Công bố thông tin bất động sản: Chọn “hoành tráng” hay “lặng lẽ”?
Công bố thông tin một cách "hoàng tráng" hay lặng lẽ triển khai dự án là hai xu hướng song hành trên thị trường
Chủ đầu tư các dự án bất động sản, đặc biệt là tại khu vực Hà Nội thường đứng trước một lựa chọn khó khăn: có nên công bố thông tin rộng rãi với công luận, hay chỉ nên lặng lẽ triển khai dự án?
Chuyện của Dream City
Tuần đầu tiên của năm 2011 là thời điểm không mấy vui vẻ với Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân), chủ đầu tư của dự án khu đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng - thể thao Dream City ở Phú Thọ
Không vui là bởi sau khi dự án được công bố chưa lâu, một tờ báo đã viết bài trong đó nêu vấn đề năng lực tài chính của Công ty Việt Hân, rằng một dự án lớn như vậy liệu có thể được thực hiện bởi một chủ đầu tư dạng “con nhà nghèo” (dẫn nguyên văn).
Theo bài báo này, dự án Dream City với tổng diện tích hơn 2.000 ha sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội với số vốn 5.800 tỉ đồng, tương đương 290 triệu USD. Và do đó, với việc vốn điều lệ của Việt Hân chỉ nằm ở mức khiêm tốn là 320 tỷ đồng thì làm sao có thể đảm đương được dự án?
Bài báo này sau đó được hàng loạt trang mạng đăng tải và cho đến thời điểm này vẫn còn trên mạng.
Rắc rối đến với Việt Hân là ở chỗ, tuy dự án đã công bố song bản thân công ty này cũng đang tiến hành hàng loạt cuộc đàm phán với các đối tác khác nhau về việc triển khai dự án trong thời gian tới. Thông tin trên đã khiến nhiều đối tác không khỏi lo lắng và nghi ngại.
Ban lãnh đạo Việt Hân sau đó đã có giải trình, theo đó bài viết có thể đã khiến công luận hiểu sai về năng lực chủ đầu tư và dự án mà công ty đã đeo đuổi 4 năm nay.
Theo đó, Việt Hân khẳng định doanh nghiệp này có đủ năng lực tài chính, nếu không nói là có thừa, để thực hiện dự án theo như cam kết với tỉnh Phú Thọ. Công ty cũng cho biết là ngân hàng Shinhan Bank đã đồng ý về nguyên tắc về việc sẽ cung cấp một khoản vay để đầu tư dự án với giá trị lên đến 500 triệu USD.
Công ty Việt Hân cũng khẳng định đến thời điểm 30/11/2010, vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được tăng lên 1.600 tỷ đồng. Còn con số 320 tỷ đồng vốn như đề cập trong bài báo là con số ban đầu, không còn chính xác với thời điểm hiện nay.
Hơn nữa, dự án cũng đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong vài tháng qua kể từ thời điểm chính thức công bố và Việt Hân cũng đã sẵn sàng cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng giai đoạn I của dự án với tổng kinh phí đợt 1 là 169 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngay cả khi Việt Hân có lên tiếng cải chính, thì thông tin cũng đã đến với rất nhiều độc giả, trong đó có thể có các đối tác hoặc khách hàng tiềm năng. Dù muốn dù không, hình ảnh của dự án đã bị ảnh hưởng.
Trước đó, hồi tháng 8/2010, chủ đầu tư dự án tổ hợp Hapulico cũng đã “phát mệt” với thông tin rao bán các căn hộ tại dự án này. Đại diện chủ đầu tư cũng đã phải đăng đàn để khuyến cáo khách hàng vì khi đó chưa hề có kế hoạch bán hàng cụ thể. Gần đây nhất, những thông tin về việc tạm dừng dự án Kim Chung - Di Trạch cũng khiến chủ đầu tư dự án này mất ăn mất ngủ.
Lựa chọn nào?
Công bố thông tin rộng rãi để thu hút sự chú ý của công luận, qua đó hỗ trợ cho việc bán hàng là cách làm rất “cơ bản” và đang được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Nhưng bên cạnh đó, không ít nhà đầu tư đang lựa chọn phương thức “lặng lẽ”.
Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) là một dự án điển hình cho xu hướng này. Nhiều năm qua, website của dự án vẫn chỉ là một tấm bản đồ quy hoạch, đi kèm dòng chữ “Under construction” đầy lạnh lùng.
Chịu khó tìm kiếm, người đọc cũng chỉ có thể có được một vài thông tin bằng… tiếng Anh từ website của tập đoàn Ciputra bên Indonesia.
Nhưng Ciputra vẫn bán hàng tốt trong thời gian qua vì chất lượng sản phẩm đã được khẳng định, trong khi dự án lại nằm ở vị trí vàng. Có lẽ những lợi thế đó đã khiến cho chủ đầu tư không cần quảng bá. Hoặc chủ đầu tư cho rằng im lặng là cách tốt nhất để tránh các rắc rối về thông tin?
Những người am hiểu về thị trường bất động sản Hà Nội đều biết rằng có những nhà đầu tư rất thành công nhưng hiện nay hầu như không có tên tuổi gì trên thị trường. Đây cũng là một điểm khác biệt đáng kể so với thị trường Tp.HCM, nơi mà thông tin về dự án cũng như về chủ đầu tư thường được công bố rộng rãi.
Lãnh đạo một công ty bất động sản nói vì tính chất phức tạp của thị trường, hiện các nhà đầu tư thường có xu hướng chuẩn bị kỹ càng cho dự án, đặc biệt là về mặt bằng, trước khi chính thức công bố.
Điều chắc chắn là trong thời gian tới, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ còn được chứng kiến nhiều dự án được công bố thông tin “hoành tráng”, nhưng bên cạnh đó sẽ tiếp tục có những dự án “hoàng tráng” tiếp tục xuất hiện một cách lặng lẽ.
Chuyện của Dream City
Tuần đầu tiên của năm 2011 là thời điểm không mấy vui vẻ với Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân), chủ đầu tư của dự án khu đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng - thể thao Dream City ở Phú Thọ
Không vui là bởi sau khi dự án được công bố chưa lâu, một tờ báo đã viết bài trong đó nêu vấn đề năng lực tài chính của Công ty Việt Hân, rằng một dự án lớn như vậy liệu có thể được thực hiện bởi một chủ đầu tư dạng “con nhà nghèo” (dẫn nguyên văn).
Theo bài báo này, dự án Dream City với tổng diện tích hơn 2.000 ha sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội với số vốn 5.800 tỉ đồng, tương đương 290 triệu USD. Và do đó, với việc vốn điều lệ của Việt Hân chỉ nằm ở mức khiêm tốn là 320 tỷ đồng thì làm sao có thể đảm đương được dự án?
Bài báo này sau đó được hàng loạt trang mạng đăng tải và cho đến thời điểm này vẫn còn trên mạng.
Rắc rối đến với Việt Hân là ở chỗ, tuy dự án đã công bố song bản thân công ty này cũng đang tiến hành hàng loạt cuộc đàm phán với các đối tác khác nhau về việc triển khai dự án trong thời gian tới. Thông tin trên đã khiến nhiều đối tác không khỏi lo lắng và nghi ngại.
Ban lãnh đạo Việt Hân sau đó đã có giải trình, theo đó bài viết có thể đã khiến công luận hiểu sai về năng lực chủ đầu tư và dự án mà công ty đã đeo đuổi 4 năm nay.
Theo đó, Việt Hân khẳng định doanh nghiệp này có đủ năng lực tài chính, nếu không nói là có thừa, để thực hiện dự án theo như cam kết với tỉnh Phú Thọ. Công ty cũng cho biết là ngân hàng Shinhan Bank đã đồng ý về nguyên tắc về việc sẽ cung cấp một khoản vay để đầu tư dự án với giá trị lên đến 500 triệu USD.
Công ty Việt Hân cũng khẳng định đến thời điểm 30/11/2010, vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được tăng lên 1.600 tỷ đồng. Còn con số 320 tỷ đồng vốn như đề cập trong bài báo là con số ban đầu, không còn chính xác với thời điểm hiện nay.
Hơn nữa, dự án cũng đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong vài tháng qua kể từ thời điểm chính thức công bố và Việt Hân cũng đã sẵn sàng cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng giai đoạn I của dự án với tổng kinh phí đợt 1 là 169 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngay cả khi Việt Hân có lên tiếng cải chính, thì thông tin cũng đã đến với rất nhiều độc giả, trong đó có thể có các đối tác hoặc khách hàng tiềm năng. Dù muốn dù không, hình ảnh của dự án đã bị ảnh hưởng.
Trước đó, hồi tháng 8/2010, chủ đầu tư dự án tổ hợp Hapulico cũng đã “phát mệt” với thông tin rao bán các căn hộ tại dự án này. Đại diện chủ đầu tư cũng đã phải đăng đàn để khuyến cáo khách hàng vì khi đó chưa hề có kế hoạch bán hàng cụ thể. Gần đây nhất, những thông tin về việc tạm dừng dự án Kim Chung - Di Trạch cũng khiến chủ đầu tư dự án này mất ăn mất ngủ.
Lựa chọn nào?
Công bố thông tin rộng rãi để thu hút sự chú ý của công luận, qua đó hỗ trợ cho việc bán hàng là cách làm rất “cơ bản” và đang được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Nhưng bên cạnh đó, không ít nhà đầu tư đang lựa chọn phương thức “lặng lẽ”.
Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) là một dự án điển hình cho xu hướng này. Nhiều năm qua, website của dự án vẫn chỉ là một tấm bản đồ quy hoạch, đi kèm dòng chữ “Under construction” đầy lạnh lùng.
Chịu khó tìm kiếm, người đọc cũng chỉ có thể có được một vài thông tin bằng… tiếng Anh từ website của tập đoàn Ciputra bên Indonesia.
Nhưng Ciputra vẫn bán hàng tốt trong thời gian qua vì chất lượng sản phẩm đã được khẳng định, trong khi dự án lại nằm ở vị trí vàng. Có lẽ những lợi thế đó đã khiến cho chủ đầu tư không cần quảng bá. Hoặc chủ đầu tư cho rằng im lặng là cách tốt nhất để tránh các rắc rối về thông tin?
Những người am hiểu về thị trường bất động sản Hà Nội đều biết rằng có những nhà đầu tư rất thành công nhưng hiện nay hầu như không có tên tuổi gì trên thị trường. Đây cũng là một điểm khác biệt đáng kể so với thị trường Tp.HCM, nơi mà thông tin về dự án cũng như về chủ đầu tư thường được công bố rộng rãi.
Lãnh đạo một công ty bất động sản nói vì tính chất phức tạp của thị trường, hiện các nhà đầu tư thường có xu hướng chuẩn bị kỹ càng cho dự án, đặc biệt là về mặt bằng, trước khi chính thức công bố.
Điều chắc chắn là trong thời gian tới, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ còn được chứng kiến nhiều dự án được công bố thông tin “hoành tráng”, nhưng bên cạnh đó sẽ tiếp tục có những dự án “hoàng tráng” tiếp tục xuất hiện một cách lặng lẽ.