Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Đảm bảo không có tái lạm phát
Đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về gói kích cầu, nguy cơ tái lạm phát và đề án tái cấu trúc nền kinh tế
Những vấn đề liên quan đến gói kích cầu, nguy cơ tái lạm phát và đề án tái cấu trúc nền kinh tế đã được các đại biểu tập trung chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chiều 12/6.
Kích cầu đã “bấm đúng huyệt”
Mở đầu cho phần chất vấn, đại biểu Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận) cho rằng, Quốc hội đánh giá rất cao gói kích cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn về hiệu quả và những hệ lụy cuả gói kích cầu này.
Theo đại biểu Minh, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho thấy, quy mô của gói kích cầu không chỉ là 8 tỷ USD mà có thể lên đến 9 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP.
Ồng Minh nói, ngay như nước Mỹ được xem là quốc gia bị suy thoái nặng nề nhất nhưng gói kích cầu của họ cũng chỉ đến 4,8% GDP, còn Trung Quốc là 4,4%, Nhật Bản là 2,2%, Thái Lan là 1,1%, Phillipin là 1,8.
Chính vì vậy, băn khoăn của đại biểu này là cơ sở nào để Chính phủ đưa ra quy mô gói kích cầu lớn như vậy và liệu Chính phủ có lường hết khả năng tái lạm phát của nền kinh tế hay không?
Đáp lại thắc mắc trên, Bộ trưởng Phúc cho biết, gói kích cầu của Chính phủ là gói kích cầu đa mục tiêu, nên Chính phủ cũng đã phải “đau đầu” trong việc tính toán cách thức triển khai gói kích cầu.
Theo Bộ trưởng, Chính phủ đã thống nhất quan điểm, trong bối cảnh suy giảm kinh tế thì mục tiêu hàng đầu phải là cứu doanh nghiệp, phải tạo ra được việc làm thì mới mong có tăng trưởng, mới giải quyết được cả 2 mục tiêu là chống suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Nhưng cứu doanh nghiệp bằng cách nào cũng không phải là chuyện đơn giản, bởi đưa tiền trực tiếp cũng không ổn, vì sẽ vi phạm các quy định liên quan đến xuất khẩu. Do vậy, Chính phủ quyết định bằng cách hỗ trợ hệ thống ngân hàng, bởi trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn không có vốn, hoạt động đều chủ yếu dựa vào vốn vay, nên với gói kích cầu hỗ trợ lãi suất thì ngân hàng cũng được lợi, kéo theo doanh nghiệp sẽ duy trì được vay vốn và vẫn hoạt động bình thường.
Theo Bộ trưởng Phúc, với gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất thì người dân vẫn tiếp tục gửi tiền, ngân hàng có tiền cho vay, doanh nghiệp vay được tiền, từ đó đảm bảo duy trì sản xuất, có tăng trưởng, công nhân có việc làm. Gọi nó là đa mục tiêu là như vậy.
“Qua phân tích tình hình kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ, phân tích hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi thấy việc đưa ra quốc sách cũng giống như bấm huyệt, và thực tế với gói kích cầu hiện nay thì dường như chúng ta đã bấm vào đúng huyệt”, Bộ trưởng Phúc ví von.
Đảm bảo không có tái lạm phát
Về nguy cơ tái lạm phát, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã thảo luận kỹ vấn đề này. Tuy nhiên, để đảm bảo tái lạm phát không xảy ra, Thủ tướng đã chỉ đạo phải theo dõi sát tình hình tài chính tiền tệ, đồng thời chủ động phòng ngừa các khả năng tăng giá các mặt hàng trên thị trường quốc tế.
“Chúng tôi cũng đã lường hết khả năng đó. Khi đã có cảnh báo rồi thì chắc chắn Chính phủ sẽ có biện pháp cụ thể để phòng ngừa, đảm bảo không có tái lạm phát”, Bộ trưởng khẳng định.
Còn đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) lại quan tâm đến đến những phản ứng phụ của gói kích cầu. Ông băn khoăn, với tư cách là tham mưu cho Chính phủ, Bộ có tiến hành nghiên cứu phản ứng phụ của gói kích cầu hay không? Và đề án tái cấu trúc nền kinh tế đã được xây dựng tới đâu, có kịp trình Quốc hội tại kỳ họp tới hay không?
Về phản ứng phụ của gói kích cầu, theo Bộ trưởng Phúc, Chính phủ đã lường hết tất cả những phản ứng phụ. Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải theo dõi liên tục diễn biến của nền kinh tế phản ứng với gói kích cầu.
“Chúng ta không thể đưa một đề án định sẵn được, đây là vấn đề phải phản ứng linh hoạt và phải có đối sách linh hoạt”, ông Phúc nói.
Liên quan đến đề án tái cấu trúc nền kinh tế, Bộ trưởng Phúc cho biết, hiện có 8 vấn đề mà Bộ này sẽ đưa vào trong đề án.
Thứ nhất là cấu trúc lại mô hình phát triển hay còn gọi là mô hình kinh tế. Thứ hai là phải nghiên cứu lại cơ cấu ngành, hay còn gọi là cơ cấu sản nghiệp. Thứ ba là xem xét lại cơ cấu doanh nghiệp, đánh giá tính hợp lý của mô hình như hiện nay hợp lý hay chưa. Thứ tư là cơ cấu lại thị trường, bao gồm thị trường trong nước, thị trường xuất và kích cầu nội địa. Thứ năm là cơ cấu lại thể chế kinh tế. Đây là vấn đề bắt buộc phải làm. Thứ sáu là cơ cấu lại nguồn nhân lực. Thứ bảy là cơ cấu lại vùng miền, khu vực kinh tế. Vấn đề cuối cùng là cơ cấu lại đầu tư, phải tìm ra được cái cốt lõi nhất.
Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc được tiếp tục trong sáng 13/6.
Kích cầu đã “bấm đúng huyệt”
Mở đầu cho phần chất vấn, đại biểu Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận) cho rằng, Quốc hội đánh giá rất cao gói kích cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn về hiệu quả và những hệ lụy cuả gói kích cầu này.
Theo đại biểu Minh, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho thấy, quy mô của gói kích cầu không chỉ là 8 tỷ USD mà có thể lên đến 9 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP.
Ồng Minh nói, ngay như nước Mỹ được xem là quốc gia bị suy thoái nặng nề nhất nhưng gói kích cầu của họ cũng chỉ đến 4,8% GDP, còn Trung Quốc là 4,4%, Nhật Bản là 2,2%, Thái Lan là 1,1%, Phillipin là 1,8.
Chính vì vậy, băn khoăn của đại biểu này là cơ sở nào để Chính phủ đưa ra quy mô gói kích cầu lớn như vậy và liệu Chính phủ có lường hết khả năng tái lạm phát của nền kinh tế hay không?
Đáp lại thắc mắc trên, Bộ trưởng Phúc cho biết, gói kích cầu của Chính phủ là gói kích cầu đa mục tiêu, nên Chính phủ cũng đã phải “đau đầu” trong việc tính toán cách thức triển khai gói kích cầu.
Theo Bộ trưởng, Chính phủ đã thống nhất quan điểm, trong bối cảnh suy giảm kinh tế thì mục tiêu hàng đầu phải là cứu doanh nghiệp, phải tạo ra được việc làm thì mới mong có tăng trưởng, mới giải quyết được cả 2 mục tiêu là chống suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Nhưng cứu doanh nghiệp bằng cách nào cũng không phải là chuyện đơn giản, bởi đưa tiền trực tiếp cũng không ổn, vì sẽ vi phạm các quy định liên quan đến xuất khẩu. Do vậy, Chính phủ quyết định bằng cách hỗ trợ hệ thống ngân hàng, bởi trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn không có vốn, hoạt động đều chủ yếu dựa vào vốn vay, nên với gói kích cầu hỗ trợ lãi suất thì ngân hàng cũng được lợi, kéo theo doanh nghiệp sẽ duy trì được vay vốn và vẫn hoạt động bình thường.
Theo Bộ trưởng Phúc, với gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất thì người dân vẫn tiếp tục gửi tiền, ngân hàng có tiền cho vay, doanh nghiệp vay được tiền, từ đó đảm bảo duy trì sản xuất, có tăng trưởng, công nhân có việc làm. Gọi nó là đa mục tiêu là như vậy.
“Qua phân tích tình hình kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ, phân tích hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi thấy việc đưa ra quốc sách cũng giống như bấm huyệt, và thực tế với gói kích cầu hiện nay thì dường như chúng ta đã bấm vào đúng huyệt”, Bộ trưởng Phúc ví von.
Đảm bảo không có tái lạm phát
Về nguy cơ tái lạm phát, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã thảo luận kỹ vấn đề này. Tuy nhiên, để đảm bảo tái lạm phát không xảy ra, Thủ tướng đã chỉ đạo phải theo dõi sát tình hình tài chính tiền tệ, đồng thời chủ động phòng ngừa các khả năng tăng giá các mặt hàng trên thị trường quốc tế.
“Chúng tôi cũng đã lường hết khả năng đó. Khi đã có cảnh báo rồi thì chắc chắn Chính phủ sẽ có biện pháp cụ thể để phòng ngừa, đảm bảo không có tái lạm phát”, Bộ trưởng khẳng định.
Còn đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) lại quan tâm đến đến những phản ứng phụ của gói kích cầu. Ông băn khoăn, với tư cách là tham mưu cho Chính phủ, Bộ có tiến hành nghiên cứu phản ứng phụ của gói kích cầu hay không? Và đề án tái cấu trúc nền kinh tế đã được xây dựng tới đâu, có kịp trình Quốc hội tại kỳ họp tới hay không?
Về phản ứng phụ của gói kích cầu, theo Bộ trưởng Phúc, Chính phủ đã lường hết tất cả những phản ứng phụ. Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải theo dõi liên tục diễn biến của nền kinh tế phản ứng với gói kích cầu.
“Chúng ta không thể đưa một đề án định sẵn được, đây là vấn đề phải phản ứng linh hoạt và phải có đối sách linh hoạt”, ông Phúc nói.
Liên quan đến đề án tái cấu trúc nền kinh tế, Bộ trưởng Phúc cho biết, hiện có 8 vấn đề mà Bộ này sẽ đưa vào trong đề án.
Thứ nhất là cấu trúc lại mô hình phát triển hay còn gọi là mô hình kinh tế. Thứ hai là phải nghiên cứu lại cơ cấu ngành, hay còn gọi là cơ cấu sản nghiệp. Thứ ba là xem xét lại cơ cấu doanh nghiệp, đánh giá tính hợp lý của mô hình như hiện nay hợp lý hay chưa. Thứ tư là cơ cấu lại thị trường, bao gồm thị trường trong nước, thị trường xuất và kích cầu nội địa. Thứ năm là cơ cấu lại thể chế kinh tế. Đây là vấn đề bắt buộc phải làm. Thứ sáu là cơ cấu lại nguồn nhân lực. Thứ bảy là cơ cấu lại vùng miền, khu vực kinh tế. Vấn đề cuối cùng là cơ cấu lại đầu tư, phải tìm ra được cái cốt lõi nhất.
Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc được tiếp tục trong sáng 13/6.