Cần Thơ bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh

Xuân Nghi
Chia sẻ

Cần Thơ đã đạt được một số kết quả ban đầu trong lộ trình trở thành đô thị thông minh như xây dựng Trung tâm quản lý giao thông đô thị, đầu tư hệ thống trang thiết bị quản lý, giám sát dữ liệu quan trắc môi trường tự động…

Một góc Cần Thơ bên bờ sông Hậu ngày nay.
Một góc Cần Thơ bên bờ sông Hậu ngày nay.

Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hội thảo “Xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, diễn ra chiều ngày 05/8/2022 vừa qua.

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH CẦN THƠ

Ngày 01/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ, cho biết Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặt thù phát triển TP. Cần Thơ, là chủ trương, tiền đề quan trọng cho TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh và thực hiện thành công chuyển đổi số.

Theo ông Hiển, việc triển khai xây dựng thành phố thông minh là xu hướng chung của các nước trên thế giới, của các tỉnh/thành phố trong cả nước. Thời gian qua, lãnh đạo TP. Cần Thơ luôn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng đô thị thông minh và thực hiện chuyển đổi số.

Ngày 02/8/2021, Uỷ ban nhân dân TP. Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 1652/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó xác định rõ lộ trình, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện và tập trung vào 10 lĩnh vực trọng điểm.

Bao gồm: Hạ tầng ICT và nền tảng dữ liệu cho đô thị thông minh; chính quyền số trong đô thị thông minh; quy hoạch đô thị thông minh; giao thông thông minh; quản lý môi trường thông minh; nông nghiệp thông minh; an ninh, an toàn trong đô thị thông minh; du lịch thông minh; y tế thông minh; và giáo dục thông minh.

Chợ cổ Cần Thơ lung linh về đêm.
Chợ cổ Cần Thơ lung linh về đêm.

Ðề án xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh được Uỷ ban nhân dân TP. Cần Thơ phê duyệt với kinh phí thực hiện 1.011 tỷ đồng. Bao gồm nguồn vốn ngân sách trên 868,4 tỷ đồng, còn là các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Các mục tiêu tổng quát của Đề án là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, quản lý đô thị tinh gọn, bảo vệ môi trường hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện, tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm. 

Lộ trình tổng thể xây dựng TP. Cần Thơ trở thành đô thị thông minh theo ba giai đoạn chính.

Giai đoạn 1 (2021 - 2022) xây dựng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và triển khai một số lĩnh vực ưu tiên như giao thông thông minh, giám sát môi trường, an ninh trật tự, du lịch thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh...

Giai đoạn 2 (2023 - 2025) mở rộng triển khai đô thị thông minh trên các lĩnh vực ưu tiên, thu hút xã hội hóa đầu tư phát triển đô thị thông minh.

Giai đoạn 3 với tầm nhìn đến 2030, TP. Cần Thơ trở thành một thành phố thông minh trên các lĩnh vực ưu tiên, tham gia vào chuỗi liên kết thành phố thông minh, là hạt nhân đầu tàu của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong chuỗi liên kết đô thị thông minh cấp quốc qua, khu vực và quốc tế.

PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG THÔNG MINH

Ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ cho biết, toàn thành phố hiện có hơn một triệu xe cộ các loại tham gia giao thông. Trong thời gian tới, Sở Giao thông vận tải Cần Thơ sẽ tập trung ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, điều tiết giao thông.

Trong năm 2022 này, Sở sẽ cho khởi công xây dựng Trung tâm quản lý Giao thông đô thị Thành phố, gói thầu quản lý giao thông thông minh tại 15 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn,…

Theo ông Lê Tiến Dũng, định hướng phát triển giao thông đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của Cần Thơ là xây dựng các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường trục chính đô thị, đường vành đai thành phố, đường tỉnh đạt quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu kết nối nội vùng, liên vùng và liên vận quốc tế, kết nối cảng hàng không, cảng biển, trung tâm logistics, các khu đô thị, khu công nghiệp, mở rộng không gian đô thị và phát triển giao thông đô thị.

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu kết nối giao thông Cần Thơ với các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu kết nối giao thông Cần Thơ với các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.

Cụ thể, về hàng hải: Xây dựng bến cảng khách quốc tế Cần Thơ tại bến phà Cần Thơ cũ cùng các cảng thủy nội địa hàng hóa, hành khách phục vụ vận vải và du lịch đi các tỉnh trong vùng, TP.HCM và cả nước. Xây dựng hoàn chỉnh cảng biển Cần Thơ gồm các khu bến: Cái Cui, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt thành cảng biển quốc tế theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu vận tải biển liên vùng và quốc tế, công suất đạt 25 triệu tấn hàng hóa/năm.

Về hàng không: Xây dựng hoàn chỉnh sân bay quốc tế Cần Thơ theo quy hoạch, mở rộng diện tích khoảng 300 ha để xây dựng thêm một khu cảng hàng không và một đường hạ cất cánh, công suất  đạt 15 triệu hành khách/năm.

Ngoài ra, dự án đầu tư đường sắt TP.HCM - Cần Thơ cũng đang đượcnghiên cứu tiền khả thi, khả thi. Cần Thơ cũng chú trọng xây dựng phát triển hệ thống giao thông công cộng và giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố.

Về lĩnh vực giao thông thông minh, bà Bùi Thị Hải Yến, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần HANEL, cho biết sẵn sàng cung cấp cho TP. Cần Thơ dịch vụ quản lý giao thông thông minh được cập nhật chi tiết theo đặc thù riêng của địa phương. Trong đó gồm hệ thống giao thông thủy nội địa vốn là một ưu thế của Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng song Cửu Long; dịch vụ phân tích dữ liệu giao thông vận tải phục vụ nhu cầu quản lý và phát triển kinh tế vùng (cáp thành phố, quận/huyện, phường/xã).

Hệ thống giao thông thông minh trên nền bản đồ số của Công ty HANEL là hệ thống quản lý giao thông với kiến trúc mở, cho phép phát triển mở rộng theo cả chiều dọc nghiệp vụ của ngành giao thông lẫn chiều ngang về quy mô hạ tầng. Nó có thể theo dõi chính xác về việc xe nào đang đi lệch hành trình đã đăng ký, xe nào vi phạm tốc độ tuyến vận tải, xe nào đang quá tải cần hiệu chỉnh…

 

Ðề án xây dựng TP. Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh được Uỷ ban nhân dân TP. Cần Thơ phê duyệt với kinh phí thực hiện 1.011 tỷ đồng. Bao gồm nguồn vốn ngân sách trên 868,4 tỷ đồng, còn là các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Toàn TP. Cần Thơ hiện có hơn một triệu xe cộ các loại tham gia giao thông. Trong thời gian tới, Sở Giao thông vận tải Cần Thơ sẽ tập trung ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, điều tiết giao thông.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con