Cuộc chiến thuế quan thúc đẩy nhu cầu robot và tự động hóa

Mai Anh
Chia sẻ

Rủi ro thuế quan đã đẩy nhanh hơn quá trình tối ưu chuỗi cung ứng vốn được nhắc đến suốt nhiều năm qua…

Robot và các tiến bộ công nghệ có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí thay vì phải tốn kém dịch chuyển chuỗi cung ứng. Ảnh: Pixabay
Robot và các tiến bộ công nghệ có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí thay vì phải tốn kém dịch chuyển chuỗi cung ứng. Ảnh: Pixabay

Theo Tờ Business Insider, Công ty tự động hóa Formic cho biết các khách hàng của doanh nghiệp này đã tăng cường sử dụng robot trong năm 2025 khi các động thái về thuế quan khiến chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Lĩnh vực của Formic là tự động hóa quy trình đóng gói và xếp hàng lên pallet cho các công ty thuộc ngành ô tô, công nghiệp, thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng đóng gói. Công ty này hoạt động theo mô hình “robot như một dịch vụ”, nghĩa là khách hàng thuê robot của Formic và trả phí hàng tháng dựa trên mức độ sử dụng. Hiện các robot của công ty đã được triển khai tại hơn 100 nhà máy trên khắp nước Mỹ, và đã xếp – đóng gói hơn 1,2 tỷ sản phẩm.

Giám đốc marketing, ông Shawn Fitzgerald chia sẻ với Business Insider: trong hai tháng 1 - 2/0025, các khách hàng của Formic đã tăng tổng mức sử dụng robot lên hơn 17%, riêng ngành thực phẩm và đồ uống ghi nhận mức tăng hơn 13%.

Con số tăng trưởng này càng đáng chú ý hơn trong bối cảnh tháng 2/2025 có ít ngày làm việc hơn so với các tháng còn lại. Nhiều khả năng các doanh nghiệp đang dùng robot để tranh thủ sản xuất trước khi giá cả tăng lên do ảnh hưởng của thuế quan.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vài tuần qua đã đưa ra một loạt các biện pháp thuế quan lên các nước, đồng thời, dừng miễn thuế với hàng nhập khẩu theo một mức giá nhất định - còn được biết đến là thuế de minimis.

“Dữ liệu này cho thấy có lẽ nhiều doanh nghiệp cùng đồng tình rằng: hãy tăng tốc hết mức trong tháng 2, sản xuất càng nhiều càng tốt khi mức giá vẫn còn chưa nhiều biến động”, ông Fitzgerald đánh giá.

Một trong những khách hàng của Formic là công ty sản xuất và đóng gói phô mai Rumiano Cheese Company, có trụ sở tại thị trấn nhỏ Willows thuộc bang California. Tự động hóa là ưu tiên hàng đầu với công ty 106 năm tuổi này và càng trở nên cấp bách hơn khi rủi ro thuế quan đe dọa lợi nhuận. Rumiano nhập khẩu phô mai từ Ý và xuất khẩu sản phẩm sang Mexico, Trung Quốc và Cộng hòa Dominica thông qua bên thứ ba.

Rumiano đang lắp đặt một robot của Formic có khả năng nâng các hộp phô mai nặng 30 pound (khoảng 13,6 kg) và chuyển hộp đó từ dây chuyền sản xuất lên các kệ để chuẩn bị giao hàng.

Robot của Formic là một trong số nhiều giải pháp tự động hóa mà Rumiano đang triển khai. Doanh nghiệp này cũng sử dụng các loại máy móc khác để xếp các khối phô mai vào đúng vị trí trước khi đóng gói.

“Trong hai tháng qua, thảo luận về AI của chúng tôi nhiều hơn so với cả năm trước cộng lại”, ông Patrick Henson, Phó chủ tịch vận hành tại Rumiano, cho biết. Những nhân viên từng làm công việc xếp phô mai hiện đã được phân công sang các nhiệm vụ khác trong nhà máy.

Làm việc với các đối tác về robot và dữ liệu là điều then chốt với công ty gia đình quy mô nhỏ này.

“Chúng tôi không có đội ngũ nhà khoa học dữ liệu hay gì cả. Chúng tôi đang tìm kiếm các đối tác giúp mình phát triển cùng các công cụ AI, hỗ trợ phân tích dữ liệu sâu hơn để đảm bảo rằng chúng tôi đang chi tiêu đúng chỗ, sản xuất đúng loại sản phẩm và vận hành mọi thứ hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí”, ông David Wolper, Giám đốc lập kế hoạch tại Rumiano, chia sẻ. 

Thuế quan rõ ràng là thách thức lớn đối với các thương hiệu nhưng việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng đã là một chủ đề nóng suốt nhiều năm qua. Đây là lĩnh vực mà robot và phần mềm có thể hỗ trợ rất nhiều, theo chuyên gia phân tích Paul Miller từ Forrester.

“Sau đại dịch Covid-19, xu hướng chung là rút ngắn chuỗi cung ứng, tăng cường khả năng chống chịu và linh hoạt và một phần trong đó là đưa năng lực sản xuất lại gần khách hàng hơn. Nếu bạn định mang năng lực sản xuất đó về California, Đức hay Nhật Bản thì chi phí lao động sẽ rất cao. Bạn buộc phải dùng tự động hóa để bù đắp vào những khoảng trống”, ông Miller cho biết.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cũng đã nhắc đến ý tưởng này trong nhiều lần xuất hiện trên truyền hình sau khi ông Trump công bố kế hoạch áp thuế đầu tháng 4/2025.

Trên CNBC, ông Howard Lutnick cho biết, các nhà máy Mỹ sẽ “chứng kiến làn sóng đào tạo lớn nhất trong lĩnh vực mà chúng tôi gọi là tradecraft, tức là đào tạo con người trở thành chuyên gia robot, cơ khí, kỹ sư và thợ điện cho các nhà máy công nghệ cao”.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con