Có nên thu phí đăng ký nuôi con nuôi?
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nuôi con nuôi tại phiên họp sáng 12/11
Phiên thảo luận về dự án Luật Nuôi con nuôi sáng 12/11 diễn ra khá sôi nổi, dù chỉ có 23/34 đại biểu đăng ký có đủ thời gian bày tỏ chính kiến.
Đa số ý kiến nhận xét dự án luật trình Quốc hội lần này được cơ quan soạn thảo chuẩn bị tương đối công phu và bảo đảm các yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Liên quan đến các quy định cụ thể, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng dự án luật này chỉ nên điều chỉnh việc nuôi con nuôi đối với trẻ em dưới 16 tuổi và nên quy định thống nhất về điều kiện và đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi để áp dụng chung cho cả nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Nhiều ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi, nâng khoảng cách tuổi giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi lên 25 tuổi và nên giao thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi cho ủy ban nhân dân.
Riêng lệ phí và phí giải quyết việc nuôi con nuôi, là nội dung lớn của dự án luật được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đang còn ý kiến khác nhau.
Một số ý kiến đồng ý như dự thảo là cần quy định việc thu phí và lệ phí nuôi con nuôi nhưng quy định rõ, cụ thể minh bạch công khai việc này để tránh việc lợi dụng, lạm dụng. Ý kiến không đồng tình cho đây là vấn đề nhân đạo, không nên thu phí để tránh lợi dụng trong việc cho nhận con nuôi.
Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Trần Ngọc Vinh phát biểu, nhận nuôi con nuôi là một việc làm nhân đạo, không vì mục đích kinh tế nên đề nghị không thu phí.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng cho quy định về phí và lệ phí nuôi con nuôi là không thỏa đáng vì người nhận nuôi không ngần ngại đối với khoản tiền họ bỏ ra nhưng điều họ muốn là không thể coi khoản tiền đó là phương tiện để họ có được con nuôi.
Đại biểu Đinh Ngọc Lượng cũng cho rằng quy định thu phí là chưa phù hợp, vì theo Pháp lệnh Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh thì không quy định các loại phí này.
"Đây là phạm trù đạo đức thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, tương thân tương ái giữa người với người. Vì vậy không nên quy định nộp phí cho người nước ngoài nhận con nuôi, nếu quy định nộp có thể dẫn tới cách hiểu không trong sáng", đại biểu Lượng nói.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Sáng lại thấy quy định như dự thảo luật: "Người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi" là phù hợp. Đại biểu Nguyễn Thị Minh Hà cũng đồng tình, bởi vì đây cũng là lệ phí đăng ký hộ tịch.
Điều hành phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu, có thể giải trình thêm với Quốc hội.
Liên quan đến vấn đề có thể thông qua dự án luật ngay tại kỳ họp này hay chưa, theo Phó chủ tịch, nếu giải trình tốt, trả lời hợp lý tất cả những câu hỏi, những vấn đề mà Quốc hội đặt ra và cảm thấy đủ điều kiện để thông qua thì xin phép Quốc hội thông qua. Nếu không thì tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý và trình Quốc hội ở kỳ họp tới.
Đa số ý kiến nhận xét dự án luật trình Quốc hội lần này được cơ quan soạn thảo chuẩn bị tương đối công phu và bảo đảm các yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Liên quan đến các quy định cụ thể, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng dự án luật này chỉ nên điều chỉnh việc nuôi con nuôi đối với trẻ em dưới 16 tuổi và nên quy định thống nhất về điều kiện và đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi để áp dụng chung cho cả nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Nhiều ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi, nâng khoảng cách tuổi giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi lên 25 tuổi và nên giao thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi cho ủy ban nhân dân.
Riêng lệ phí và phí giải quyết việc nuôi con nuôi, là nội dung lớn của dự án luật được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đang còn ý kiến khác nhau.
Một số ý kiến đồng ý như dự thảo là cần quy định việc thu phí và lệ phí nuôi con nuôi nhưng quy định rõ, cụ thể minh bạch công khai việc này để tránh việc lợi dụng, lạm dụng. Ý kiến không đồng tình cho đây là vấn đề nhân đạo, không nên thu phí để tránh lợi dụng trong việc cho nhận con nuôi.
Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Trần Ngọc Vinh phát biểu, nhận nuôi con nuôi là một việc làm nhân đạo, không vì mục đích kinh tế nên đề nghị không thu phí.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng cho quy định về phí và lệ phí nuôi con nuôi là không thỏa đáng vì người nhận nuôi không ngần ngại đối với khoản tiền họ bỏ ra nhưng điều họ muốn là không thể coi khoản tiền đó là phương tiện để họ có được con nuôi.
Đại biểu Đinh Ngọc Lượng cũng cho rằng quy định thu phí là chưa phù hợp, vì theo Pháp lệnh Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh thì không quy định các loại phí này.
"Đây là phạm trù đạo đức thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, tương thân tương ái giữa người với người. Vì vậy không nên quy định nộp phí cho người nước ngoài nhận con nuôi, nếu quy định nộp có thể dẫn tới cách hiểu không trong sáng", đại biểu Lượng nói.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Sáng lại thấy quy định như dự thảo luật: "Người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi" là phù hợp. Đại biểu Nguyễn Thị Minh Hà cũng đồng tình, bởi vì đây cũng là lệ phí đăng ký hộ tịch.
Điều hành phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu, có thể giải trình thêm với Quốc hội.
Liên quan đến vấn đề có thể thông qua dự án luật ngay tại kỳ họp này hay chưa, theo Phó chủ tịch, nếu giải trình tốt, trả lời hợp lý tất cả những câu hỏi, những vấn đề mà Quốc hội đặt ra và cảm thấy đủ điều kiện để thông qua thì xin phép Quốc hội thông qua. Nếu không thì tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý và trình Quốc hội ở kỳ họp tới.