Bộ Công Thương lập Ban chỉ đạo xử lý loạt dự án thua lỗ lớn
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ giữ vai trò Trưởng ban chỉ đạo này
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các vấn tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương.
Theo đó, người đứng đầu Tổ công tác đặc biệt này là Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Ngoài ra còn có 16 thành viên bao gồm Tổ giúp việc gồm lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Vụ Pháp chế và cán bộ của các đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ rà soát, đánh giá toàn diện các vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện các dự án lớn ở một số tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành Công Thương; đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả của các dự án.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phải xác định vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và triển khai dự án.
Đồng thời, Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được Chính phủ và kiến nghị các phương án giải quyết cụ thể đối với từng dự án để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và tổ chức triển khai thực hiện.
Tại cuộc họp chiều 20/12 của Chính phủ với lãnh đạo một số bộ ngành, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay, tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc hội đã nêu lên tại nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 vừa qua (là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình), Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ thêm 7 nhà máy, dự án khác là: Đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.
Theo đó, người đứng đầu Tổ công tác đặc biệt này là Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Ngoài ra còn có 16 thành viên bao gồm Tổ giúp việc gồm lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Vụ Pháp chế và cán bộ của các đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ rà soát, đánh giá toàn diện các vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện các dự án lớn ở một số tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành Công Thương; đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả của các dự án.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phải xác định vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và triển khai dự án.
Đồng thời, Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được Chính phủ và kiến nghị các phương án giải quyết cụ thể đối với từng dự án để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và tổ chức triển khai thực hiện.
Tại cuộc họp chiều 20/12 của Chính phủ với lãnh đạo một số bộ ngành, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay, tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc hội đã nêu lên tại nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 vừa qua (là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình), Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ thêm 7 nhà máy, dự án khác là: Đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.