Chỉ số hạnh phúc của nhân viên quyết định lợi nhuận và năng suất của doanh nghiệp
Theo nhiều chuyên gia, hạnh phúc của nhân viên là chỉ số đáng quan tâm hàng đầu nếu doanh nghiệp muốn tiến xa hơn trong tương lai…
Bên cạnh làn sóng cắt giảm nhân sự, làn sóng từ chức cũng đang xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp. Theo Forbes, nguyên nhân sâu xa khiến nhân viên từ bỏ công việc tại một công ty có thể đến từ kỹ năng lãnh đạo quản lý con người yếu kém, thiếu mối quan hệ sâu sắc giữa nhân viên và văn hóa làm việc thiếu cởi mở giữa cấp trên và cấp dưới.
Chỉ số hạnh phúc của nhân viên là thước đo thái độ và cách nhìn nhận tích cực của nhân viên đối với công việc mà họ đang làm. Chỉ số hạnh phúc của nhân viên là thước đo thái độ và cách nhìn nhận tích cực của nhân viên đối với công việc, qua đó cho thấy mức độ gắn kết và sự hài lòng trong công việc của họ.
CHỈ SỐ HẠNH PHÚC VÀ NĂNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
Theo một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Queen's và Gallup, những người lao động thiếu gắn kết với công ty có tỷ lệ gặp tai nạn nhiều hơn 49% và mắc nhiều sai sót trong công việc hơn 60% so với những tập thể gắn kết. Còn theo Trung tâm Nhân sự Canada, những người lao động không hài lòng đã khiến nền kinh tế Bắc Mỹ thiệt hại hơn 350 tỷ USD mỗi năm do năng suất bị giảm sút.
Nghiên cứu của Viện Dale Carnegie cũng cho biết 80% nhân viên không hài lòng với người giám sát của họ cho rằng họ không gắn bó và làm việc kém hiệu quả.
Tạp chí HRDCanada cho biết cứ 10 nhân viên ở Bắc Mỹ thì có 7 người cảm thấy không hứng thú với công việc và 35% nhân viên trong số này đang có kế hoạch chuyển việc.
Rõ ràng, mức độ hài lòng của nhân viên tại nơi làm việc có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất và doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của nó, rất nhiều công ty vẫn không ưu tiên đầu tư vào nhân sự.
MỘT NHÂN VIÊN HẠNH PHÚC MANG LẠI CHO DOANH NGHIỆP NHỮNG GÌ?
- Nhân viên hạnh phúc làm việc hiệu quả hơn
Theo một cuộc nghiên cứu về nội bộ doanh nghiệp, nhân viên tại các công ty “Hạnh phúc” có năng suất làm việc cao hơn mặt bằng chung tới 20%. Điều này có nghĩa là một nhóm có 4 nhân viên hạnh phúc có thể thực hiện công việc của 5 nhân viên không hài lòng với công ty của họ. Một bài báo của Harvard Business Review lưu ý rằng các công ty không gây căng thẳng cho của nhân viên sẽ thấy nhân viên hạnh phúc hơn và công ty phát triển hơn.
2. Hạnh phúc được kết nối với sự sáng tạo
Để thực sự đổi mới doanh nghiệp, nhân viên phải cảm thấy đủ an toàn để mắc lỗi, có nghĩa là họ dám thừa nhận lỗi của mình và thử một cách tiếp cận khác. Những nhân viên hạnh phúc sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của họ, do đó họ sẽ đề xuất hoặc sẵn sàng thử nghiệm các chiến thuật mới để mang lại kết quả tốt hơn cho công ty.
3. Hạnh phúc làm giảm căng thẳng và cải thiện sự tập trung
Trạng thái căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của con người nhưng khi ai đó cảm thấy hạnh phúc, mức độ căng thẳng của họ cũng giảm xuống tương ứng. Vì vậy, một không gian làm việc khiến nhân viên cảm thấy an toàn và một người lãnh đạo tâm lý sẽ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái để tập trung vào công việc hơn.
4. Nhân viên hạnh phúc làm tăng doanh số bán hàng
Sự khác biệt rõ ràng giữa một người bán hàng cục cằn và một nhân viên lúc nào cũng tỏa ra năng lượng tích cực khi hỗ trợ khách hàng là gì? Đó là niềm hạnh phúc. Những nhân viên hạnh phúc, là những người cảm thấy được hỗ trợ bởi lãnh đạo và an toàn trong công việc của. Vậy kết quả là gì? Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn và doanh số bán hàng cũng cao hơn.
CÁCH TĂNG CHỈ SỐ HẠNH PHÚC CỦA DOANH NGHIỆP
Rõ ràng đầu tư vào văn hóa công ty có thể cải thiện sự hài lòng của nhân viên và khiến họ cảm thấy hạnh phúc tại nơi làm việc. Theo bài báo của Chatroop, những nhân viên gắn kết với nơi làm việc có năng suất làm việc tốt hơn 20% so với những nhân viên không gắn kết.
Tuy nhiên, đầu tư vào văn hóa nhưng chỉ số không có quá nhiều biến chuyển? Nguyên nhân có thể là do nhân viên vốn đã không phù hợp với văn hóa chung. Sàng lọc nhân viên ngay trong giai đoạn phỏng vấn. Đảm bảo những ứng viên tiềm năng cũng có cùng văn hóa làm việc phù hợp sẽ giúp công ty giảm thiểu mức độ thiếu gắn kết nội bộ.
Theo Khảo sát của Workforce Mood Tracker, 69% nhân viên nói rằng họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu công ty công nhận thành tích của họ, đặc biệt là phải liên tục công nhận thành tích của họ dù lớn hay nhỏ, vì điều này thể hiện sự đánh giá cao với giá trị nội tại của một cá nhân.
Nuôi dưỡng tình bạn tại nơi làm việc cũng rất quan trọng. Một nghiên cứu từ Jobsite UK điều tra rằng 70% nhân viên có bạn bè ở nơi làm việc là yếu tố quan trọng để có một cuộc sống công việc hạnh phúc. Các công ty có thể khuyến khích tình bạn tại nơi làm việc bằng cách tổ chức các hoạt động gắn kết hàng tuần. Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn cho thấy những người có bạn thân tại nơi làm việc có khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao gấp 7 lần so với nhân sự bình thường.
Cuối cùng, tổ chức các chương trình tình nguyện góp phần tạo nên môi trường làm việc tích cực. Theo Chatroop, 93% nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi cùng đóng góp vào hoạt động từ thiện của công ty và 54% nhân viên cảm thấy tự hào về những đóng góp của công ty cho xã hội đều muốn gắn bó lâu dài với công việc.
Tóm lại, việc tạo ra văn hóa doanh nghiệp tích cực rất quan trọng để đảm bảo nhân viên hài lòng. Mặc dù có thể tốn kém về thời gian và tài chính để đầu tư vào việc tạo ra văn hóa doanh nghiệp, nhưng giống như các số liệu thống kê đều đã chứng minh, khoản hoàn vốn chắc chắn có thể là vô giá.
Hạnh phúc của nhân viên phải đến trước lợi nhuận. Không có nhân viên, công ty sẽ không có gì. Thật đáng buồn khi mà hiện nay, quá nhiều công ty đặt lợi nhuận hoặc khách hàng lên hàng đầu thay vì quan tâm đến nhân viên của họ. Nếu một công ty mãi coi nhân viên là thứ có thể thay thế thì họ cũng chỉ mãi mãi dành thời gian và tiền bạc để thay thế nhân sự, thay vì xây dựng một công ty vĩ đại.