Chứng khoán Trung Quốc lại giảm mạnh
Giới đầu tư Trung Quốc lo ngại các biện pháp hỗ trợ thị trường và nền kinh tế mà Chính phủ nước này áp dụng sẽ không phát huy tác dụng
Thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm nay (15/9) có phiên giảm mạnh thứ hai liên tiếp. Theo hãng tin Bloomberg, giới đầu tư Trung Quốc đang lo ngại các biện pháp hỗ trợ thị trường và nền kinh tế mà Chính phủ nước này áp dụng sẽ không phát huy tác dụng.
Lúc đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải mất 3,5%, còn 3.005,17 điểm. Dẫn đầu phiên giảm điểm này là cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa cơ bản và công nghệ. Cứ 14 cổ phiếu mất giá thì mới có 1 cổ phiếu tăng giá.
Sự thận trọng của giới đầu tư còn được thể hiện qua việc khối lượng giao dịch của phiên hôm nay giảm 36% so với mức trung bình 30 ngày.
Với phiên giảm này, Shanghai Composite Index có chuỗi hai phiên giảm mạnh nhất trong 3 tuần, với tổng mức giảm 6,1%.
Theo số liệu công bố ngày 14/9, các quỹ đầu tư chứng khoán Trung Quốc mất 44% giá trị vào thời điểm cuối tháng trước so với tháng 7.
Theo đó, 569 quỹ mở trên thị trường chứng khoán đại lục có tổng giá trị tài sản 724,8 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 113,8 tỷ USD, tính đến cuối tháng 8, so với mức 1,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ hồi cuối tháng 7.
Bên cạnh đó, lượng nợ ký quỹ chứng khoán trên sàn Thượng Hải tính đến hôm qua đã giảm xuống mức 599,9 tỷ Nhân dân tệ, thấp nhất trong 9 tháng, do các nhà đầu tư vay ký quỹ để mua cổ phiếu đã tìm cách rút khỏi thị trường.
Các biện pháp chưa từng có tiền lệ mà Chính phủ Trung Quốc tung ra để ngăn đợt sụt giảm 5 nghìn tỷ USD của thị trường chứng khoán nước này đã không đem lại kết quả như mong muốn.
Dữ liệu công bố trong tháng 9 này cho thấy 5 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 11 và việc Bắc Kinh tăng cường chi tiêu để kích thích tăng trưởng vẫn chưa thể khiến nền kinh tế khởi sắc. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vẫn đang chịu sức ép suy giảm từ tình trạng dư thừa công suất và giảm phát giá bán buôn.
Mức tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ tại Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) và các tổ chức tài chính ở nước này đã giảm kỷ lục trong tháng 8, một tín hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quóc đã phải can thiệp vào thị trường tiền tệ để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
“Nền kinh tế chưa cho thấy tín hiệu của sự tăng tốc sau một loạt đợt hạ lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kỳ vọng đồng Nhân dân tệ giảm giá vẫn còn đó”, chiến lược gia Zhang Haidong thuộc công ty Jinkuang Investment Management ở Thượng Hải nhận xét. “Các tài sản định giá bằng Nhân dân tệ đang chịu sức ép giảm. Thị trường vẫn đang yếu”.
Dù giảm giá mạnh nhưng cổ phiếu Trung Quốc vẫn đắt. Hệ số P/E của các cổ phiếu giao dịch tại các sàn chứng khoán đại lục vào tuần trước là 45 lần, cao nhất trong số 10 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. P/E của các cổ phiếu trong chỉ số Standard & Poor’s của chứng khoán Phố Wall hiện là 18 lần.
Ngân hàng Barclays đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2016 xuống mức 6%, từ mức 6,6% trước đó, sau khi số liệu công bố vào cuối tuần vừa rồi cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng và đầu tư trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2000.
Lúc đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải mất 3,5%, còn 3.005,17 điểm. Dẫn đầu phiên giảm điểm này là cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa cơ bản và công nghệ. Cứ 14 cổ phiếu mất giá thì mới có 1 cổ phiếu tăng giá.
Sự thận trọng của giới đầu tư còn được thể hiện qua việc khối lượng giao dịch của phiên hôm nay giảm 36% so với mức trung bình 30 ngày.
Với phiên giảm này, Shanghai Composite Index có chuỗi hai phiên giảm mạnh nhất trong 3 tuần, với tổng mức giảm 6,1%.
Theo số liệu công bố ngày 14/9, các quỹ đầu tư chứng khoán Trung Quốc mất 44% giá trị vào thời điểm cuối tháng trước so với tháng 7.
Theo đó, 569 quỹ mở trên thị trường chứng khoán đại lục có tổng giá trị tài sản 724,8 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 113,8 tỷ USD, tính đến cuối tháng 8, so với mức 1,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ hồi cuối tháng 7.
Bên cạnh đó, lượng nợ ký quỹ chứng khoán trên sàn Thượng Hải tính đến hôm qua đã giảm xuống mức 599,9 tỷ Nhân dân tệ, thấp nhất trong 9 tháng, do các nhà đầu tư vay ký quỹ để mua cổ phiếu đã tìm cách rút khỏi thị trường.
Các biện pháp chưa từng có tiền lệ mà Chính phủ Trung Quốc tung ra để ngăn đợt sụt giảm 5 nghìn tỷ USD của thị trường chứng khoán nước này đã không đem lại kết quả như mong muốn.
Dữ liệu công bố trong tháng 9 này cho thấy 5 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 11 và việc Bắc Kinh tăng cường chi tiêu để kích thích tăng trưởng vẫn chưa thể khiến nền kinh tế khởi sắc. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vẫn đang chịu sức ép suy giảm từ tình trạng dư thừa công suất và giảm phát giá bán buôn.
Mức tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ tại Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) và các tổ chức tài chính ở nước này đã giảm kỷ lục trong tháng 8, một tín hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quóc đã phải can thiệp vào thị trường tiền tệ để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
“Nền kinh tế chưa cho thấy tín hiệu của sự tăng tốc sau một loạt đợt hạ lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kỳ vọng đồng Nhân dân tệ giảm giá vẫn còn đó”, chiến lược gia Zhang Haidong thuộc công ty Jinkuang Investment Management ở Thượng Hải nhận xét. “Các tài sản định giá bằng Nhân dân tệ đang chịu sức ép giảm. Thị trường vẫn đang yếu”.
Dù giảm giá mạnh nhưng cổ phiếu Trung Quốc vẫn đắt. Hệ số P/E của các cổ phiếu giao dịch tại các sàn chứng khoán đại lục vào tuần trước là 45 lần, cao nhất trong số 10 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. P/E của các cổ phiếu trong chỉ số Standard & Poor’s của chứng khoán Phố Wall hiện là 18 lần.
Ngân hàng Barclays đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2016 xuống mức 6%, từ mức 6,6% trước đó, sau khi số liệu công bố vào cuối tuần vừa rồi cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng và đầu tư trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2000.