Cần gần 22.000 tỷ phát triển cảng biển Thanh Hoá

Nguyễn Thuấn
Chia sẻ

Sản lượng hàng hóa qua cảng biển Thanh Hóa đang tăng trưởng ổn định với tốc độ 12,7%/năm. Trong tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này đặt mục tiêu hình thành cảng biển đặc biệt, mang tầm khu vực và quốc tế.

Một góc cảng tổng hợp Nghi Sơn
Một góc cảng tổng hợp Nghi Sơn

Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam vừa trình Bộ Xây dựng Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu quy hoạch nhằm từng bước hiện đại hóa hệ thống cảng, đáp ứng sản lượng hàng hóa ngày càng lớn và phát huy vai trò cửa ngõ xuất nhập khẩu khu vực Bắc Trung Bộ.

BƯỚC ĐẦU THU HÚT TUYẾN VẬN TẢI CONTAINER

Theo thống kê, trong năm 2024, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Thanh Hóa đạt 56,27 triệu tấn. Trong đó, hàng khô, rời chiếm 64,5% với 36,31 triệu tấn; hàng lỏng chiếm 35% với 19,7 triệu tấn; hàng container đạt 0,27 triệu tấn, tương đương 21.061 TEU.

Phần lớn hàng hóa thông qua các khu bến Nam và Bắc Nghi Sơn, đạt 56,14 triệu tấn (chiếm 99,8%), còn lại là tại khu bến Lệ Môn. Tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân giai đoạn 2020–2024 đạt 12,7%/năm, số lượt tàu biển tăng bình quân 5,6%/năm. Trọng tải trung bình của tàu biển quốc tế là khoảng 10.000 tấn, cho thấy xu hướng tăng cỡ tàu lớn tại khu vực cảng.

Hiện cảng biển Thanh Hóa có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất tới 320.000 tấn tại bến phao SPM, tàu tổng hợp, hàng rời tới 70.000 tấn (giảm tải) tại cầu bến. Đáng chú ý, khu bến Nam Nghi Sơn bước đầu đã thu hút được tuyến vận tải container đến và đi.

Cơ sở hạ tầng tại cảng bao gồm 28 cầu cảng cứng với tổng chiều dài 5.343m, trong đó có 15 cầu cảng tổng hợp và 13 cầu cảng hàng rời, lỏng/khí phục vụ các nhà máy nhiệt điện, lọc hóa dầu, xi măng. Ngoài ra còn có 5 bến phao và khu neo đậu chuyển tải.

Luồng hàng hải công cộng tại khu vực hiện có tuyến luồng Nam Nghi Sơn dài 7,3km, rộng 150m, độ sâu đáy -12,5m. Các tuyến luồng nhánh khác vào các bến quốc tế, nhà máy và khu công nghiệp do doanh nghiệp đầu tư. Tuyến Lệ Môn có chiều dài 22,2km, nhưng hiện trạng còn nhiều đoạn cạn, hạn chế khả năng khai thác.

ĐÁP ỨNG 86 TRIỆU TẤN HÀNG HÓA

Theo quy hoạch vừa được trình, đến năm 2030, cảng biển Thanh Hóa dự kiến đáp ứng lượng hàng hóa thông qua từ 71,65 triệu tấn đến 86,15 triệu tấn, trong đó hàng container đạt từ 0,07–0,2 triệu TEU. Con số này chưa bao gồm hàng hóa từ các dự án mở rộng khu liên hợp sản xuất gang thép.

Về hạ tầng, quy hoạch dự kiến phát triển từ 20 đến 24 bến cảng, với 57–65 cầu cảng, tổng chiều dài cầu bến từ 11.368m đến 13.508m.

Tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển khu vực này đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân khoảng 3,6–4,5%/năm. Trong giai đoạn này, Thanh Hóa sẽ tập trung hoàn thiện đầu tư khu bến Nam và Bắc Nghi Sơn theo hướng hiện đại, hướng đến xây dựng cảng biển đặc biệt, trở thành cảng cửa ngõ của Bắc Trung Bộ có thương hiệu quốc tế. Đồng thời, cảng Lệ Môn sẽ được chuyển đổi công năng phục vụ du lịch địa phương.

Cảng biển Thanh Hóa hiện có kết nối giao thông đường bộ khá tốt. Cụ thể, khu bến Nam và Bắc Nghi Sơn kết nối với đường tỉnh 513 ra Quốc lộ 1, sang Nghệ An; tuyến Nghi Sơn – Bãi Trành kết nối với đường Hồ Chí Minh. Khu bến Lệ Môn kết nối với Quốc lộ 1 thông qua Quốc lộ 47.

Kết nối đường thủy nội địa chủ yếu là vận tải pha sông biển (VR-SB) và tuyến sông Mã cấp III–IV, chiếm khoảng 15–20% tổng lượng hàng hóa qua cảng, chủ yếu là hàng khô.

Tổng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 khoảng 379ha, chưa bao gồm đất cho khu công nghiệp, logistics. Nhu cầu sử dụng mặt nước khoảng 99.043ha. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 21.906 tỷ đồng, gồm 4.511 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải công cộng và 17.395 tỷ đồng cho bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ.

Trong số đó, các dự án ưu tiên bao gồm đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS), xây dựng bến công vụ, nâng cấp tuyến luồng Nam Nghi Sơn thành luồng hai chiều cho tàu trọng tải 50.000 tấn hoặc lớn hơn, đồng thời nâng cấp tuyến luồng Bắc Nghi Sơn.

Cùng đó, sẽ đầu tư các bến cảng tổng hợp, container tại khu bến Nam Nghi Sơn và các bến phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp như xi măng, điện, khí, các khu công nghiệp liền kề khu vực Bắc và Nam Nghi Sơn.

 

Những năm gần đây, nguồn thu từ nhập khẩu dầu thô qua cảng Nghi Sơn đã trở thành một điểm sáng trong bức tranh tài chính của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, riêng khoản thu ngân sách từ hoạt động này đạt khoảng 18.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.

Đây là minh chứng rõ nét cho vai trò quan trọng của hệ thống cảng biển, đặc biệt là khu vực cảng Nghi Sơn, trong việc tạo nguồn lực bền vững cho phát triển kinh tế địa phương. Không chỉ góp phần cân đối ngân sách, cảng biển còn mở ra không gian mới cho thương mại và đầu tư.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con