Công ty chip lớn nhất thế giới tăng đầu tư vào Mỹ lên 40 tỷ USD, một thắng lợi của chính quyền Biden

Đức Anh
Chia sẻ

Đây được xem là một thắng lợi cho nỗ lực của Chính phủ Mỹ để đưa quốc gia này tham gia vào những vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu...

Các cơ sở sản xuất của TSMC hiện đang tập trung ở châu Á, trong đó có nhà máy này ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - Ảnh: Getty Images
Các cơ sở sản xuất của TSMC hiện đang tập trung ở châu Á, trong đó có nhà máy này ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - Ảnh: Getty Images

Theo Nikkei Asia, công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) của Đài Loan dự kiến tăng gấp ba lần đầu tư vào bang Arizona.

Động thái này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang gây áp lực buộc hãng chip lớn nhất thế giới phải đẩy mạnh đa dạng hóa cơ sở sản xuất của mình. Với kế hoạch đầu tư này, TSMC dự kiến đưa công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới của mình tới Mỹ vào năm 2026.

Đây được xem là một thắng lợi cho nỗ lực của Chính phủ Mỹ để đưa quốc gia này tham gia vào những vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cụ thể, tại một sự kiện ngày 6/12, TSMC thông báo sẽ nâng đầu tư tại Arizona, nơi công ty đang xây dựng một nhà máy 12 tỷ USD, lên 40 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thứ hai với công nghệ tiên tiến hơn.

Tuyên bố này được đưa ra tại sự kiện lắp đặt thiết bị cho nhà máy đầu tiên ở bang Arizona với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ ở Mỹ.

Theo một quan chức Nhà Trắng, nhà máy thứ hai của TSMC tại Mỹ sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2026 và sẽ là nhà máy đầu tiên tại Mỹ sản xuất con chip kích thước 3 nm công nghệ chip tiên tiến nhất hiện tại. Cùng với việc tăng đầu tư, TSMC sẽ tăng lực lượng lao động tại Arizona lên 4.500 người, từ 1.600 người theo kế hoạch ban đầu.

Về kích thước của con chip, kích thước càng nhỏ, con chip càng mạnh mẽ. Là “bộ não” của các thiết bị điện tử, những con chip như vậy có vai trò quan trọng đối với mọi thứ từ điện thoại thông minh, xe tự lái cho tới siêu máy tính và công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Nhà máy đầu tiên của TSMC, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2024, sẽ sản xuất con chip 4 nm được sử dụng trong bộ vi xử lý của điện thoại iPhone 14. Khi cả hai nhà máy hoạt động hết công suất, TSMC có thể xuất xưởng khoảng 60.000 tấm bán dẫn (wafer) mỗi tháng, tăng gấp 3 lần so với kế hoạch ban đầu.

 

"Việc thu hút đầu tư của TSMC vào Mỹ là một bước đột phá và là một sự kiện thay đổi cuộc chơi đối với ngành công nghiệp bán dẫn".

Jensen Huang, CEO của Nvidia

"Khi hoàn thành, TSMC Arizona sẽ là cơ sản xuất con chip xanh nhất tại Mỹ, sản xuất những con chip tiên tiến nhất tại quốc gia này để dùng cho các sản phẩm điện toán hiệu suất cao và tiêu thụ điện năng thấp trong những năm tới”, Chủ tịch TSMC, ông Mark Liu, nói trong một thông cáo của TSMC công bố ngày 6/12. “Chúng tôi rất biết ơn sự hợp tác không ngừng nghỉ của các bên đã đưa chúng tôi tới đây và rất vui được làm việc với các đối tác tại Mỹ để đặt nền móng cho sự đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực bán dẫn”.

Hãng công nghệ Apple và các công ty sản xuất chip AMD, Nvidia sẽ là những khách hàng đầu tiên mua chip từ nhà máy của TSMC, theo một thông báo của công ty và Nhà Trắng.

Trước đó, chia sẻ với Nikkei Asia, AMD cho biết “đang mong đợi để có những sản phẩm chip tiên tiến nhất từ nhà máy tại bang Arizona của TSMC”. Còn ông Jensen Huang, CEO của Nvidia, nhận xét “việc thu hút đầu tư của TSMC vào Mỹ là một bước đột phá và là một sự kiện thay đổi cuộc chơi đối với ngành công nghiệp bán dẫn”.

Việc ông Biden tham dự sự kiện lắp đặt thiết bị nhà máy của TSMC ngày 6/12 cũng cho thấy tầm quan trọng của công ty này trong tham vọng với lĩnh vực chip của Washington.

Phát biểu tại sự kiện, ông Biden nói rằng Mỹ từng nắm giữ hơn 30% sản lượng chip toàn cầu.

“Sau đó, một vài chuyện đã xảy ra. Ngành sản xuất - xương sống của nền kinh tế Mỹ - đã bắt đầu mục ruỗng. Các công ty chuyển ra nước ngoài”, Tổng thống Mỹ phát biểu. “Hiện tại, thị phần sản xuất chip của Mỹ chỉ còn khoảng 10%, dù chúng ta vẫn là nước dẫn đầu về nghiên cứu và thiết kế công nghệ chip mới. Nhưng ai nói rằng Mỹ không thể một lần nữa dẫn đầu thế giới về sản xuất? Tôi không biết ở đâu nói vậy và chúng ta có thể chứng minh rằng mình hoàn toàn có thể”.

Cùng tham gia sự kiện này còn có CEO của các công ty như Apple, Nvidia và AMD, lãnh đạo các công ty thiết bị sản xuất chip gồm Applied Materials, Lam Research và các công ty liên quan tới lĩnh vực bán dẫn khác như Entegris, Synopsys và Arm. Về phía TSMC, người sáng lập Morris Chang, Chủ tịch Mark Liu và CEO C.C. Wei đều tham dự sự kiện.

Thông báo nâng đầu tư của TSMC được đưa ra trong bối cảnh Washington đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất bán dẫn trong nước. Ngoài tầm quan trọng với nền kinh tế, con chip cũng được xem là có vai trò trọng yếu với an ninh quốc gia. Có thể thấy rõ điều này khi Mỹ liên tục siết kiểm soát xuất khẩu công nghệ chip sang Trung Quốc gần đây.

Theo Nikkei Asia, căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan – nơi TSMC đặt trụ sở - khiến Mỹ phải đẩy nhanh hơn nữa nỗ lực đa dạng hóa sản xuất hoạt động sản xuất chip. Hiện tại, hầu hết các con chip tiên tiến nhất thế giới được sản xuất ở châu Á, bởi TSMC và công ty Samsung Electronics của Hàn Quốc. Washington đang kỳ vọng sẽ thay đổi điều này bằng cách đưa ra một loạt ưu đãi cho những công ty xây dựng nhà máy chip trên đất Mỹ. Hồi tháng 7, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật chip và khoa học (CHIPS and Science Act) trị giá 52,7 tỷ USD để thúc đẩy ngành công nghiệp chip trong nước.

Bên cạnh các kế hoạch đầu tư của TSMC, Samsung cũng đang xây dựng một nhà máy 17 tỷ USD tại bang Texas, Mỹ. Trong khi đó, công ty sản xuất chip hàng đầu của Mỹ, Intel, cũng dự kiến đầu tư ít nhất 40 tỷ USD để xây dựng cơ sở sản xuất tại bang Arizona và Ohio.

Hiện tại, chỉ TSMC, Samsung và Intel đang sản xuất hoặc cố gắng sản xuất những con chip tiên tiến ở mức 3 nm, và tất cả đều đang hướng tới sản xuất con chip 2nm vào năm 2025.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con