Công nghiệp phụ trợ xe hơi Mỹ cầu cứu Chính phủ
Các nhà cung cấp cho ngành công nghiệp xe hơi Mỹ xin hỗ trợ khoản tiền lên tới 25,5 tỷ USD để thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ
Ngày 13/2, các nhà cung cấp cho ngành công nghiệp xe hơi Mỹ đã chính thức đệ đơn lên chính quyền Tổng thống Barack Obama, xin hỗ trợ khoản tiền lên tới 25,5 tỷ USD để thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ.
Theo lá đơn đề nghị dài 57 trang của Hiệp hội Các nhà cung cấp thiết bị gốc (OESA) và Hiệp hội Các nhà sản xuất thiết bị ô tô (MEMA), một phần trong số những khoản vay và bảo lãnh được xin không trực tiếp dành cho các nhà cung cấp phụ tùng, mà dành cho các hãng xe hơi đang gặp khó như General Motors (GM) hay Chrysler để các hãng này có tiền thanh toán cho các nhà cung cấp.
Cụ thể, lá đơn xin Chính phủ cho GM và Chrysler vay thêm 7 tỷ USD để hai “đại gia” này có thể trả nợ nhanh hơn cho các nhà cung cấp. Thêm vào đó, lá đơn đề nghị Chính phủ bảo lãnh khoản cho nợ dài hạn 10,5 tỷ USD mà GM, Ford và Chrysler nợ các nhà cung cấp. Bản thân các nhà cung cấp xin Chính phủ cấp cho khoản vốn vay 8 tỷ USD.
Lời kêu cứu của các nhà cung cấp phụ tùng xe hơi Mỹ được gửi lên Chính phủ nước này giữa lúc ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang chịu ảnh hưởng tàn phá nghiêm trọng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
Doanh số thị trường Mỹ trong tháng 1 vừa qua của các hãng xe lớn đều giảm từ 1/3 tới một nửa so với cùng kỳ năm trước. Gộp chung, doanh số thị trường xe hơi Mỹ tháng 1 sụt 37% so với cùng kỳ, xuống mức thấp nhất trong vòng 27 năm qua.
Tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, doanh số thị trường xe hơi đã sụt giảm 27% trong tháng 1 so với cùng kỳ, xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.
Mấy năm trở lại đây, nhiều công ty trong số khoảng 5.000 nhà cung cấp phụ tùng xe hơi ở Mỹ đã bị kẹt vốn do các hãng xe lớn của nước này giảm sản lượng.
Trong lá đơn gửi lên Chính phủ ngày 13/2, các nhà cung cấp cho biết, hơn 40 nhà cung cấp lớn trong số họ đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản và sẽ có thêm nhiều nhà cung cấp chung số phận nếu Chính phủ không hành động. Các hãng sản xuất phụ tùng hiện đang thu hút số lao động lên tới 600.000 người trên toàn nước Mỹ.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành MEMA, ông Bob McKenna, phát biểu: “Sự xuống dốc nhanh chóng trong ngành cung cấp phụ tùng xe hơi trải qua trong vài tháng gần đây cho thấy ngành đang cần Chính phủ Mỹ có hành động hỗ trợ ngay lập tức”.
Lá đơn cho hay, số tiền ước tính mà GM, Ford và Chrysler thanh toán cho các nhà cung cấp trong tháng 3 tới sẽ chỉ vào khoảng 2,4 tỷ USD, so với mức bình quân 8,4 tỷ USD mỗi tháng trong quý 4/2008.
Chủ tịch OESA, ông Neil De Koker nói: “Tôi đã làm việc trong ngành cung cấp phụ tùng này từ năm 1962 nhưng chưa bao giờ chứng kiến khó khăn lớn như thế này. Theo dự báo của chúng tôi, trong vòng 2 tới 6 tuần nữa, tình hình sẽ càng xấu đi thêm đối với các hãng cung cấp vì lượng phụ tùng giao hàng trong tháng 12/2008 giảm mạnh và rất nhiều nhà máy của các hãng xe đã gần như ngừng hoạt động trong tháng 1”.
Tuần tới, hai hãng xe GM và Chrysler sẽ phải nộp lên Chính phủ Mỹ kế hoạch cải tổ như một điều kiện của các khoản vay mà Chính phủ đã cam kết dành cho họ. Hiện GM đã được Chính phủ Mỹ cấp cho vay 9,4 tỷ USD và kỳ vọng sẽ được vay thêm 4 tỷ USD nữa. Chrysler cũng đã được vay 4 tỷ USD và muốn vay thêm 3 tỷ USD.
Tại châu Âu, các chính phủ cũng đang nỗ lực cứu trợ ngành công nghiệp xe hơi.
Ngày 13/2 vừa rồi, Chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố chi 4,1 tỷ Euro (5,3 tỷ USD) để hỗ trợ ngành này. Trước đó, Chính phủ Pháp cũng công bố kế hoạch tung 6,5 tỷ Euro (8,5 tỷ USD) để ngăn sự đổ vỡ trong các hãng ô tô của nước này.
(Theo AP, Reuters)
Theo lá đơn đề nghị dài 57 trang của Hiệp hội Các nhà cung cấp thiết bị gốc (OESA) và Hiệp hội Các nhà sản xuất thiết bị ô tô (MEMA), một phần trong số những khoản vay và bảo lãnh được xin không trực tiếp dành cho các nhà cung cấp phụ tùng, mà dành cho các hãng xe hơi đang gặp khó như General Motors (GM) hay Chrysler để các hãng này có tiền thanh toán cho các nhà cung cấp.
Cụ thể, lá đơn xin Chính phủ cho GM và Chrysler vay thêm 7 tỷ USD để hai “đại gia” này có thể trả nợ nhanh hơn cho các nhà cung cấp. Thêm vào đó, lá đơn đề nghị Chính phủ bảo lãnh khoản cho nợ dài hạn 10,5 tỷ USD mà GM, Ford và Chrysler nợ các nhà cung cấp. Bản thân các nhà cung cấp xin Chính phủ cấp cho khoản vốn vay 8 tỷ USD.
Lời kêu cứu của các nhà cung cấp phụ tùng xe hơi Mỹ được gửi lên Chính phủ nước này giữa lúc ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang chịu ảnh hưởng tàn phá nghiêm trọng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
Doanh số thị trường Mỹ trong tháng 1 vừa qua của các hãng xe lớn đều giảm từ 1/3 tới một nửa so với cùng kỳ năm trước. Gộp chung, doanh số thị trường xe hơi Mỹ tháng 1 sụt 37% so với cùng kỳ, xuống mức thấp nhất trong vòng 27 năm qua.
Tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, doanh số thị trường xe hơi đã sụt giảm 27% trong tháng 1 so với cùng kỳ, xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.
Mấy năm trở lại đây, nhiều công ty trong số khoảng 5.000 nhà cung cấp phụ tùng xe hơi ở Mỹ đã bị kẹt vốn do các hãng xe lớn của nước này giảm sản lượng.
Trong lá đơn gửi lên Chính phủ ngày 13/2, các nhà cung cấp cho biết, hơn 40 nhà cung cấp lớn trong số họ đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản và sẽ có thêm nhiều nhà cung cấp chung số phận nếu Chính phủ không hành động. Các hãng sản xuất phụ tùng hiện đang thu hút số lao động lên tới 600.000 người trên toàn nước Mỹ.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành MEMA, ông Bob McKenna, phát biểu: “Sự xuống dốc nhanh chóng trong ngành cung cấp phụ tùng xe hơi trải qua trong vài tháng gần đây cho thấy ngành đang cần Chính phủ Mỹ có hành động hỗ trợ ngay lập tức”.
Lá đơn cho hay, số tiền ước tính mà GM, Ford và Chrysler thanh toán cho các nhà cung cấp trong tháng 3 tới sẽ chỉ vào khoảng 2,4 tỷ USD, so với mức bình quân 8,4 tỷ USD mỗi tháng trong quý 4/2008.
Chủ tịch OESA, ông Neil De Koker nói: “Tôi đã làm việc trong ngành cung cấp phụ tùng này từ năm 1962 nhưng chưa bao giờ chứng kiến khó khăn lớn như thế này. Theo dự báo của chúng tôi, trong vòng 2 tới 6 tuần nữa, tình hình sẽ càng xấu đi thêm đối với các hãng cung cấp vì lượng phụ tùng giao hàng trong tháng 12/2008 giảm mạnh và rất nhiều nhà máy của các hãng xe đã gần như ngừng hoạt động trong tháng 1”.
Tuần tới, hai hãng xe GM và Chrysler sẽ phải nộp lên Chính phủ Mỹ kế hoạch cải tổ như một điều kiện của các khoản vay mà Chính phủ đã cam kết dành cho họ. Hiện GM đã được Chính phủ Mỹ cấp cho vay 9,4 tỷ USD và kỳ vọng sẽ được vay thêm 4 tỷ USD nữa. Chrysler cũng đã được vay 4 tỷ USD và muốn vay thêm 3 tỷ USD.
Tại châu Âu, các chính phủ cũng đang nỗ lực cứu trợ ngành công nghiệp xe hơi.
Ngày 13/2 vừa rồi, Chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố chi 4,1 tỷ Euro (5,3 tỷ USD) để hỗ trợ ngành này. Trước đó, Chính phủ Pháp cũng công bố kế hoạch tung 6,5 tỷ Euro (8,5 tỷ USD) để ngăn sự đổ vỡ trong các hãng ô tô của nước này.
(Theo AP, Reuters)