Chiếm đoạt tài sản từ cho vay nặng lãi đang gia tăng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật
Báo cáo tình hình công tác của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/9, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình tỏ ra sốt ruột trước thực trạng xuất hiện và gia tăng ngày càng nhiều các đối tượng chuyên nghiệp cho vay nặng lãi thông qua các hoạt động dân sự mua bán nhà của ruộng vườn để chiếm đoạt tài sản của nông dân.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ông Bình kiến nghị Quốc hội trước mắt chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất hướng dẫn áp dụng quy định của luật hình sự về tội cho vay nặng lãi. Còn về lâu dài cần nghiên cứu sửa điều luật này, loại bỏ các yếu tố không phù hợp với thực tiễn như có tính chất chuyên bóc lột, quy định tỷ lệ lãi suất quá cao 10 lần lãi suất cơ bản.
"Lãi suất có lúc lên đến mười mấy phần trăm, mà 10 lần là một trăm mấy mươi phần trăm thì rất khó cấu thành tội phạm", ông Bình nói.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề với chương trình tín dụng cho nông dân và hoạt động công chứng chuyển nhượng nhà ở nông thôn để ngăn chặn các đối tượng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của dân trục lợi bất chính.
Bên cạnh báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao về công tác thi hành án, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2013 cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận trong cả ngày 17/9.
Qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận xét, các báo cáo nói trên đã được chuẩn bị tốt hơn so với năm trước, phản ánh khá đầy đủ cả kết quả và khó khăn hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, báo cáo của Chính phủ vẫn chưa phản ánh đầy đủ tình hình vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính trên tất cả các mặt của đời sống, chưa có báo cáo về hoạt động của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như hải quan, kiểm lâm, bộ đội biên phòng và cảnh sát biển.
Ủy ban Tư pháp cũng “phê” báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chưa đánh giá toàn diện nguyên nhân tình hình vi phạm pháp luật và tình hình tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng, kinh tế đang có chiều hướng gia tăng phức tạp.
Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, ngân hàng, đầu tư công còn có nhiều sơ hở, tội phạm tài chính ngân hàng chậm được phát hiện, tín dụng đen, các vụ liên quan đến băng nhóm bảo kê chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh.
Đánh giá kết quả phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, tội phạm chưa tương xứng với tình hình thực tế, cơ quan thẩm tra cũng đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân từ một bộ phận cán bộ có chức có quyền ở các cơ quan quản lý nhà nướctại cơ sở có biểu hiện bảo kê để doanh nghiệp, các băng nhóm họat động theo kiểu xã hội đen trên môt số lĩnh vực như khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, vận chuyển hành khách.
Nhiều vụ việc ngang nhiên tồn tại nhưng chưa được xử lý, ông Hiện nhấn mạnh.
Lo tội phạm an ninh quốc gia diễn biến phức tạp, tội phạm có tổ chức thách thức pháp luật, tình trạng tự xử khi dân đánh chết trộm chó, cha của tội phạm đến cầu xin cũng không được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị phải lấy dân làm gốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh tổ quốc.
Ông cũng cho rằng cần đổi mới phướng thức hoạt động của lực lượng công an, phải gắn bó với nhân dân hơn. “Trang bị hiện đại hơn, đào tạo bài bản hơn, tướng nhiều hơn nhưng niềm tin vào công an so với cách đây mười năm, hai mươi năm thì có giảm sút.”, ông phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị bổ sung báo cáo về tội phạm an ninh quốc gia, xem tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm này thế nào.
Nhất trí cao với báo cáo thẩm tra, ông Khoa cũng cho rằng tình trạng băng nhóm lộng hành ngang nhiên khiến dư luận xã hội quan ngại. Theo ông Khoa, đáng ngại nhất là cấp huyện cũng có bộ máy, có công an mà nhiều vụ việc phải có sự hỗ trợ rất lớn của cấp trên, thậm chí chỉ có công an của Bộ mới giải quyết được.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ông Bình kiến nghị Quốc hội trước mắt chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất hướng dẫn áp dụng quy định của luật hình sự về tội cho vay nặng lãi. Còn về lâu dài cần nghiên cứu sửa điều luật này, loại bỏ các yếu tố không phù hợp với thực tiễn như có tính chất chuyên bóc lột, quy định tỷ lệ lãi suất quá cao 10 lần lãi suất cơ bản.
"Lãi suất có lúc lên đến mười mấy phần trăm, mà 10 lần là một trăm mấy mươi phần trăm thì rất khó cấu thành tội phạm", ông Bình nói.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề với chương trình tín dụng cho nông dân và hoạt động công chứng chuyển nhượng nhà ở nông thôn để ngăn chặn các đối tượng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của dân trục lợi bất chính.
Bên cạnh báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao về công tác thi hành án, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2013 cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận trong cả ngày 17/9.
Qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận xét, các báo cáo nói trên đã được chuẩn bị tốt hơn so với năm trước, phản ánh khá đầy đủ cả kết quả và khó khăn hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, báo cáo của Chính phủ vẫn chưa phản ánh đầy đủ tình hình vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính trên tất cả các mặt của đời sống, chưa có báo cáo về hoạt động của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như hải quan, kiểm lâm, bộ đội biên phòng và cảnh sát biển.
Ủy ban Tư pháp cũng “phê” báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chưa đánh giá toàn diện nguyên nhân tình hình vi phạm pháp luật và tình hình tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng, kinh tế đang có chiều hướng gia tăng phức tạp.
Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, ngân hàng, đầu tư công còn có nhiều sơ hở, tội phạm tài chính ngân hàng chậm được phát hiện, tín dụng đen, các vụ liên quan đến băng nhóm bảo kê chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh.
Đánh giá kết quả phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, tội phạm chưa tương xứng với tình hình thực tế, cơ quan thẩm tra cũng đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân từ một bộ phận cán bộ có chức có quyền ở các cơ quan quản lý nhà nướctại cơ sở có biểu hiện bảo kê để doanh nghiệp, các băng nhóm họat động theo kiểu xã hội đen trên môt số lĩnh vực như khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, vận chuyển hành khách.
Nhiều vụ việc ngang nhiên tồn tại nhưng chưa được xử lý, ông Hiện nhấn mạnh.
Lo tội phạm an ninh quốc gia diễn biến phức tạp, tội phạm có tổ chức thách thức pháp luật, tình trạng tự xử khi dân đánh chết trộm chó, cha của tội phạm đến cầu xin cũng không được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị phải lấy dân làm gốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh tổ quốc.
Ông cũng cho rằng cần đổi mới phướng thức hoạt động của lực lượng công an, phải gắn bó với nhân dân hơn. “Trang bị hiện đại hơn, đào tạo bài bản hơn, tướng nhiều hơn nhưng niềm tin vào công an so với cách đây mười năm, hai mươi năm thì có giảm sút.”, ông phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị bổ sung báo cáo về tội phạm an ninh quốc gia, xem tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm này thế nào.
Nhất trí cao với báo cáo thẩm tra, ông Khoa cũng cho rằng tình trạng băng nhóm lộng hành ngang nhiên khiến dư luận xã hội quan ngại. Theo ông Khoa, đáng ngại nhất là cấp huyện cũng có bộ máy, có công an mà nhiều vụ việc phải có sự hỗ trợ rất lớn của cấp trên, thậm chí chỉ có công an của Bộ mới giải quyết được.