Bốn đột phá chiến lược quy hoạch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2050

Anh Nhi
Chia sẻ

Với mục tiêu tháo gỡ “điểm nghẽn” về địa lý, điều kiện địa hình, kết cấu hạ tầng, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực… Bắc Kạn chủ trương quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 4 đột phá chiến lược, bao gồm: thu hút đầu tư vào du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và chuyển đổi số…

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình phát biểu tại hội nghị.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình phát biểu tại hội nghị.

Ngày 30/11/2022 tại Hà Nội, Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh tổ chức thẩm định tổ chức thẩm định Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương - Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh, chủ trì phiên họp.

ĐƯA BẮC KẠN TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA VÙNG

Bắc Kạn có tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm giai đoạn 2011-2020 đạt 5,33%/năm. Quy mô nền kinh tế năm 2020 đạt 12.949 tỷ đồng, cao gấp 2,9 lần so năm 2010. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 2020 tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng (13,91%), nông nghiệp (30,78%), dịch vụ (52,2%), thuế (3,11%).

Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có những chủ trương, quyết sách lớn, mang tính căn cơ, vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn, được ban hành kịp thời, tạo ra sự đột phá trong phát triển cho tỉnh.

“Vì vậy, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tập trung vào 4 đột phá chiến lược với mục tiêu đưa Bắc Kạn từ một tỉnh còn nhiều khó khăn từng bước trở thành tỉnh phát triển khá của vùng”, ông Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết.

Về thu hút đầu tư vào du lịch, tỉnh đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trọng điểm, các tổ hợp dự án du lịch với phạm vi, quy mô lớn, chất lượng dịch vụ cao; xây dựng sản phẩm du lịch có thương hiệu đối với các loại hình du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf; du lịch thể thao mạo hiệm, vui chơi giải trí... Đưa hồ Ba Bể trở thành khu du lịch quốc gia với các sản phẩm, loại hình du lịch độc đáo, mang bản sắc riêng, liên kết với các khu du lịch trong vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Về hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, Bắc Kạn tập trung tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh thông thoáng, minh bạch, thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách thu hút, giải phóng các nguồn lực để phát triển du lịch và công nghiệp.

Toàn cảnh Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Bắc Kạn.
Toàn cảnh Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Bắc Kạn.

Về hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên triển khai đầu tư các dự án giao thông huyết mạch gồm tuyến đường Chợ Mới - Bắc Kạn - Cao Bằng; tuyến QL3B; tuyến đường trục Đông - Tây (Tuyên Quang – Bắc Kạn- Lạng Sơn) kết nối tuyến cao tốc Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giangvà tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh; tuyến Bắc Kạn - Ba Bể - Na Hang (Tuyên Quang) và một số tuyến đường tỉnh, đường huyện khác.

Về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tỉnh sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt ứng dụng công nghệ số vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, hình thành các phương thức sản xuất, tiêu thụ và quản lý mới.

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN TRƯỚC KHI TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Đánh giá về quy hoạch tỉnh Bắc Kạn, ông Đinh Trọng Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng quy hoạch tỉnh Bắc Kạn đã được xây dựng phù hợp với định hướng phát triển đất nước của Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc khóa XIII của Đảng, Nghị quyết của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030  và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2020 - 2025.

“Báo cáo quy hoạch có nhiều điểm mới và cơ bản đáp ứng yêu cầu được quy định tại Luật Quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn  và pháp luật về bảo vệ môi trường”, ông Thắng nhận định.

Về nội dung cụ thể, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bắc Kạn bổ sung thêm các nội dung đánh giá về điều kiện phát triển đặc thù của địa phương, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hệ thông đô thi, nông thôn và các khu chức năng.

Riêng về phương án quy hoạch thời kỳ 2021-2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ mô hình phát triển và quan điểm phát triển của tỉnh; trong đó nhấn mạnh quan điểm phát triển nhanh và bền vững dựa trên 4 trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh.

Về phát triển kinh tế, cần tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên tạo đột phá phát triển về đô thị, công nghệ tại khu vực hành lang Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn, hồ Ba Bể.

Bổ sung phương án kết nối, liên kết giữa các khu vực khó khăn với các khu vực có vai trò động lực để hỗ trợ, thúc đẩy, từng bước phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn. Làm rõ hơn nhu cầu, đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong thời kỳ quy hoạch để giải quyết các điểm nghẽn.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 kết luận.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 kết luận.

Làm rõ luận cứ đề xuất nghiên cứu sân bay lưỡng dụng ở Quân Bình, huyện Bạch Thông và các điểm bãi đáp máy bay trực thăng tại khu vực huyện Ba Bể và thành phố Bắc Kạn.

Xem xét, đề xuất các dự án đầu tư cụ thể trong trong các lĩnh vực của thời kỳ quy hoạch, vị trí đầu tư, kinh phí đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên thực hiện.

Trên cơ sở này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch  Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đề nghị tỉnh Bắc Kạn tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con