Bốn hiệp hội mong Chính phủ giúp đàm phán để nhập khẩu vaccine từ UAE

Minh Nguyệt
Chia sẻ

Các hiệp hội dệt may, da giày và túi xách, điện tử, gỗ đã có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, hỗ trợ doanh nghiệp mua vaccine để tiêm miễn phí cho người lao động...

Bốn hiệp hội ngành hàng lớn gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - giày - túi xách, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử và Hội Mỹ nghệ - chế biến gỗ TP.HCM vừa cùng ký văn bản gửi tới Thủ tướng và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19.  Theo đó, các hiệp hội kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện nhanh nhất và nhiều nhất lượng vaccine để tiêm cho người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp của 4 ngành hàng xuất khẩu để tiếp tục vừa duy trì sản xuất vừa chống dịch.

Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ được mua vaccine từ nguồn cung tự tìm kiếm để tiêm miễn phí cho người lao động. Bốn hiệp hội cho biết đã chủ động tìm nguồn cung vaccine từ Tập đoàn Royal Stratergic Partner – UAE. Vào ngày 13/7 vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đã tới làm việc với tập đoàn để xác minh về khả năng cung ứng vaccine của tập đoàn này.

Theo lãnh đạo bốn hiệp hội này, dù Bộ Y tế đã có công văn hướng dẫn cho doanh nghiệp triển khai thủ tục nhập khẩu vaccine nhưng do đây là hoạt động chưa có tiền lệ nên sẽ có nhiều vướng mắc về thủ tục gây ảnh hưởng đến tiến độ nhập khẩu. 

“Chúng tôi kính đề nghị Chính phủ và Bộ Y tế chủ trì đàm phán với Tập đoàn Royal Stratergic Partners UAE của UAE hoặc chỉ định đơn vị nhập khẩu Việt Nam có đủ điều kiện triển khai thủ tục nhập khẩu, ưu tiên hỗ trợ các hiệp hội thực hiện việc tiêm chủng cho người lao động tại các nhà máy," đại diện 4 hiệp hội đề xuất. Mọi chi phí để triển khai các hoạt động sẽ do các doanh nghiệp của các hiệp hội trực tiếp chịu trách nhiệm.

Các hiệp hội đã chủ động tìm nguồn được cung vaccine từ Các tiểu vương quốc       Ả Rập thống nhất (UAE).
Các hiệp hội đã chủ động tìm nguồn được cung vaccine từ Các tiểu vương quốc       Ả Rập thống nhất (UAE).

Năm 2021, tổng cầu cho các mặt hàng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU đã tăng mạnh so với năm 2020. Nhiều doanh nghiệp nhận được đơn hàng đến cuối năm, đưa triển vọng xuất khẩu lên mức tốt hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các ngành trên đạt gần 150 tỉ đô la Mỹ, chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, sử dụng trên 8 triệu lao động và có khoảng 12,5 triệu người gián tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng phục vụ cho các ngành trên. Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch của bốn nhóm ngành hàng này đều có tốc độ tăng trưởng 15 - 20%.

Tuy nhiên, trong 3 tháng gần đây, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và trở nên nghiêm trọng tại các nhà máy, khu công nghiệp, đặc biệt là khu vực phía Nam. Việc thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” đã được thực hiện nhưng do các doanh nghiệp bốn ngành hàng đều có quy mô sử dụng hàng ngàn đến vài chục ngàn lao động nên không đủ khả năng triển khai. Do vậy, trên 90% doanh nghệp đều phải chấp nhận dừng sản xuất, làm ảnh hưởng đứt gãy phần cung toàn cầu cho các nhãn hàng đã tin tưởng đặt sản xuất tại Việt Nam. 

Trong đơn “kêu cứu” lên Chính phủ, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định: việc áp dụng “3 tại chỗ” chỉ được thực hiện ở 1 số đơn vị ít hoặc không quá nhiều lao động. Điều này cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt rủi ro về sức khỏe của người lao động. Thực tế, có tới 60 - 70% lao động không đồng ý ở lại công ty do sợ bị lây nhiễm. Do đó, giải pháp căn cơ là người lao động và người dân được tiêm vaccine nhanh nhất, nhiều nhất có thể.

Do đó, bốn hiệp hội khẩn thiết đề nghị Chính phủ cho phép nhập khẩu cấp bách vaccine bằng nguồn tự chi trả để cứu người lao động và duy trì sản xuất. "Chúng tôi khẩn thiết kiến nghị Thủ tướng và các cơ quan liên quan các giải pháp cấp thiết cần phải triển khai khẩn trương tạo điều kiện nhanh nhất và nhiều nhất lượng vaccine để tiêm cho người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp để tiếp tục vừa duy trì sản xuất vừa chống dịch. Đồng thời hỗ trợ các hiệp hội mua được vaccine từ nguồn tự tìm kiếm để tiêm miễn phí cho người lao động," các hiệp hội kiến nghị.

 
Không chỉ Hiệp hội ngành hàng Việt Nam, Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ (AAFA) cũng vừa kêu gọi Chính phủ Việt Nam xem xét, ưu tiên tiêm văc xin cho công nhân trong lĩnh vực may mặc và giày dép, theo Nikkei Asia. Hiệp hội này mong muốn Việt Nam chuyển nhiều vaccine hơn tới các trung tâm công nghiệp phía Nam, hiện đang là điểm nóng của dịch trên cả nước.
"Sự hỗ trợ thiết thực từ Chính phủ Việt Nam dành cho người lao động trong ngành may mặc sẽ giúp chúng tôi có cơ sở đề nghị Chính phủ Mỹ đẩy nhanh tốc độ viện trợ. Sự thành công của ngành công nghiệp may mặc phụ thuộc trực tiếp vào sức khỏe ngành này ở Việt Nam," ông Steve Lamar, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của AAFA cho biết.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con