Bộ Khoa học và Công nghệ: Hoạt động xả thải nước chứa chất phóng xạ sẽ không tác động đến vùng biển Việt Nam

Nhĩ Anh
Chia sẻ

Tác động về mặt phóng xạ của quá trình xả thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima là không đáng kể đối với con người và môi trường của Nhật Bản. Vì vậy, hoạt động xả thải sẽ không gây tác động đến vùng biển Việt Nam...

Các bể chứa nước thải tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Ảnh Kyodo
Các bể chứa nước thải tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Ảnh Kyodo

Phó Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) Phạm Văn Toàn cho biết tại họp báo thường kỳ quý 2/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ diễn ra chiều 19/7/2023.

Tại buổi họp báo, đại diện các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ đã thông tin những kết quả hoạt động trong Quý 2/2023 vừa qua; đồng thời chia sẻ nhiều vấn đề báo chí quan tâm như: độ trễ và rủi ro trong nghiên cứu khoa học, hoạt động ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, phát triển công nghệ cao…

Liên quan đến vấn đề việc Nhật Bản xả hàng triệu tấn nước chứa chất phóng xạ xuống biển, có tác động gì đến vùng biển của Việt Nam không, ông Phạm Văn Toàn thông tin, ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản đã xảy ra sự cố đối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daichi do ảnh hưởng của động đất và sóng thần, còn được gọi là thảm họa kép. Sự cố này đã làm phát sinh một lượng lớn nước thải có chứa phóng xạ.

Để xử lý lượng chất thải này, từ tháng 4/2021, kế hoạch xả thải của Nhật Bản đã được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cùng với các chuyên gia hàng đầu về an toàn hạt nhân được quốc tế công nhận đến từ 11 quốc gia (trong đó có chuyên gia của Việt Nam) tiến hành thẩm định dựa trên các tiêu chuẩn an toàn của IAEA.

Ông Phạm Văn Toàn, Phó Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) thông tin tại họp báo chiều ngày 19/7.
Ông Phạm Văn Toàn, Phó Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) thông tin tại họp báo chiều ngày 19/7.

Ngày 4/7/2023 vừa qua, sau hơn 2 năm làm việc, IAEA đã chính thức trao cho Chính phủ Nhật Bản báo cáo đánh giá, trong đó kết luận “kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản về việc xả nước thải đã qua xử lý ra biển là phù hợp với Tiêu chuẩn An toàn của IAEA.

Theo kết quả đánh giá của IAEA, nồng độ của các nhân phóng xạ có trong nước ở khoảng cách 30 km so với vị trí dự kiến xả thải có tỷ lệ rất nhỏ so với nồng độ phóng xạ tự nhiên trong nước biển và hầu như không có tác động về mặt phóng xạ đến môi trường biển.

Kết quả đánh giá cũng cho thấy, mức liều bức xạ một người dân Nhật Bản phải nhận do hoạt động xả thải là rất nhỏ so với giới hạn liều đối với công chúng do ảnh hưởng của công việc bức xạ theo quy định hiện nay tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 8/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng hoặc tại Phụ lục của Tiêu chuẩn GSG-8 năm 2018 của IAEA về Bảo vệ bức xạ cho công chúng và môi trường).

Trên thực tế, nước thải dự kiến được thải ra biển đã được xử lý để loại bỏ gần như toàn bộ chất phóng xạ, ngoại trừ chất phóng xạ tritium (một chất phát quang phóng xạ của Hydro). Thêm nữa, theo quy trình Nhật Bản xây dựng để thẩm định, trước khi xả thải ra biển, Nhật Bản sẽ tiến hành pha loãng nước đã được xử lý bởi hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến bằng nước biển để đưa nồng độ phóng xạ của Tritium trong nước thải về dưới tiêu chuẩn quy định.

Do đó có thể thấy, tác động về mặt phóng xạ của quá trình xả thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima là không đáng kể đối với con người và môi trường của Nhật Bản. Chính vì vậy, có thể thấy hoạt động xả thải sẽ không gây tác động đến vùng biển Việt Nam.

Ông Toàn cũng chia sẻ về quan điểm của Việt Nam về vấn đề Nhật Bản xả nước thải phóng xạ từ sự cố hạt nhân Fukushima Daichi. Đối với vấn đề Nhật Bản xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý ra biển, Việt Nam (thông qua Bộ Ngoại giao) luôn khẳng định: Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân thuộc về quốc gia sử dụng năng lượng nguyên tử, đồng thời đề nghị có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ, minh bạch trong việc chia sẻ thông tin, ứng xử có trách nhiệm và đúng quy định của luật pháp quốc tế trong trường hợp có sự cố hoặc tai nạn xảy ra.

Việt Nam cũng đề cao việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, bảo vệ môi trường biển và các tài nguyên biển, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các quy định liên quan của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con