây ở Ấn Độ.

Tài liệu cho thấy, cuộc đàm phán vào cuối tháng 7 vừa qua đã kết thúc mà không có sự đồng thuận về những luận điểm quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, ví dụ như vấn đề quỹ tài chính hỗ trợ các nước đang phát triển.

Bộ trưởng Nội các Liên minh về Môi trường, Rừng & Biến đổi khí hậu; Lao động & Việc làm Ấn Độ Bhupender Yadav, phụ trách chủ trì hội nghị thừa nhận đã có "một số tranh luận về năng lượng và định hướng mục tiêu khác nhau".

CHỈ TRÍCH GAY GẮT

Hội nghị được coi là cơ hội để các quốc gia đang có mức phát thải cao trên thế giới thực hiện những thay đổi cụ thể trước cuộc họp với các nhà lãnh đạo G20 vào tháng 9 tới tại New Delhi và Hội nghị thượng đỉnh COP28 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào tháng 12 năm nay.

Việc không đạt được thỏa thuận đã khiến nhiều quốc gia hứng chịu sự chỉ trích gay gắt từ số đông nhà hoạt động môi trường.

"Châu Âu và Bắc Phi đang liên tục hỏa hoạn, châu Á bị tàn phá bởi lũ lụt. Thế nhưng các Bộ trưởng tại Hội nghị G20 lại không tìm được hướng đi chung để ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu đang leo thang từng ngày", ông Alex Scott đến từ tổ chức tư vấn biến đổi khí hậu E3G cho biết.

"Các báo cáo cho thấy dấu hiệu rằng Saudi Arab và Trung Quốc đang điều phối không gian thảo luận của diễn đàn, ưu tiên một hướng đi mới trong quá trình chuyển đổi năng lượng hơn việc bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển", vị chuyên gia giải thích thêm.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc bác bỏ việc nước này cản trở cuộc thảo luận về khí hậu tại Hội nghị G20. Quốc gia tỷ dân khẳng định "các báo cáo đang hoàn toàn đi ngược lại với thực tế". Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh cuộc họp "đã đạt được kết quả tích cực và công bằng".

"Tuy nhiên, một số quốc gia đã nêu ra các vấn đề địa chính trị như một trở ngại và cuộc họp đã không được thông qua. Trung Quốc thấy thật đáng tiếc vì điều này", Bộ Ngoại giao cho biết và không giải thích thêm.

QUY MÔ VÀ TÍNH CẤP BÁCH

Cần tạo ra một chiến dịch có "quy mô và tính cấp bách" hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, cựu quan chức Pangestu nói thêm rằng điều này đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ từ tất cả các bên liên quan.

"Một phần nỗ lực trong số này đến từ nguồn lực của chính các quốc gia", bà lưu ý. "Ngoài ra, một nhân tố khác quan trọng không kém chính là các ngân hàng phát triển đa phương và tổ chức tài chính, điều này sẽ làm giảm chi phí cũng như rủi ro nhằm thu hút thêm nguồn lực tư nhân tham gia".

Nguyên Bộ trưởng Pangestu lập luận rằng nếu các quốc gia phát triển muốn tránh xa nhiên liệu hóa thạch và giảm thiểu công suất của các nhà máy than thì cần có sự hỗ trợ nhiều hơn cho các nước đang phát triển.

"Hầu hết nhà máy sản xuất đều là những công ty tư nhân, bạn phải bồi thường cho họ khi muốn hạn chế hoạt động kinh doanh, về cả mặt pháp lý lẫn tài chính. Vì vậy, đây là lúc chúng ta cần thực sự tham gia vào các chính sách và cải cách".

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con