“Canh bạc” điện toán đám mây nguy hiểm của Microsoft
Tỷ suất lợi nhuận của Microsoft có nguy cơ giảm sút mạnh vì nỗ lực đột phá vào lĩnh vực điện toán đám mây của hãng
Cú đột phá vào công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) của hãng phần mềm Microsoft được dự báo sẽ giúp hãng này tăng sức cạnh tranh với các đối thủ lớn như Google, Apple hay Salesforce.com. Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, tỷ suất lợi nhuận của Microsoft có nguy cơ giảm sút mạnh vì nỗ lực này.
Dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft cho phép khách hàng đăng ký sử dụng làm những công việc như quản lý bảng tính và website doanh nghiệp bằng phần mềm được lưu trữ và chạy trên máy chủ của hãng. Các dịch vụ mới này cũng giúp người sử dụng xem các chương trình truyền hình và chỉnh sửa ảnh ngay trên web.
Khách hàng có thể rất hứng khởi với những dịch vụ mới này từ Microsoft, nhưng chi phí lưu trữ phần mềm tại trung tâm dữ liệu của riêng hãng, bên cạnh các chi phí khác, đồng nghĩa với việc Microsoft có thể không đạt được mới lợi nhuận dự báo trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6/2012 - theo nhà phân tích Heather Bellini thuộc ngân hàng Goldman Sachs.
Thậm chí, nhà phân tích Jason Maynard thuộc công ty chứng khoán Wells Fargo Securities còn cho rằng, việc nhảy vào lĩnh vực điện toán đám mây sẽ đặt dấu chấm hết cho thời hoàng kim về lợi nhuận của hãng phầm mềm lớn nhất thế giới.
“Sẽ chẳng bao giờ Microsoft đạt được tỷ suất lợi nhuận cao như trước đấy”, nhà phân tích Maynard nói.
Tỷ suất lợi nhuận của Microsoft, vốn đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm trong năm 2011 này, được nhận định sẽ còn giảm thêm. Theo dự báo của Bloomberg, tỷ suất lợi nhuận gộp, tức tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu của doanh thu trừ đi chi phí sản xuất, sẽ giảm 1,6 điểm phần trăm còn 76% trong năm tài khóa 2012. Vào năm 2011, tỷ suất lợi nhuận gộp của Microsoft đã giảm 2,4 điểm phần trăm.
Thách thức đối với tỷ suất lợi nhuận của Microsoft bắt nguồn từ quyết định của Giám đốc điều hành (CEO) Steve Ballmer đưa ra trong mấy năm gần đây về đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, chẳng hạn bổ sung thêm nội dung vào dịch vụ trò chơi Xbox, hay mua lại công ty dịch vụ VoIP Skype với giá 8,5 tỷ USD.
Áp lực suy giảm lợi nhuận này sẽ đeo bám Microsoft qua năm nay khi ngày càng có nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây. Những dịch vụ này đòi hỏi lưu trữ phần mềm trên máy chủ của Microsoft và cung cấp phần mềm này trên Internet, đồng nghĩa với chi phí lưu trữ và vận hành các chương trình này sẽ do Microsoft gánh chịu, thay vì khách hàng như ở công nghệ truyền thống.
Trước đây, Microsoft vẫn bán các gói phần mềm mà sau khi được phát triển, chi phí để sản xuất và phân phối là cực thấp. Sự dịch chuyển sang công nghệ điện toán đám mây buộc Microsoft phải chấp nhận chi phí vận hành các trung tâm dữ liệu. Các chi phí này bao gồm các khoản về năng lượng, làm mát, nhà cửa, bảo trì máy chủ…
Áp lực suy giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại khi nắm giữ cổ phiếu này. Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của Microsoft đã giảm khoảng 7%.
Sức ép giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft còn đến từ các yếu tố ngoại cảnh. Cuộc khủng hoảng nợ của khu vực châu Âu và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở nhiều thị trường đã buộc nhiều khách hàng ở khu vực công và ngành tài chính cắt giảm chi tiêu. Thêm vào đó, ngành công nghiệp máy tính cá nhân còn phải cắt giảm mạnh hoạt động sản xuất phần cứng vì trận lụt lịch sử ở Thái Lan.
Theo hãng nghiên cứu Gartner, tốc độ tăng trưởng đầu tư vào phần mềm và máy tính của các doanh nghiệp sẽ chậm lại trong năm 2012 so với năm 2011. Tháng trước, nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới HP, cho biết, họ đã nhận thấy các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu.
Chu kỳ sản phẩm của Microsoft cũng báo hiệu một năm tăng trưởng chậm hơn trong doanh thu từ hệ điều hành Windows và bộ văn phòng Office trong năm tài khóa 2011 này - theo nhận định của nhà phân tích Rick Sherlund thuộc công ty Nomura Holdings. Ông Sherlund cho rằng, tăng trưởng doanh thu của hai mảng này sẽ giảm năm nay do khách hàng đợi phiên bản mới của Windows được dự báo sẽ tung ra vào tháng 10 năm sau. Microsoft cũng có khả năng sau đó giới thiệu phiên bản cảm ứng của bộ Office.
Tệ hơn, chi phí ở hầu khắp các mảng kinh doanh của Microsoft đang tăng lên. Máy chơi trò chơi Xbox của hãng này bán chạy, nhưng lại có mức chi phí sản xuất cao hơn phần mềm. Bên cạnh đó, Microsoft còn phải trả thêm nhiều phí cấp phép đối với nội dụng chạy trên dịch vụ trực tuyến Xbox Live. Chưa hết, việc có thêm Skype, nhu cầu gia tăng đối với các dịch vụ tư vấn ở mảng máy chủ và chi phí của mối quan hệ đối tác tìm kiếm với Yahoo! cũng làm chi phí của Microsoft tăng thêm nhiều.
Hồi tháng 10, Microsoft cho biết, chi phí hoạt động của hãng trong năm tài khóa 2011 sẽ lên tới 29,2 tỷ USD, từ mức 28,6 tỷ USD đưa ra trong lần dự báo trước đó.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc kiểm soát chi phí ở mảng điện toán đám mây sẽ là yếu tố then chốt trong việc hạn chế sự suy giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft, mà điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng Microsoft sẽ đạt hiệu quả ra sao đối với hoat động vận hành các trung tâm dữ liệu khổng lồ. Việc hãng cần làm làm thu hút một lượng khách hàng lớn sử dụng dịch vụ đám mây nhằm tạo thế cạnh tranh dựa trên quy mô, cũng như giám sát chặt chẽ các chi phí về năng lượng và làm mát các trung tâm dữ liệu.
Dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft cho phép khách hàng đăng ký sử dụng làm những công việc như quản lý bảng tính và website doanh nghiệp bằng phần mềm được lưu trữ và chạy trên máy chủ của hãng. Các dịch vụ mới này cũng giúp người sử dụng xem các chương trình truyền hình và chỉnh sửa ảnh ngay trên web.
Khách hàng có thể rất hứng khởi với những dịch vụ mới này từ Microsoft, nhưng chi phí lưu trữ phần mềm tại trung tâm dữ liệu của riêng hãng, bên cạnh các chi phí khác, đồng nghĩa với việc Microsoft có thể không đạt được mới lợi nhuận dự báo trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6/2012 - theo nhà phân tích Heather Bellini thuộc ngân hàng Goldman Sachs.
Thậm chí, nhà phân tích Jason Maynard thuộc công ty chứng khoán Wells Fargo Securities còn cho rằng, việc nhảy vào lĩnh vực điện toán đám mây sẽ đặt dấu chấm hết cho thời hoàng kim về lợi nhuận của hãng phầm mềm lớn nhất thế giới.
“Sẽ chẳng bao giờ Microsoft đạt được tỷ suất lợi nhuận cao như trước đấy”, nhà phân tích Maynard nói.
Tỷ suất lợi nhuận của Microsoft, vốn đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm trong năm 2011 này, được nhận định sẽ còn giảm thêm. Theo dự báo của Bloomberg, tỷ suất lợi nhuận gộp, tức tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu của doanh thu trừ đi chi phí sản xuất, sẽ giảm 1,6 điểm phần trăm còn 76% trong năm tài khóa 2012. Vào năm 2011, tỷ suất lợi nhuận gộp của Microsoft đã giảm 2,4 điểm phần trăm.
Thách thức đối với tỷ suất lợi nhuận của Microsoft bắt nguồn từ quyết định của Giám đốc điều hành (CEO) Steve Ballmer đưa ra trong mấy năm gần đây về đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, chẳng hạn bổ sung thêm nội dung vào dịch vụ trò chơi Xbox, hay mua lại công ty dịch vụ VoIP Skype với giá 8,5 tỷ USD.
Áp lực suy giảm lợi nhuận này sẽ đeo bám Microsoft qua năm nay khi ngày càng có nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây. Những dịch vụ này đòi hỏi lưu trữ phần mềm trên máy chủ của Microsoft và cung cấp phần mềm này trên Internet, đồng nghĩa với chi phí lưu trữ và vận hành các chương trình này sẽ do Microsoft gánh chịu, thay vì khách hàng như ở công nghệ truyền thống.
Trước đây, Microsoft vẫn bán các gói phần mềm mà sau khi được phát triển, chi phí để sản xuất và phân phối là cực thấp. Sự dịch chuyển sang công nghệ điện toán đám mây buộc Microsoft phải chấp nhận chi phí vận hành các trung tâm dữ liệu. Các chi phí này bao gồm các khoản về năng lượng, làm mát, nhà cửa, bảo trì máy chủ…
Áp lực suy giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại khi nắm giữ cổ phiếu này. Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của Microsoft đã giảm khoảng 7%.
Sức ép giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft còn đến từ các yếu tố ngoại cảnh. Cuộc khủng hoảng nợ của khu vực châu Âu và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở nhiều thị trường đã buộc nhiều khách hàng ở khu vực công và ngành tài chính cắt giảm chi tiêu. Thêm vào đó, ngành công nghiệp máy tính cá nhân còn phải cắt giảm mạnh hoạt động sản xuất phần cứng vì trận lụt lịch sử ở Thái Lan.
Theo hãng nghiên cứu Gartner, tốc độ tăng trưởng đầu tư vào phần mềm và máy tính của các doanh nghiệp sẽ chậm lại trong năm 2012 so với năm 2011. Tháng trước, nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới HP, cho biết, họ đã nhận thấy các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu.
Chu kỳ sản phẩm của Microsoft cũng báo hiệu một năm tăng trưởng chậm hơn trong doanh thu từ hệ điều hành Windows và bộ văn phòng Office trong năm tài khóa 2011 này - theo nhận định của nhà phân tích Rick Sherlund thuộc công ty Nomura Holdings. Ông Sherlund cho rằng, tăng trưởng doanh thu của hai mảng này sẽ giảm năm nay do khách hàng đợi phiên bản mới của Windows được dự báo sẽ tung ra vào tháng 10 năm sau. Microsoft cũng có khả năng sau đó giới thiệu phiên bản cảm ứng của bộ Office.
Tệ hơn, chi phí ở hầu khắp các mảng kinh doanh của Microsoft đang tăng lên. Máy chơi trò chơi Xbox của hãng này bán chạy, nhưng lại có mức chi phí sản xuất cao hơn phần mềm. Bên cạnh đó, Microsoft còn phải trả thêm nhiều phí cấp phép đối với nội dụng chạy trên dịch vụ trực tuyến Xbox Live. Chưa hết, việc có thêm Skype, nhu cầu gia tăng đối với các dịch vụ tư vấn ở mảng máy chủ và chi phí của mối quan hệ đối tác tìm kiếm với Yahoo! cũng làm chi phí của Microsoft tăng thêm nhiều.
Hồi tháng 10, Microsoft cho biết, chi phí hoạt động của hãng trong năm tài khóa 2011 sẽ lên tới 29,2 tỷ USD, từ mức 28,6 tỷ USD đưa ra trong lần dự báo trước đó.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc kiểm soát chi phí ở mảng điện toán đám mây sẽ là yếu tố then chốt trong việc hạn chế sự suy giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft, mà điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng Microsoft sẽ đạt hiệu quả ra sao đối với hoat động vận hành các trung tâm dữ liệu khổng lồ. Việc hãng cần làm làm thu hút một lượng khách hàng lớn sử dụng dịch vụ đám mây nhằm tạo thế cạnh tranh dựa trên quy mô, cũng như giám sát chặt chẽ các chi phí về năng lượng và làm mát các trung tâm dữ liệu.