Sang năm sẽ “hậu kiểm” gói kích cầu
Trọng tâm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong thời gian tới là kiểm tra việc thực hiện các gói chính sách kích cầu
Đối phó với suy giảm kinh tế, Nhà nước đang thực hiện các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng thời tăng cường chi tiêu công.
Một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra với gói kích cầu là phải thực hiện trong ngắn hạn. Trong bối cảnh như vậy, nếu thực hiện kiểm toán, liệu có làm tiến độ thực hiện kích cầu chậm lại?
Trả lời câu hỏi này, ông Vương Đình Huệ - Tổng kiểm toán Nhà nước, nói:
- Quan điểm chung là đi đôi với việc tăng các gói kích cầu, dù nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa nhưng không nới lỏng quản lý. Ngược lại, phải tăng cường giám sát về tài chính và cảnh báo các nguy cơ, nhất là việc phân bổ và sử dụng các gói kích cầu sử dụng không đúng mục đích.
Hoạt động kiểm toán lúc này rất cần thiết và hoàn toàn không phải là cản đường. Kiểm toán Nhà nước sẽ hỗ trợ Chính phủ kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên về cơ cấu tín dụng, dư nợ tín dụng, mức tăng tổng phương tiện thanh toán, bảo lãnh cho vay... góp phần hạn chế rủi ro, phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ và hiệu quả phối hợp với chính sách tài khóa.
Dựa trên các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, sử dụng sai mục đích sẽ bị thu hồi, hoàn trả cho ngân sách Nhà nước, cá nhân phê duyệt chi sai sẽ bị xem xét, xử lý trách nhiệm.
Số liệu chi tiêu công được Kiểm toán Nhà nước kiểm tra và xác nhận là cơ sở tin cậy để Chính phủ hoạch định các chính sách, biện pháp kinh tế, tài chính.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước còn xem xét, đánh giá văn bản pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi, cả những ưu điểm, hợp lý và những vấn đề bất cập, không sát thực tế, những rủi ro pháp lý...
Trọng điểm của chúng ta trong thời gian tới là một mặt phải nghiên cứu quy định thắt chặt hơn việc chi chuyển nguồn. Mặt khác, trong quản lý điều hành phải rất quyết liệt, đặc biệt tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhất là về mặt thủ tục hành chính để chúng ta có thể triển khai chi tiêu nhà nước, trong đó có các gói kích cầu của Chính phủ nhanh và hiệu quả hơn.
Các gói kích cầu của Chính phủ sẽ được thực hiện kiểm toán vào thời điểm nào, thưa ông?
Chức năng chính của Kiểm toán Việt Nam cũng như kiểm toán các nước là hậu kiểm (kiểm toán, quyết toán sau một chu kỳ ngân sách đã được thực hiện). Do đó, năm 2010, nhiệm vụ chính của Kiểm toán Nhà nước là “hậu kiểm” việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 17 ngàn tỉ đồng và thực thi chính sách miễn, giảm, giãn thuế đang thực hiện năm nay.
Với con mắt của một chuyên gia kiểm toán thì ông nhìn nhận thế nào về những rủi ro có thể xảy ra với gói kích cầu như đảo nợ, dòng tiền không chảy đúng đích?
Cùng với quy mô chi tiêu công càng ngày càng lớn, mức độ rủi ro cũng có chiều hướng gia tăng. Hai kịch bản xấu về kinh tế có thể xảy ra do tăng chi tiêu công gồm: cản trở sự phát triển của nền kinh tế và chưa chắc đã đạt được mục tiêu đề ra.
Việc tăng chi tiêu công không hợp lý, không có cơ chế kiểm soát chi phí chặt chẽ và không có cạnh tranh có thể dẫn đến sự khuyến khích việc phân bổ các nguồn lực của cộng đồng một cách kém hiệu quả, dẫn tới nguy cơ cản trở việc sử dụng có lợi hơn các nguồn lực hiện có, tức là cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
Mặt khác, tăng chi tiêu công cũng có thể dẫn đến phải tăng vay nợ hay tăng các khoản thu (thuế) mới. Điều đó ảnh hưởng đến tiết kiệm của các hộ gia đình và tích luỹ của doanh nghiệp, làm giảm khả năng đầu tư của khu vực tư nhân... Rõ ràng là rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước đã có kiểm tra giám sát rất chặt chẽ.
Chúng tôi tin rằng với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, sự cố gắng của ngành tài chính, ngân hàng, gói hỗ trợ lãi suất sẽ được thực hiện hiệu quả.
Chúng tôi xác định, một trong những nhiệm vụ chính của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2010 khi đánh giá các gói kích cầu của Chính phủ, có hai trọng tâm chính: xem xét việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất và xem xét việc thực thi, miễn giảm, hoãn thuế...
Một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra với gói kích cầu là phải thực hiện trong ngắn hạn. Trong bối cảnh như vậy, nếu thực hiện kiểm toán, liệu có làm tiến độ thực hiện kích cầu chậm lại?
Trả lời câu hỏi này, ông Vương Đình Huệ - Tổng kiểm toán Nhà nước, nói:
- Quan điểm chung là đi đôi với việc tăng các gói kích cầu, dù nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa nhưng không nới lỏng quản lý. Ngược lại, phải tăng cường giám sát về tài chính và cảnh báo các nguy cơ, nhất là việc phân bổ và sử dụng các gói kích cầu sử dụng không đúng mục đích.
Hoạt động kiểm toán lúc này rất cần thiết và hoàn toàn không phải là cản đường. Kiểm toán Nhà nước sẽ hỗ trợ Chính phủ kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên về cơ cấu tín dụng, dư nợ tín dụng, mức tăng tổng phương tiện thanh toán, bảo lãnh cho vay... góp phần hạn chế rủi ro, phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ và hiệu quả phối hợp với chính sách tài khóa.
Dựa trên các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, sử dụng sai mục đích sẽ bị thu hồi, hoàn trả cho ngân sách Nhà nước, cá nhân phê duyệt chi sai sẽ bị xem xét, xử lý trách nhiệm.
Số liệu chi tiêu công được Kiểm toán Nhà nước kiểm tra và xác nhận là cơ sở tin cậy để Chính phủ hoạch định các chính sách, biện pháp kinh tế, tài chính.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước còn xem xét, đánh giá văn bản pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi, cả những ưu điểm, hợp lý và những vấn đề bất cập, không sát thực tế, những rủi ro pháp lý...
Trọng điểm của chúng ta trong thời gian tới là một mặt phải nghiên cứu quy định thắt chặt hơn việc chi chuyển nguồn. Mặt khác, trong quản lý điều hành phải rất quyết liệt, đặc biệt tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhất là về mặt thủ tục hành chính để chúng ta có thể triển khai chi tiêu nhà nước, trong đó có các gói kích cầu của Chính phủ nhanh và hiệu quả hơn.
Các gói kích cầu của Chính phủ sẽ được thực hiện kiểm toán vào thời điểm nào, thưa ông?
Chức năng chính của Kiểm toán Việt Nam cũng như kiểm toán các nước là hậu kiểm (kiểm toán, quyết toán sau một chu kỳ ngân sách đã được thực hiện). Do đó, năm 2010, nhiệm vụ chính của Kiểm toán Nhà nước là “hậu kiểm” việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 17 ngàn tỉ đồng và thực thi chính sách miễn, giảm, giãn thuế đang thực hiện năm nay.
Với con mắt của một chuyên gia kiểm toán thì ông nhìn nhận thế nào về những rủi ro có thể xảy ra với gói kích cầu như đảo nợ, dòng tiền không chảy đúng đích?
Cùng với quy mô chi tiêu công càng ngày càng lớn, mức độ rủi ro cũng có chiều hướng gia tăng. Hai kịch bản xấu về kinh tế có thể xảy ra do tăng chi tiêu công gồm: cản trở sự phát triển của nền kinh tế và chưa chắc đã đạt được mục tiêu đề ra.
Việc tăng chi tiêu công không hợp lý, không có cơ chế kiểm soát chi phí chặt chẽ và không có cạnh tranh có thể dẫn đến sự khuyến khích việc phân bổ các nguồn lực của cộng đồng một cách kém hiệu quả, dẫn tới nguy cơ cản trở việc sử dụng có lợi hơn các nguồn lực hiện có, tức là cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
Mặt khác, tăng chi tiêu công cũng có thể dẫn đến phải tăng vay nợ hay tăng các khoản thu (thuế) mới. Điều đó ảnh hưởng đến tiết kiệm của các hộ gia đình và tích luỹ của doanh nghiệp, làm giảm khả năng đầu tư của khu vực tư nhân... Rõ ràng là rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước đã có kiểm tra giám sát rất chặt chẽ.
Chúng tôi tin rằng với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, sự cố gắng của ngành tài chính, ngân hàng, gói hỗ trợ lãi suất sẽ được thực hiện hiệu quả.
Chúng tôi xác định, một trong những nhiệm vụ chính của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2010 khi đánh giá các gói kích cầu của Chính phủ, có hai trọng tâm chính: xem xét việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất và xem xét việc thực thi, miễn giảm, hoãn thuế...