Cuộc chiến tivi Trung, Nhật, Hàn
Sau khi trở thành nhà sản xuất tivi số 1 thế giới, Hàn Quốc gặp thách thức lớn về tất cả khía cạnh
Triển lãm sản phẩm điện tử lớn nhất châu Âu (IFA 2010) được tổ chức tại Berlin (Đức) tháng trước là cuộc so tài giữa những nhà sản xuất tivi hàng đầu thế giới, đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, hé lộ xu thế và diện mạo của ngành truyền hình trong những năm tới.
Các công ty Hàn Quốc chiếm vị trí tốt nhất tại triển lãm IFA 2010. Đối diện hai lối vào chính là cửa Bắc và cửa Nam là gian hàng của hai công ty sản xuất tivi số 1 và số 2 thế giới: Samsung Electronics và LG Electronics. Gian hàng Samsung có diện tích 7.365 mét vuông, lớn nhất tại triển lãm; gian hàng của LG có diện tích 4.300 mét vuông, xếp thứ 3.
Các công ty Nhật Bản như Sony, Panasonic, Sharp… cũng có vị trí tốt và diện tích gian hàng lớn. Gian hàng của Sony có diện tích 6.000 mét vuông, xếp thứ 2. Cách gian hàng của Samsung hơn 100 mét là gian hàng của các công ty Trung Quốc Haier và Changhong, có diện tích hơn 300 mét vuông mỗi gian.
Ban tổ chức IFA cho biết: “Từ cấu trúc của triển lãm IFA 2010 có thể thấy hiện nay các công ty Hàn Quốc đang dẫn đầu thị trường tivi thế giới”.
Samsung và LG vượt qua Sony
Tivi là sản phẩm điện gia dụng mang tính đại diện cao nhất, tập trung công nghệ cao của ngành công nghiệp điện tử hiện đại. Con chip, màn hình, âm thanh và các công nghệ khác tích hợp trong nhiều bộ phận máy. Vì vậy, Chủ tịch tập đoàn Matsushita, ông Kunio Nakamura, cho biết: “Nếu không có tivi, các nhà sản xuất thiết bị điện gia dụng sẽ không thể tồn tại”.
Trên thị trường tivi, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản, nước nổi tiếng về công nghệ. Ngành công nghiệp sản xuất tivi của Hàn Quốc thành công nhờ tập trung đầu tư vào tivi kỹ thuật số trong giai đoạn công nghệ truyền hình chuyển từ “truyền hình analog” sang “truyền hình kỹ thuật số”.
Kẻ mạnh tuyệt đối về tivi analog là Sony đến nay vẫn không từ bỏ tivi analog. Trong lúc Sony do dự, Samsung đầu tư cho hơn 600 nhà nghiên cứu để thúc đẩy kế hoạch tivi kỹ thuật số. Kết quả là Samsung có được 1.500 bằng sáng chế và năm 1998 lần đầu tiên nghiên cứu thành công tivi kỹ thuật số trên thế giới.
Kể từ đó, thị trường tivi thay đổi đáng kể. Năm 2002, lượng bán tivi CRT (dùng đèn hình) và tivi màn hình tinh thể lỏng LCD có tỷ lệ thị phần là 70:30. Nhưng ba năm sau, năm 2005, tỷ lệ trên là 26:74.
Năm 2006, nhiều nước bắt đầu khai tử tivi analog và đây cũng là lúc Samsung vượt qua Sony, lần đầu tiên lên ngôi vị nhà sản xuất tivi số 1 thế giới. Đến năm 2009, ngành công nghiệp sản xuất tivi Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất thế giới.
Trung Quốc nhanh chóng bắt kịp Hàn Quốc
Thế nhưng, sau khi trở thành số 1 thế giới được một năm, Hàn Quốc gặp thách thức lớn về tất cả khía cạnh, đầu tiên là sự cạnh tranh từ Trung Quốc.
Đầu tháng trước, phóng viên tờ Chosun (Hàn Quốc) có mặt tại một trung tâm bán sản phẩm điện gia dụng lớn gần cầu Tửu Tuyền ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Khu trưng bày tivi của trung tâm này có hơn 20 thương hiệu. Sản phẩm chủ lực của Samsung là tivi LED 3D 40 inch, được tung ra thị trường lần đầu tiên vào tháng 3-2010.
Sản phẩm chủ lực của Công ty Hisense (Trung Quốc) cũng là tivi LED 3D 40 inch, được tung ra thị trường tháng 6-2010. Khoảng cách tung ra sản phẩm mới giữa hãng sản xuất tivi lớn nhất thế giới là Samsung và doanh nghiệp Trung Quốc chỉ cách nhau ba tháng, cho thấy cuộc cạnh tranh rất khốc liệt.
Doanh nghiệp Trung Quốc còn có lợi thế lớn hơn hẳn do công ty Hàn Quốc không thể nào cạnh tranh về chi phí. Tại trung tâm này, tivi 3D LED 46 inch của Samsung có giá 13.499 nhân dân tệ, trong khi tivi cùng loại của Công ty TCL (Trung Quốc) giá chỉ 9.799 nhân dân tệ, chênh nhau đến 3.700 nhân dân tệ. Trương Nguyên, nhân viên trung tâm, cho biết: “Mặc dù có một số khác biệt về chất lượng nhưng giá cả chênh lệch rất nhiều, vì vậy, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã chọn sản phẩm sản xuất trong nước”.
Hiện nay, năm công ty đứng đầu thị trường tivi Trung Quốc là Hisense, Skyworth, TCL và hai công ty khác của Trung Quốc; thị phần của Samsung và LG chỉ chiếm 4,5% và 4,2%, đứng thứ 9 và thứ 10. Vấn đề là ở chỗ, từ xu hướng của thị trường tivi có thể thấy trong năm tới, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tivi LCD lớn nhất thế giới.
Nhật Bản giành ưu thế với tivi thông minh
Công ty Nhật Bản gây áp lực với Hàn Quốc và Trung Quốc từ một góc độ hoàn toàn khác: phát huy sức mạnh công nghệ để thay đổi thị trường tivi truyền thống và phân chia lại bản đồ quyền lực. Triển lãm IFA 2010 tổ chức vào tháng trước tại Đức đã hé lộ ý định này của Nhật Bản qua việc các tập đoàn Sony và Google hợp tác đưa ra “tivi thông minh”.
Chủ tịch tập đoàn Sony, ông Howard - Stringer, tuyên bố: “Sự hợp tác này sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn, đưa đến việc sử dụng tivi trực tuyến đầu tiên trên thế giới”. Bị Hàn Quốc bỏ lại phía sau, Nhật Bản muốn sử dụng các chương trình phần mềm ứng dụng để thay thế phần cứng, các phần mềm này được xem là cốt lõi của sản phẩm. Tập đoàn Toshiba (Nhật Bản) cho biết sẽ tung ra thị trường tivi 3D không cần kính chuyên dùng vào tháng 12-2010. Nếu đúng như vậy, đây sẽ tivi 3D đầu tiên trên thế giới không cần dùng kính.
Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường 3D
Vài năm tới, thị trường tivi 3D toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu do doanh nghiệp gia tăng nghiên cứu và phát triển công nghệ và nhu cầu tivi 3D của người tiêu dùng tăng lên. Ước tính năm 2010, số lượng tivi 3D bán trên toàn cầu đạt 1,56 triệu chiếc. Năm 2011, con số trên sẽ đạt 4,32 triệu chiếc. Năm 2012 và 2013, số lượng bán tivi 3D toàn cầu sẽ tăng gần 100% so với năm trước đó.
Các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều cho rằng tivi 3D là trận địa cạnh tranh mới. Sony, Panasonic, Samsung, Hisense, Haier, TCL và các nhà sản xuất khác đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tivi 3D. Trong dây chuyền sản xuất tivi 3D, Nhật Bản chiếm ưu thế, từ tiêu chuẩn phát triển, phần mềm và các khía cạnh khác, xây dựng nên dây chuyền sản xuất tương đối hoàn chỉnh.
Năm 2010, Sony đặt cược công nghệ 3D trong với hy vọng thống trị lĩnh vực điện gia dụng. Sony chính thức công bố 4 mục tiêu kinh doanh năm 2010 tại Trung Quốc, một trong số đó là dẫn đầu trong lĩnh vực tivi 3D.
Mặc dù doanh nghiệp Hàn Quốc có khả năng cạnh tranh toàn cầu về công nghệ phần cứng 3D nhưng về hình ảnh, tốc độ phát triển thì tụt lại phía sau. Tuy nhiên, Samsung, LG sẽ phát huy “công nghệ, quy mô và công nghiệp hóa” để nâng cao khả năng cạnh tranh của họ.
Ngành công nghiệp truyền hình của Trung Quốc vừa đồng thời theo dõi sự tiến bộ công nghệ, vừa xây dựng dây chuyền sản xuất toàn diện. Tháng 6/2008, các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất tivi 3D và Hiệp hội Công nghiệp video của Trung Quốc đã thiết lập liên minh công nghiệp video, tập trung vào việc cung cấp các thông tin liên quan đến 3D, ứng dụng công nghệ, định ra tiêu chuẩn sản xuất và dịch vụ đầu tư. TCL, Hisense đã tung ra sản phẩm tivi 3D và đang nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu công nghệ 3D.
Phúc Minh (TBKTSG)
Các công ty Hàn Quốc chiếm vị trí tốt nhất tại triển lãm IFA 2010. Đối diện hai lối vào chính là cửa Bắc và cửa Nam là gian hàng của hai công ty sản xuất tivi số 1 và số 2 thế giới: Samsung Electronics và LG Electronics. Gian hàng Samsung có diện tích 7.365 mét vuông, lớn nhất tại triển lãm; gian hàng của LG có diện tích 4.300 mét vuông, xếp thứ 3.
Các công ty Nhật Bản như Sony, Panasonic, Sharp… cũng có vị trí tốt và diện tích gian hàng lớn. Gian hàng của Sony có diện tích 6.000 mét vuông, xếp thứ 2. Cách gian hàng của Samsung hơn 100 mét là gian hàng của các công ty Trung Quốc Haier và Changhong, có diện tích hơn 300 mét vuông mỗi gian.
Ban tổ chức IFA cho biết: “Từ cấu trúc của triển lãm IFA 2010 có thể thấy hiện nay các công ty Hàn Quốc đang dẫn đầu thị trường tivi thế giới”.
Samsung và LG vượt qua Sony
Tivi là sản phẩm điện gia dụng mang tính đại diện cao nhất, tập trung công nghệ cao của ngành công nghiệp điện tử hiện đại. Con chip, màn hình, âm thanh và các công nghệ khác tích hợp trong nhiều bộ phận máy. Vì vậy, Chủ tịch tập đoàn Matsushita, ông Kunio Nakamura, cho biết: “Nếu không có tivi, các nhà sản xuất thiết bị điện gia dụng sẽ không thể tồn tại”.
Trên thị trường tivi, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản, nước nổi tiếng về công nghệ. Ngành công nghiệp sản xuất tivi của Hàn Quốc thành công nhờ tập trung đầu tư vào tivi kỹ thuật số trong giai đoạn công nghệ truyền hình chuyển từ “truyền hình analog” sang “truyền hình kỹ thuật số”.
Kẻ mạnh tuyệt đối về tivi analog là Sony đến nay vẫn không từ bỏ tivi analog. Trong lúc Sony do dự, Samsung đầu tư cho hơn 600 nhà nghiên cứu để thúc đẩy kế hoạch tivi kỹ thuật số. Kết quả là Samsung có được 1.500 bằng sáng chế và năm 1998 lần đầu tiên nghiên cứu thành công tivi kỹ thuật số trên thế giới.
Kể từ đó, thị trường tivi thay đổi đáng kể. Năm 2002, lượng bán tivi CRT (dùng đèn hình) và tivi màn hình tinh thể lỏng LCD có tỷ lệ thị phần là 70:30. Nhưng ba năm sau, năm 2005, tỷ lệ trên là 26:74.
Năm 2006, nhiều nước bắt đầu khai tử tivi analog và đây cũng là lúc Samsung vượt qua Sony, lần đầu tiên lên ngôi vị nhà sản xuất tivi số 1 thế giới. Đến năm 2009, ngành công nghiệp sản xuất tivi Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất thế giới.
Trung Quốc nhanh chóng bắt kịp Hàn Quốc
Thế nhưng, sau khi trở thành số 1 thế giới được một năm, Hàn Quốc gặp thách thức lớn về tất cả khía cạnh, đầu tiên là sự cạnh tranh từ Trung Quốc.
Đầu tháng trước, phóng viên tờ Chosun (Hàn Quốc) có mặt tại một trung tâm bán sản phẩm điện gia dụng lớn gần cầu Tửu Tuyền ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Khu trưng bày tivi của trung tâm này có hơn 20 thương hiệu. Sản phẩm chủ lực của Samsung là tivi LED 3D 40 inch, được tung ra thị trường lần đầu tiên vào tháng 3-2010.
Sản phẩm chủ lực của Công ty Hisense (Trung Quốc) cũng là tivi LED 3D 40 inch, được tung ra thị trường tháng 6-2010. Khoảng cách tung ra sản phẩm mới giữa hãng sản xuất tivi lớn nhất thế giới là Samsung và doanh nghiệp Trung Quốc chỉ cách nhau ba tháng, cho thấy cuộc cạnh tranh rất khốc liệt.
Doanh nghiệp Trung Quốc còn có lợi thế lớn hơn hẳn do công ty Hàn Quốc không thể nào cạnh tranh về chi phí. Tại trung tâm này, tivi 3D LED 46 inch của Samsung có giá 13.499 nhân dân tệ, trong khi tivi cùng loại của Công ty TCL (Trung Quốc) giá chỉ 9.799 nhân dân tệ, chênh nhau đến 3.700 nhân dân tệ. Trương Nguyên, nhân viên trung tâm, cho biết: “Mặc dù có một số khác biệt về chất lượng nhưng giá cả chênh lệch rất nhiều, vì vậy, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã chọn sản phẩm sản xuất trong nước”.
Hiện nay, năm công ty đứng đầu thị trường tivi Trung Quốc là Hisense, Skyworth, TCL và hai công ty khác của Trung Quốc; thị phần của Samsung và LG chỉ chiếm 4,5% và 4,2%, đứng thứ 9 và thứ 10. Vấn đề là ở chỗ, từ xu hướng của thị trường tivi có thể thấy trong năm tới, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tivi LCD lớn nhất thế giới.
Nhật Bản giành ưu thế với tivi thông minh
Công ty Nhật Bản gây áp lực với Hàn Quốc và Trung Quốc từ một góc độ hoàn toàn khác: phát huy sức mạnh công nghệ để thay đổi thị trường tivi truyền thống và phân chia lại bản đồ quyền lực. Triển lãm IFA 2010 tổ chức vào tháng trước tại Đức đã hé lộ ý định này của Nhật Bản qua việc các tập đoàn Sony và Google hợp tác đưa ra “tivi thông minh”.
Chủ tịch tập đoàn Sony, ông Howard - Stringer, tuyên bố: “Sự hợp tác này sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn, đưa đến việc sử dụng tivi trực tuyến đầu tiên trên thế giới”. Bị Hàn Quốc bỏ lại phía sau, Nhật Bản muốn sử dụng các chương trình phần mềm ứng dụng để thay thế phần cứng, các phần mềm này được xem là cốt lõi của sản phẩm. Tập đoàn Toshiba (Nhật Bản) cho biết sẽ tung ra thị trường tivi 3D không cần kính chuyên dùng vào tháng 12-2010. Nếu đúng như vậy, đây sẽ tivi 3D đầu tiên trên thế giới không cần dùng kính.
Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường 3D
Vài năm tới, thị trường tivi 3D toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu do doanh nghiệp gia tăng nghiên cứu và phát triển công nghệ và nhu cầu tivi 3D của người tiêu dùng tăng lên. Ước tính năm 2010, số lượng tivi 3D bán trên toàn cầu đạt 1,56 triệu chiếc. Năm 2011, con số trên sẽ đạt 4,32 triệu chiếc. Năm 2012 và 2013, số lượng bán tivi 3D toàn cầu sẽ tăng gần 100% so với năm trước đó.
Các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều cho rằng tivi 3D là trận địa cạnh tranh mới. Sony, Panasonic, Samsung, Hisense, Haier, TCL và các nhà sản xuất khác đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tivi 3D. Trong dây chuyền sản xuất tivi 3D, Nhật Bản chiếm ưu thế, từ tiêu chuẩn phát triển, phần mềm và các khía cạnh khác, xây dựng nên dây chuyền sản xuất tương đối hoàn chỉnh.
Năm 2010, Sony đặt cược công nghệ 3D trong với hy vọng thống trị lĩnh vực điện gia dụng. Sony chính thức công bố 4 mục tiêu kinh doanh năm 2010 tại Trung Quốc, một trong số đó là dẫn đầu trong lĩnh vực tivi 3D.
Mặc dù doanh nghiệp Hàn Quốc có khả năng cạnh tranh toàn cầu về công nghệ phần cứng 3D nhưng về hình ảnh, tốc độ phát triển thì tụt lại phía sau. Tuy nhiên, Samsung, LG sẽ phát huy “công nghệ, quy mô và công nghiệp hóa” để nâng cao khả năng cạnh tranh của họ.
Ngành công nghiệp truyền hình của Trung Quốc vừa đồng thời theo dõi sự tiến bộ công nghệ, vừa xây dựng dây chuyền sản xuất toàn diện. Tháng 6/2008, các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất tivi 3D và Hiệp hội Công nghiệp video của Trung Quốc đã thiết lập liên minh công nghiệp video, tập trung vào việc cung cấp các thông tin liên quan đến 3D, ứng dụng công nghệ, định ra tiêu chuẩn sản xuất và dịch vụ đầu tư. TCL, Hisense đã tung ra sản phẩm tivi 3D và đang nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu công nghệ 3D.
Phúc Minh (TBKTSG)