Các sếp công nghệ lớn đua nhau tài trợ cho lễ nhậm chức của ông Trump

Bình Minh
Chia sẻ

Giờ đây, khi ông Trump chuẩn bị quay trở lại Nhà Trắng và đang có mối quan hệ thân thiết ông Musk, phần còn lại của làng công nghệ Mỹ dường như rất xích lại gần ông Trump...

Mới đây, CEO Mark Zuckerberg (trái) của Meta đã có bữa tối riêng với ông Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump - Ảnh: WSJ.
Mới đây, CEO Mark Zuckerberg (trái) của Meta đã có bữa tối riêng với ông Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump - Ảnh: WSJ.

CEO Mark Zuckerberg của Meta Platforms và nhà sáng lập Jeff Bezos của Amazon, là hai trong số những nhân vật “sừng sỏ” trong giới công nghệ từng có mối quan hệ không mấy êm đẹp với Tổng thống đắc cử Donald Trump. CEO Sam Altman của Open AI đang có một cuộc chiến pháp lý nảy lửa với ông Elon Musk - một người thân cận với ông Trump và đã được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng trong chính quyền Trump 2.0.

Theo hãng tin CNBC, tất cả những thông tin này một phần lý giải vì sao các nhân vật trên tuyên bố sẽ tài trợ cho lễ nhậm chức của ông Trump.

“Tổng thống Trump sẽ dẫn dắt đất nước chúng ta bước vào thời đại AI và tôi rất mong muốn hỗ trợ những nỗ lực của ông ấy để đảm bảo nước Mỹ luôn dẫn đầu”, ông Altman nói trong một tuyên bố mới đây. Ông cũng bày tỏ dự định quyên góp cá nhân 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của ông Trump - OpenAI cho hay.

Về phần mình, Meta đã quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông Trump, theo xác nhận của công ty với CNBC. Quyết định này được đưa ra vài tuần sau khi ông Zuckerberg có bữa tối riêng với ông Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump.

Theo tin từ tờ báo The Wall Street Journal, Amazon cũng đang có kế hoạch góp 1 triệu USD vào lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử đến từ Đảng Cộng hòa.

Ông Trump vốn có quan điểm chỉ trích mạnh mẽ các công ty công nghệ. Hồi đầu tháng này, ông đã phát tín hiệu sẽ không né tránh việc thực thi chống độc quyền trong lĩnh vực công nghệ. Ông cũng đã đề cử ông Gail Slater, người đã cố vấn cho Tổng thống về chính sách công nghệ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông,  vào vị trí đứng đầu cơ quan chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ.

“Các Big Tech đã hoạt động rầm rộ trong tình trạng thiếu kiểu soát trong suốt nhiều năm, kìm hãm sự cạnh tranh trong lĩnh vực sáng tạo nhất của nước Mỹ. Và như tất cả chúng ta đều biết, họ sử dụng sức mạnh thị trường của mình để làm mất đi quyền lợi của nhiều người Mỹ, cũng như của các công ty công nghệ nhỏ”, ông Trump đã viết trong một bài đăng ngày 4/12 trên mạng xã hội Truth Social thông báo về việc đề cử ông Slater.

Ông Trump trước đây từng chĩa mũi dùi công kích vào Amazon và Meta.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Trump liên tục tấn công ông Bezos và các công ty của ông, gồm Amazon và tờ báo The Washington Post, cáo buộc các công ty trốn thuế hoặc đăng “tin tức giả” cùng nhiều hành vi khác. Trump cũng liên tục chỉ trích việc Amazon sử dụng dịch vụ bưu điện Mỹ để chuyển các gói hàng tới tay khách hàng, cho rằng công ty này đã góp phần gây ra các vấn đề về ngân sách của ngành bưu điện.

Ở chiều ngược lại, Amazon vào năm 2019 cáo buộc ông Trump có “các cuộc tấn công đằng sau hậu trường” nhằm vào công ty này, sau khi Amazon không giành được hợp đồng trị giá hàng tỷ USD của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tại sự kiện DealBook của tờ báo The New York Times vào ngày 4/12 vừa qua, ông Bezos cho biết ông mong đợi một môi trường pháp lý thân thiện hơn trong nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump. “Hiện tại, tôi thực sự rất lạc quan. Ông Trump dường như có nhiều năng lượng cho việc giảm bớt các quy chế giám sát. Nếu tôi có thể giúp một tay, tôi sẽ giúp ông ấy”, ông Bezos phát biểu.

Nhà sáng lập Jeff Bezos của Bloomberg từng có mối quan hệ không mấy êm đẹp với ông Trump - Ảnh: Bloomberg.
Nhà sáng lập Jeff Bezos của Bloomberg từng có mối quan hệ không mấy êm đẹp với ông Trump - Ảnh: Bloomberg.

Sau khi thua cử trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Trump đã kiện Facebook, Twitter và Google, cùng CEO của các công ty này. Cả ba công ty đều đã khóa tài khoản của ông Trump trên các nền tảng mạng xã hội của họ sau cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 tại tòa nhà Quốc hội Mỹ.

Giờ đây, khi ông Trump chuẩn bị quay trở lại Nhà Trắng và đang có mối quan hệ thân thiết ông Musk, phần còn lại của làng công nghệ Mỹ dường như rất xích lại gần ông Trump.

CEO Tim Cook của Apple, CEO Satya Nadella của Microsoft, CEO Sundar Pichai của Google và nhiều nhân vật khác đều công khai chúc mừng Trump sau khi ông tái đắc cử vào đầu tháng 11.

Đối với OpenAI và ông Altman, câu chuyện có phần hơi khác một chút. Ông Altman và ông Musk là đồng sáng lập của OpenAI - công ty ban đầu là một tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng sau đó, cả hai đã công khai đường ai người ấy đi. Ông Altman vẫn giữ chức CEO của OpenAI, trong khi ông Musk thành lập một công ty trí tuệ nhân tạo đối thủ có tên xAI.

Hồi tháng 3 năm nay,  ông Musk khởi kiện OpenAI và hai người đồng sáng lập Altman và Greg Brockman cáo buộc vi phạm hợp đồng và nghĩa vụ ủy thác. Ông cho rằng dự án này đã được chuyển đổi thành một tổ chức hoạt động lợi nhuận, chủ yếu do cổ đông chính là Microsoft kiểm soát. Ông cho biết việc khởi kiện là để ngăn cản sự thay đổi về cơ cấu của OpenAI.

Mới đây, OpenAI đã phản bác lại ông Musk. Trong một bài đăng trên blog có tiêu đề “Elon Musk muốn một OpenAI vì lợi nhuận”, OpenAI nói rằng vào năm 2017, Musk “không chỉ muốn mà còn thực sự tạo ra một tổ chức vì lợi nhuận” để làm cấu trúc mới cho công ty.

Một mối lo ngại mới của ông Altman là ông Musk đã chi hơn 250 triệu USD để hậu thuẫn chiến dịch tranh cử của Trump và đã được ông Trump bổ nhiệm lãnh đạo “Bộ Hiệu quả Chính phủ” (DOGE). Với vai trò đó, ông Musk có thể tác động đến cách quản lý AI theo những cách có lợi cho xAI.

Hôm 5/12, ông Trump thông báo rằng nhà đầu tư mạo hiểm David Sacks, một người bạn của ông Musk, sẽ gia nhập chính quyền Trump 2.0 trên cương vị người đứng đầu vấn đề AI và tiền số tại Nhà Trắng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con