Cải cách hành chính: Sức ỳ còn lớn
Sức ỳ của bộ máy hành chính các cấp trong việc thay đổi thói quen, cách làm cũ còn lớn
Sức ỳ còn lớn là nhận định của Văn phòng Chính phủ tại báo cáo tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương 9 tháng năm 2011.
Theo kế hoạch, việc tổ chức thực thi đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm từng bước sửa đổi, bổ sung hệ thống thủ tục theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết là một nội dung trọng tâm trong công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2011.
Tuy nhiên, khi đề cập những hạn chế trong công các cải cách thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ cho hay, một bộ phần cán bộ, công chức, kể cả cấp lãnh đạo chưa thấy hết vai trò của công tác cải cách thủ tục hành chính trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị…
“Nhiều trường hợp còn bảo thủ, cố níu kéo, duy trì các quy định cũ…”, hay “sức ỳ của bộ máy hành chính các cấp trong việc thay đổi thói quen, cách làm cũ còn lớn…” là những đánh giá gay gắt mà Văn phòng Chính phủ nêu tại báo cáo.
Theo kết quả kiểm tra thực tế, một số nội dung về cải cách thủ tục tại nhiều bộ, ngành, địa phương còn chưa được coi trọng và thực hiện nghiêm túc, nhiều cơ quan chủ trì soạn thảo chưa thực hiện đánh giá tác động trước khi ban hành.
Việc công bố thủ tục hành chính và công khai quy định về thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính cũng chưa được thực hiện theo đúng quy định. Đặc biệt, vẫn còn hiện tượng cán bộ công chức yêu cầu thêm giấy tờ, hồ sơ khi giải quyết thủ tục hành chính…
Cho nên, “việc thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ”, Văn phòng Chính phủ kết luận.
Tính đến giữa tháng 9/2011, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản để thực thi theo thẩm quyền 3248 thủ tục hành chính (trong đó đã ban hành văn bản để thực thi theo thẩm quyền của bộ, ngành là 2048 thủ tục hành chính), đạt tỷ lệ 68% trên tổng số thủ tục hành chính phải đơn giản hóa.
Văn phòng Chính phủ cho hay, các bộ, ngành, địa phương chưa có báo cáo thực hiện Quyết định số 945/QĐ-TTg về thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 gồm có Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, các tỉnh Bắc Ninh, Hòa Bình, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Dương, Gia Lai, Tây Ninh và Bình Thuận.
Các bộ, ngành, địa phương đã có báo cáo thực hiện Quyết định 945 nhưng nội dung sơ sài, chưa đúng hướng dẫn hoặc không đúng thẩm quyền bao gồm Bộ Công an, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Đăk Nông, Nghệ An, Hà Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum.
Cũng theo Văn phòng Chính phủ, công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian tới có thể bị chậm thêm so với tiến độ yêu cầu do nhũng khó khăn khách quan từ việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi văn bản luật không theo kịp yêu cầu của tiến trình cải cách.
Cụ thể, để thực hiện 25 nghị quyết của Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa trên 4.800 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành cần sửa đổi, bổ sung 27 luật, 8 pháp lệnh theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản và áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 07/2011/QH13 của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, Quốc hội mới đưa vào chương trình sửa đổi bổ sung 12 luật, 3 pháp lệnh có liên quan đến việc thực thi một số phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Như vậy, so với yêu cầu để thực thi 25 Nghị quyết của chính phủ, còn thiếu 15 luật, 5 pháp lệnh.
Việc chậm sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh sẽ dẫn đến việc chậm tiến độ thực thi phương án đơn giản hóa của 380 thủ tục, nhóm thủ tục hành chính thuộc 66 Nghị định của Chính phủ, 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và gần 100 văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ảnh hưởng đến kế hoạch cải cách thủ tục hành chính và cải thiện thể chế của Chính phủ.
Theo kế hoạch, việc tổ chức thực thi đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm từng bước sửa đổi, bổ sung hệ thống thủ tục theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết là một nội dung trọng tâm trong công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2011.
Tuy nhiên, khi đề cập những hạn chế trong công các cải cách thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ cho hay, một bộ phần cán bộ, công chức, kể cả cấp lãnh đạo chưa thấy hết vai trò của công tác cải cách thủ tục hành chính trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị…
“Nhiều trường hợp còn bảo thủ, cố níu kéo, duy trì các quy định cũ…”, hay “sức ỳ của bộ máy hành chính các cấp trong việc thay đổi thói quen, cách làm cũ còn lớn…” là những đánh giá gay gắt mà Văn phòng Chính phủ nêu tại báo cáo.
Theo kết quả kiểm tra thực tế, một số nội dung về cải cách thủ tục tại nhiều bộ, ngành, địa phương còn chưa được coi trọng và thực hiện nghiêm túc, nhiều cơ quan chủ trì soạn thảo chưa thực hiện đánh giá tác động trước khi ban hành.
Việc công bố thủ tục hành chính và công khai quy định về thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính cũng chưa được thực hiện theo đúng quy định. Đặc biệt, vẫn còn hiện tượng cán bộ công chức yêu cầu thêm giấy tờ, hồ sơ khi giải quyết thủ tục hành chính…
Cho nên, “việc thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ”, Văn phòng Chính phủ kết luận.
Tính đến giữa tháng 9/2011, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản để thực thi theo thẩm quyền 3248 thủ tục hành chính (trong đó đã ban hành văn bản để thực thi theo thẩm quyền của bộ, ngành là 2048 thủ tục hành chính), đạt tỷ lệ 68% trên tổng số thủ tục hành chính phải đơn giản hóa.
Văn phòng Chính phủ cho hay, các bộ, ngành, địa phương chưa có báo cáo thực hiện Quyết định số 945/QĐ-TTg về thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 gồm có Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, các tỉnh Bắc Ninh, Hòa Bình, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Dương, Gia Lai, Tây Ninh và Bình Thuận.
Các bộ, ngành, địa phương đã có báo cáo thực hiện Quyết định 945 nhưng nội dung sơ sài, chưa đúng hướng dẫn hoặc không đúng thẩm quyền bao gồm Bộ Công an, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Đăk Nông, Nghệ An, Hà Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum.
Cũng theo Văn phòng Chính phủ, công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian tới có thể bị chậm thêm so với tiến độ yêu cầu do nhũng khó khăn khách quan từ việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi văn bản luật không theo kịp yêu cầu của tiến trình cải cách.
Cụ thể, để thực hiện 25 nghị quyết của Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa trên 4.800 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành cần sửa đổi, bổ sung 27 luật, 8 pháp lệnh theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản và áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 07/2011/QH13 của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, Quốc hội mới đưa vào chương trình sửa đổi bổ sung 12 luật, 3 pháp lệnh có liên quan đến việc thực thi một số phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Như vậy, so với yêu cầu để thực thi 25 Nghị quyết của chính phủ, còn thiếu 15 luật, 5 pháp lệnh.
Việc chậm sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh sẽ dẫn đến việc chậm tiến độ thực thi phương án đơn giản hóa của 380 thủ tục, nhóm thủ tục hành chính thuộc 66 Nghị định của Chính phủ, 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và gần 100 văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ảnh hưởng đến kế hoạch cải cách thủ tục hành chính và cải thiện thể chế của Chính phủ.