Có công ty vaccine lớn nhất thế giới, sai lầm nào khiến Ấn Độ rơi vào khủng hoảng Covid trầm trọng?

Trang Linh
Chia sẻ

Đến nay, mới chỉ có 30 triệu người Ấn Độ được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine Covid-19 - con số khiêm tốn so với dân số 1,3 tỷ người của nước này...

Người dân chờ tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng  ở New Delhi ngày 4/5 - Ảnh: Getty Images
Người dân chờ tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở New Delhi ngày 4/5 - Ảnh: Getty Images

Theo CNBC, Ấn Độ đang trải qua làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai với tốc độ lây nhiễm chóng mặt và số ca nhiễm, ca tử vong liên tục lập kỷ lục. Nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao quốc gia sở hữu công ty sản xuất vaccine lớn nhất thế giới lại rơi vào cuộc khủng hoảng như thế này.

Ngày 5/5, Ấn Độ ghi nhận 382.146 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 20 triệu người, trong đó ít nhất 226.188 ca tử vong. Trung bình 7 ngày qua, nước này liên tiếp ghi nhận hơn 380.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.

Trong khi đó, chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 của Ấn Độ gần như dậm chân tại chỗ do thiếu nguồn cung, dù hồi tháng 3 chính phủ nước này ra lệnh tạm dừng xuất khẩu vaccine để tập trung cho nhu cầu nội địa.

CHIẾN LƯỢC TIÊM CHỦNG SAI LẦM

Theo các nhà phân tích, làn sóng dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ từ tháng 2 tại Ấn Độ xuất phát từ sự mất cảnh giác khi nước này cho phép tổ chức trở lại các lễ hộ tôn giáo lớn, các vận động bầu cử, cũng như xuất hiện biến thể virus lây lan nhanh hơn. 

Thủ tướng Narendra Modi và Đảng Bharatiya Janata do ông cầm quyền hướng chịu nhiều chỉ trích vì thiếu thận trọng, thiếu chủ động cũng như đặt chính trị và vận động tranh cử lên trên sức khỏe cộng đồng.

Những tranh cãi về chiến lược tiêm chủng của chính phủ cũng bắt đầu nổ ra. Các nhà lập pháp bị chỉ trích vì đã cho phép xuất khẩu hàng triệu liều vaccine Covid-19 đầu năm nay.

Nguồn: Đại học Johns Hopkins/CNBC
Nguồn: Đại học Johns Hopkins/CNBC

Đến nay, Ấn Độ mới tiêm được khoảng 160 triệu liều vaccine Covid-19 cho người dân, trong chủ yếu là vaccine của AstraZeneca do công ty Ấn Độ Covishield sản xuất và vaccine nội có tên Covaxin do công ty Ấn Độ Bharat Biotech phát triển.

Hồi tháng 4, Ấn Độ phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga và những liều vaccine đầu tiên đã được chuyển về vào đầu tháng 5. Tuy nhiên, vaccine này vẫn chưa được triển khai tiêm cho người dân. 

Theo dữ liệu từ chính phủ, đến nay, mới chỉ có 30 triệu người Ấn Độ được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine Covid-19 - con số khiêm tốn so với dân số 1,3 tỷ người của nước này (2%).

Chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu vaccine. Theo bác sĩ Chandrakant Lahariya, cũng là một chuyên gia về vaccine, để đạt được miễn dịch cộng đồng tại Ấn Độ là điều vô cùng khó.

“Kể cả khi sẵn có nguồn cung, việc Ấn Độ mở rộng đối tượng tiêm chủng cho một lượng lớn dân số vượt xa mọi kịch bản về việc tiêm chủng vaccine. Về cơ bản, tình trạng tại Ấn Độ là kết quả của nguồn cung hạn chế và chính sách tiêm chủng không quan tâm đến nguồn cung. Không có quy hoạch chuyên sâu nào có thể đảm bảo nguồn cung đó khi việc tiêm chủng được mở rộng cho tới 940 triệu người", ông Lahariya nhận định. 

Theo ông Lahariya, nguồn cung vaccine Covid-19 tại Ấn Độ "khó có khả năng thay đổi nhanh chóng'.

"Ấn Độ cần khoảng 200-250 triệu liều vaccine mỗi tháng để các cơ sở tiêm chủng hoạt động hết công suất, nhưng hiện tại chỉ có khoảng 70-80 triệu liều/tháng. Rõ ràng, con đường để đạt được nguồn cung như vậy còn rất xa". ông nhấn mạnh. 

CĂNG THẲNG GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ NHÀ SẢN XUẤT VACCINE

Thiếu hụt nguồn cung khiến nhiều người đổ lỗi cho các nhà sản xuất vaccine. Những câu hỏi về giá vaccine, năng lực sản xuất và điểm đến của vaccine bủa vây nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, Viện Serum Ấn Độ (SII) và Bharat Biotech - công ty dược phẩm sản xuất Covaxin có trụ sở tại Hyderabad. 

Cả hai đều bị chỉ trích về cơ cấu giá vaccine - giá khác nhau khi phân phối cho chính quyền trung ương, chính quyền bang và bệnh viện tư nhân. Làn sóng chỉ trích dữ dội từ công chúng đã buộc SII sản xuất vaccine phải giảm giá.

SII hiện sản xuất vaccine Covid-19 do công ty AstraZeneca và Đại học Oxford sản xuất. Hôm Chủ nhật, Adar Poonawalla, CEO của SII, cho biết viện này bị đổ lỗi cho tình trạng thiếu vaccine và bị các chính trị gia chỉ trích. Tuy nhiên, ông cho biết viện đã không tăng công suất sản xuất vaccine sớm vì ban đầu không có nhiều đơn đặt hàng. 

“Chúng tôi đã không tăng công suất sớm hơn bởi không nghĩ rằng cần phải sản xuất nhiều hơn 1 tỷ liều mỗi năm", ông Poonawalla nói với Financial Times đầu tuần này. 

Ông cũng cho biết vào cuối tháng 2, chính phủ Ấn Độ đặt 21 triệu liueefu vaccine Covid-19 từ SII nhưng không đề cập tới việc khi nào sẽ mua tiếp. Sau đó, tháng 3, chính phủ bất ngờ đặt thêm 100 triệu liều nữa khi số ca nhiễm bắt đầu tăng.

"Các nhà chức trách tại Ấn Độ không lường trước rằng sẽ xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ hai và vì vậy không có sự chuẩn bị", CEO của SII cho biết.

Ông dự báo tình trạng thiếu vaccine sẽ còn tiếp diễn tới tháng 7, khi công suất dự kiến tăng từ khoảng 60-70 triệu liều lên 100 triệu liều/tháng.

Về phần mình, chính phủ Ấn Độ khẳng định đã đặt thêm nhiều vaccine để đáp ứng nhu cầu. Đầu tuần này, chính phủ nước này phát đi thông cáo trong đó bác bỏ thông tin trên truyền thông cáo buộc rằng chính phủ đã không đặt bất kỳ đơn đặt hàng vaccine Covid-19 nào kể từ tháng 3. Chính phủ cho biết đã ứng tiền trước cho cả SII và Bharat Biotech để nhận được vaccine vào tháng 5, 6 và 7. 

Ngày 4/5, ông Poonawalla cũng phát đi một thông cáo kêu gọi xoa dịu căng thẳng giữa chính phủ và SII. Ông cho biết sản xuất vaccine là một quá trình được chuyên môn hóa, do đó không thể tăng sản lượng trong một sớm một chiều. 

Một người được tiêm vaccine Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ ngày 4/5 - Ảnh: Getty Images
Một người được tiêm vaccine Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ ngày 4/5 - Ảnh: Getty Images

“Cũng cần phải hiểu rằng dân số Ấn Độ rất lớn và để sản xuất đủ vaccine cho tất cả người trưởng thành là nhiệm vụ không dễ dàng. Chúng tôi đã làm việc với chính phủ Ấn Độ từ tháng 4 năm ngoái và nhận được mọi hỗ trợ từ khoa học, pháp lý và tài chính", ông Poonawalla nói và cho biết SII đã nhận được các đơn đặt hàng với tổng cộng 260 triệu liều vaccine.  

Khi được hỏi về việc liệu chính phủ có mắc sai lầm trong việc đặt mua và sản xuất vaccine, bác sĩ Lahariya cho rằng chính phủ đã "quá chủ quan" trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con