Cá nhân trong nước vẫn xả ròng 2.600 tỷ đồng, cổ phiếu nào bị bán nhiều nhất?
Thống kê từ FiinTrade cho thấy, nhà đầu tư cá nhân vẫn bán ròng 2.645 tỷ đồng trên HoSE. Tính riêng khớp lệnh cá nhân trong nước bán ròng 2.508 tỷ đồng.
VnIndex đóng cửa tuần gần cuối cùng của năm 2022 với 4 phiên giảm, 1 phiên tăng, giảm 32,14 điểm tương đương 3,1%, đóng cửa tại 1.020,34 điểm. Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HoSE đạt 13.977 tỷ đồng, giảm 1,8% so với tuần trước đó, 2,9% so với trung bình 5 tuần nhưng tăng 5,1% so với trung bình 20 tuần trước.
Thống kê từ FiinTrade cho thấy, nhà đầu tư cá nhân vẫn bán ròng 2.645 tỷ đồng trên HoSE. Tính riêng khớp lệnh cá nhân trong nước bán ròng 2.508 tỷ đồng. Cổ phiếu bị nhà đầu tư cá nhân xả nhiều nhất là STB, HPG, FUEVFVN, DGC, EIB. Ngược lại, nhóm cá nhân trong nước mua ròng khớp lệnh mạnh nhất NVL, TPB, SZC, VGC, DXG.
Đối ứng với lệnh bán của cá nhân, khối ngoại có tuần mua ròng tuần thứ 7 liên tiếp, giá trị mua ròng trong tuần đạt 1.375 tỷ đồng trên HoSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2.261 tỷ đồng. Top cổ phiếu mua ròng khớp lệnh tuần này của nước ngoài gồm HPG, FUEVFVN, SHB, STB, DGC.
Điểm đáng chú ý là nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh HPG (307 tỷ đồng) bất chấp cổ phiếu này giảm giá liên tiếp trong tuần. Ngược lại, khối ngoại bán ròng VRE, VGC, GAS, VIC, VHC.
Tổ chức trong nước cũng mua ròng 347 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 775 tỷ đồng, khớp lệnh mạnh nhất FUEVFVN, STB, MWG, MBB, E1VFVN30, bán ròng khớp lệnh nhiều nhất là TPB, NVL, SZC, VHM, SBT.
Tự doanh cũng mua ròng 924 tỷ đồng trong tuần, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 528 tỷ đồng. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần gồm EIB, GEX, BCM, FPT, MWG. Top cổ phiếu được bán ròng gồm NVL, FUEVFVND, HPG, FUESSVFL, DXG.
Về xu hướng Dòng tiền, tỉ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm Dịch vụ Tài chính, Tài nguyên Cơ bản, Ngân hàng, giảm ở nhóm Bất động sản, Xây dựng & Vật liệu
Nhóm Dịch vụ Tài chính, Tài nguyên Cơ bản có tỉ trọng giá trị giao dịch tuần này tăng mạnh nhất so với tuần trước, tuy nhiên không những không tránh khỏi xu hướng giảm điểm chung như nhất cả các ngành khác mà còn là hai nhóm ngành có chỉ số giá giảm mạnh nhất, cho thấy lực bán trong tuần mạnh.
Nhóm cổ phiếu Tài nguyên Cơ bản có tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 10,82% toàn thị trường, cao thứ hai trong 10 tuần liên tiếp, tuy nhiên chỉ số giá giảm 7,52%.
Các mã có giao dịch nhiều nhất trong tuần đều thuộc nhóm Thép (HPG, HSG, NKG), với ba mã đều giảm mạnh từ 10%-12,5%.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Tài nguyên Cơ bản giảm trong tuần, chỉ số FMI-Rel ở mức thấp nhưng có xu hướng tăng, cho thấy sức hút với dòng tiền phần nào hồi phục.
Nhóm cổ phiếu Dịch vụ Tài chính có tuần giao dịch mạnh với tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 16,71% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp, tuy nhiên chỉ số giá giảm 7,88%, mức giảm lớn nhất trong tất cả các nhóm ngành. Các mã có giao dịch nhiều nhất trong tuần đều thuộc nhóm Chứng khoán (VND, SSI, SHS, HCM, VCI, VIX), với 6/6 mã giảm điểm từ 8,4% tới 16,4%.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Dịch vụ Tài chính giảm mạnh trong tuần, tuy nhiên chỉ số FMI-Rel tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao cho thấy so với thị trường chung nhóm này thu hút dòng tiền mạnh hơn.
Tỉ trọng phân bổ dòng tiền tiếp tục tăng vào nhóm vốn hóa vừa VNMID. Tỉ trọng giá trị giao dịch bình quân của nhóm vốn hóa lớn VN30 trong tuần giảm xuống 37,9% toàn thị trường, chỉ số giá của nhóm này giảm 2,81%.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa VNMID tăng lên 46,8%, chỉ số VNMID giảm 4,6%. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm vốn hóa nhỏ VNSML tăng nhẹ lên 11,38% trong tuần, chỉ số nhóm này giảm 5,21%.