Cần phải quản lý, giám sát tài sản mã hóa tại Việt Nam

Nam Anh
Chia sẻ

Việt Nam đang đứng thứ 3 toàn cầu về chỉ số chấp nhận tài sản mã hóa, đứng thứ 7 thế giới về dân số sở hữu tài sản mã hóa. Điều này đặt ra yêu cầu phải quản lý, giám sát tài sản mã hóa…

Tọa đàm Hanoi Innovation Forum với chủ đề Việt Nam 2030: Đi đầu Đổi mới Sáng tạo với Công nghệ mới diễn ra chiều 4/12 .
Tọa đàm Hanoi Innovation Forum với chủ đề Việt Nam 2030: Đi đầu Đổi mới Sáng tạo với Công nghệ mới diễn ra chiều 4/12 .

Tọa đàm Hanoi Innovation Forum diễn ra chiều 4/12 với chủ đề Việt Nam 2030: Đi đầu Đổi mới Sáng tạo với Công nghệ mới, trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Tech Impact Summit 2024. Sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia công nghệ hàng đầu, cùng những góc nhìn về ứng dụng công nghệ mới, cách ứng phó với tài sản số đã được bàn luận đa chiều.

TÀI SẢN MÃ HÓA VÀO VIỆT NAM LÊN ĐẾN 120 TỶ USD

Trong tham luận “Tài sản mã hóa - Xu hướng quản lý và giám sát”, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải Bình, Trưởng ban Nghiên cứu và điều phối chính sách giám sát (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia), dẫn báo cáo của hãng Chainalysis, cho biết tài sản mã hóa vào Việt Nam lên đến 120 tỷ USD (tính đến tháng 7/2023). Số tiền này gấp 3-4 lần dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và tăng 20% so với giai đoạn 2021-2022 (khoảng 100 tỷ USD).

“Việt Nam đang đứng thứ 3 toàn cầu về chỉ số chấp nhận tài sản mã hóa, đứng thứ 7 thế giới về dân số sở hữu tài sản mã hóa, đồng thời nằm trong 30 quốc gia có tỷ lệ sở hữu tài sản mã hóa cao nhất”, bà Bình cho biết.

Theo các chuyên gia, thực tế hiện nay đặt ra yêu cầu phải quản lý, giám sát tài sản mã hóa. Việc sớm quản lý với loại tài sản này sẽ giúp giảm rủi ro, như thất thu thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố và mất kiểm soát chủ quyền tiền tệ.

Cuối tháng 11/2024, Chính phủ đã trình Quốc hội Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó có một chương quy định về tài sản số, tài sản mã hóa. Đây được coi là nền móng bước đầu để quản lý với loại tài sản này. Trên cơ sở này, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải Bình và nhóm nghiên cứu đã khuyến nghị, Nhà nước nên xây dựng quy định về giao dịch, hoàn thiện sở hữu, quản lý thuế và tăng cường phòng, chống rửa tiền…

Ông Richard Teng, CEO Binance, cũng cho rằng Blockchain và tài sản số đại diện cho những lĩnh vực có đổi mới công nghệ mạnh mẽ nhất, mang lại sự minh bạch, hiệu quả và khả năng hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc cùng xây dựng những quy định về quản lý tài sản số không chỉ giúp bảo vệ người dùng, mà còn thúc đẩy đổi mới và tiến bộ.

Trong khi đó, theo bà Joy Lam, Trưởng Bộ phận Pháp lý Toàn cầu và Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Binance, các quy định về quản lý tài sản số cần được liên tục cập nhật để bắt kịp với nhu cầu của thị trường và các công ty đang hoạt động trong thị trường. Những quy định cần phải bắt nguồn từ các chi tiết nhỏ nhất, như quy định cách gọi tài sản số.

NÊN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH SANDBOX

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thuỷ, Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho rằng với những lĩnh vực mới như tài sản số, phù hợp nhất sẽ là thử nghiệm theo cơ chế sandbox “hộp cát”. “Các ý tưởng mới, dịch vụ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nhưng cũng thường có xu hướng vượt qua những gì mà khung pháp lý đang có”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thủy nhận định.

Đến thời điểm hiện tại, chính sách sandbox đã được nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á áp dụng (đến năm 2023, có 39 sandbox được áp dụng trong khu vực). Tại Việt Nam hiện mới áp dụng khung thể chế thử nghiệm đối với mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ trong lĩnh vực vận tải (Grab Taxi) và khung thể chế thử nghiệm tiền điện tử (Mobile Money).

Trong khi nhu cầu sandbox có trong các lĩnh vực ở Việt Nam, nhất là các giải pháp fintech trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ trí tuệ nhân tạo; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số mới như chuỗi khối (Blockchain), sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology)…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thuỷ, việc áp dụng sandbox sẽ giúp cho ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ được thử nghiệm bộc lộ hết những ưu điểm và nhược điểm của mình. Các công ty có thể khẳng định khả năng tồn tại của sản phẩm, dịch vụ, và cũng tăng khả năng tiếp cận với các nguồn đầu tư hay tài trợ bên ngoài.

Trong khi đó, từ phía cơ quan quản lý, cơ chế sandbox giúp đánh giá, bổ sung quy định và chính sách kịp thời với sự phát triển của thị trường, công nghệ số. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả, tác động của sandbox cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực, cũng như các rủi ro pháp lý không lường trước.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con