Chuyên gia VinaCapital: Đây là thời điểm thích hợp để tích lũy cổ phiếu

Tú Uyên
Chia sẻ

Thị trường chứng khoán Việt Nam rơi từ vùng 1.500 điểm vào đầu năm 2022 về mức 1.074,52 điểm khi chốt phiên 6/10 và dòng vốn ngoại tiếp tục rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia của VinaCapital vẫn đánh giá tích cực về triển vọng của chứng khoán Việt Nam và cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tích lũy cổ phiếu…

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được định giá khá rẻ so với các nước trong khu vực
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được định giá khá rẻ so với các nước trong khu vực

Sau 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Hội nghị Nhà đầu tư 2022 tiếp tục được VinaCapital tổ chức từ 5-7/10/2022 tại TP.HCM. Với sự tham dự của gần 100 nhà đầu tư đến từ nhiều nước trên thế giới đã cho thấy sức hút của Việt Nam vẫn không thay đổi trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế.

 

GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay và trở lại mức tăng trưởng 6-7% trong năm trong các năm tới.

Sức hấp dẫn của Việt Nam, theo ông Andy Ho, Tổng Giám đốc Hội đồng Đầu tư của VinaCapital, đến từ sự giữa tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát đang được kiểm soát tốt.

Thêm vào đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân vẫn đang tăng trưởng mạnh theo xu hướng chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia trong vài năm qua.

Trong ba trụ cột của nền kinh tế là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư công, thì tiêu dùng và xuất khẩu được dự báo có thể sụt giảm trong năm 2023 dưới áp lực của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được bù đắp một phần bởi nguồn thu từ du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Đây là nguồn thu đã mất đi từ COVID-19 và đang phục hồi rất chậm trong năm 2022.

Riêng đầu tư công sẽ tăng trưởng mạnh và trở thành động lực chính thúc đẩy kinh tế việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong vài năm tới. Qua đó kích thích dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam.

Và VinaCapital dự báo, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay và trở lại mức tăng trưởng 6-7% trong năm 2023.

Quay trở lại với Thị trường chứng khoán Việt Nam, lý giải về sự sụt giảm mạnh của thị trường trong thời gian vừa qua, Bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc đầu tư VinaCapital cho rằng có nhiều rào cản khiến thị trường chứng khoán khó khăn trong ngắn hạn. Trong đó, căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu ở châu Âu - châu Á, cũng như căng thẳng Mỹ và Trung Quốc đang phủ bóng đêm lên nền kinh tế toàn cầu, tạo ra đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát tăng lên nhiều nơi gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư. Điều này buộc các Ngân hàng Trung ương phải thắt chặt tiền tệ, Việt Nam cũng phải tăng lãi suất điều hành.

 

“Sự biến động hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm không ít nhà đầu tư bất an, nhưng nhìn về dài hạn thì bây giờ là thời điểm thích hợp để nắm giữ cổ phiếu mặc dù phía trước vẫn còn những yếu tố bất định”

-  Bà Nguyễn Hoài Thu.

Thêm nữa, việc siết chặt quản lý thị trường chứng khoán và trái phiếu cũng làm các tổ chức phát hành khó khăn trong việc phát hành trái phiếu để mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp bất động sản. "Đối với các quỹ đầu tư như VinaCapital, chính sách thanh lọc thị trường chứng khoán là cần thiết và sẽ mang lại giá trị bền vững trong dài hạn. Nhưng mặt khác, điều này cũng gây tâm lý tiêu cực đối với các nhà đầu tư cá nhân, thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư có xu hướng rút vốn khỏi thị trường", bà Nguyễn Hoài Thu nhận định.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng đã rút ròng tại thị trường Việt Nam từ năm 2021, nhưng đến năm 2022 khi các nước láng giềng đã thu hút trở lại dòng vốn đầu tư quốc tế thì Việt Nam vẫn đang chứng kiến rút ròng nhẹ. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam bị rút ròng 57 triệu USD. Thanh khoản cũng giảm một nửa so với mức cao nhất của năm 2021. Chỉ số VN-Index bám sát sự sụt giảm của thanh khoản. Tuy nhiên, mức thanh khoản này vẫn đang cao gấp 3 lần so với trước COVID-19.

VinaCapital đánh giá tích cực về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam dù hiện VN-Index vẫn đang dò đáy. 
VinaCapital đánh giá tích cực về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam dù hiện VN-Index vẫn đang dò đáy. 

Dù vậy, theo bà Thu, triển vọng thị trường chứng khoán trong dài hạn vẫn rất tích cực. Bởi vì nền kinh tế Việt Nam đang ở trong chu kỳ tăng trưởng khá nhanh so với các nước cùng mức độ phát triển, các nước trong thị trường cận biên.

Hiện thanh khoản thị trường đã sụt giảm so với năm 2021 nhưng vẫn cao gấp ba lần so với giai đoạn trước COVID-19. Tiếp theo là về mặt định giá, thị trường đã rẻ hơn rất nhiều. Nền kinh tế Việt nam cũng ổn định vượt bậc so với các nước trong khu vực, tiêu biểu là trong khi các nước ASEAN đồng tiền của họ bị phá giá lớn thì VNĐ vẫn giữ được sự ổn định. Lãi suất tại Việt Nam cũng tương đối thấp so với các nước khác.

Với nền kinh tế phát triển tích cực trong dài hạn, thì triển vọng thị trường chứng khoán rất tốt, vì khi nền kinh tế phát triển tốt thì kỳ vọng tăng trưởng doanh nghiệp niêm yết cao.

Dưới góc độ định giá, bà Nguyễn Hoài Thu cho rằng thị trường Việt Nam đang rất rẻ so với khu vực khi so sánh P/E của Việt Nam với các nước trong khối ASEAN và TIP (bao gồm Thái Lan, Indonesia và Philippines). Theo đó, mức chiết khấu theo định giá P/E của Việt Nam so với các nước ở thời điểm hiện tại đã lên đến (36%), cao hơn 3 lần so với trung bình 5 năm trước (12%).

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam cũng vượt bậc so với các nước trong khu vực ASEAN. Cụ thể, mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam dự báo tăng trưởng 19% cho năm 2023, cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực.

“Kết hợp với lợi tức từ việc nắm giữ cổ phiếu với lãi suất tiền gửi 12 tháng của Vietcombank trong vòng 10 năm cho thấy mức hấp dẫn của việc nắm giữ cổ phiếu cao hơn so với gửi tiết kiệm. Nếu nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn 5-10 năm, thì bây giờ là thời điểm thích hợp để nắm giữ cổ phiếu mặc dù phía trước vẫn còn những yếu tố bất định”, bà Thu nhấn mạnh.

Chia sẻ về hiệu quả đầu tư của Quỹ, Andy Ho cho rằng điều quan trọng cần lưu ý là các công ty niêm yết và công ty tư nhân của Việt Nam vẫn đang hoạt động hiệu quả nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường nội địa. “Các doanh nghiệp mà VinaCapital đầu tư, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, vẫn đang ghi nhận doanh thu ổn định, thậm chí cao hơn giai đoạn trước đại dịch. Với sự tiếp tục tăng trưởng của nền kinh tế, chúng tôi tự tin rằng các doanh nghiệp này sẽ liên tục phát triển và tạo ra lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư trong dài hạn”, Andy Ho nói thêm.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con