“Đầu tư vào kinh tế biển, du lịch là hướng đi khôn ngoan”
Ông Trần Đình Thiên cho biết như vậy tại “Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung”, diễn ra từ chiều 21/3
Chiều 21/3 đến hết 22/3, Ban Điều phối Vùng duyên hải miền Trung, UBND Tp.Đà Nẵng và BIDV tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung”. Hội nghị quy tụ lãnh đạo 9 tỉnh, đại diện các bộ ngành liên quan, 300 doanh nghiệp trong nước và 170 khách mời nước ngoài cùng nhiều chuyên gia kinh tế tham dự.
Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND Tp.Đà Nẵng, Trưởng Ban tổ chức, hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng duyên hải miền Trung có tính chất như là cầu nối để hình thành chuỗi liên kết vùng, đã được kiểm chứng hiệu quả rõ rệt trong 2 năm qua.
Theo ông Chiến, vùng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc–Nam nối liền 2 vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, là mặt tiền của vùng Tây Nguyên và Đông Bắc Campuchia, Nam Lào.
Đây là lợi thế rất lớn để vùng giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Cách đây gần hai năm, tại buổi gặp mặt giữa lãnh đạo các tỉnh duyên hải miền Trung do lãnh đạo Tp.Đà Nẵng chủ trì, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đề xuất sáng kiến liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng và sau đó nhận được sự đồng thuận cao của lãnh đạo 9 tỉnh khu vực này.
Nhận xét về tiềm năng, thế mạnh của vùng, TS.Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Trưởng nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng cho biết, 9 tỉnh duyên hải miền Trung chịu khắc nghiệt của mưa bão và là “máng xối” của dãy Trường Sơn, với rất nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, chia cắt giao thông 2 miền Nam Bắc, đất đai không phì nhiêu và không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Bởi vậy theo ông, mũi nhọn phát triển kinh tế vùng vẫn là ngành dịch vụ, du lịch.
Cụ thể, tính riêng năm 2012, vốn đầu tư của toàn vùng đạt 131.315 tỷ đồng, chiếm 13,27% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 9,18 lần so năm 2011 và bằng 40,76% GDP của vùng. Trong cơ cấu vốn đầu tư, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất ở một số tỉnh như: Thừa Thiên-Huế chiếm 71%; Khánh Hòa: 63,03%; Bình Thuận: 52,2%...
Đến từ Nhật Bản, ông Hiro Yamaoka, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa Nhật Bản và các nước cho biết, kể từ năm 2000 đến nay, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các tỉnh duyên hải miền Trung ngày càng nhiều hơn, chỉ tính riêng 2012, họ đã nhận 13 giấy phép ở khu vực này.
Trước đó, Công ty Idemitsu của Nhật Bản đã trúng thầu dự án lọc dầu Nghi Sơn trị giá 9 tỷ USD. “Chúng tôi sẽ còn đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, trong đó có khu vực duyên hải miền Trung nhưng Việt Nam phải cải tạo hạ tầng giao thông, cung cấp các nguồn nhân lực có chất xám cũng như chuỗi cung ứng dịch vụ phải chuyên nghiệp thì mới thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài hơn nữa”, ông Hiro Yamaoka nói.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, với đặc thù về thổ nhưỡng, địa lý và giao thông như hiện tại, đầu tư vào kinh tế biển và du lịch là hướng đi khôn ngoan.
Theo ông, tài nguyên du lịch biển được xem là lợi thế chung của vùng với chiều dài bờ biển lên tới 1.430 km, chiếm 43,8% bờ biển cả nước. Trong đó, có những bãi biển đẹp được xếp vào đẳng cấp thế giới như Lăng Cô, Mỹ Khê, An Bàng, Nha Trang, Mũi Né...
Mặt khác, với đặc thù địa lý có dãy Trường Sơn với rất nhiều nhánh đâm ra biển đã hình thành nên tiềm năng du lịch núi rừng và biển đảo. Chưa kể, khu vực này còn lưu giữ những ký ức lịch sử về các nền văn minh cổ xưa như văn hóa Chăm, nhất là bảo tảng Điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng và cùng đó là 4 di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận như quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn.
“Khu vực này có sân bay quốc tế là Cam Ranh, Đà Nẵng, cùng quốc lộ 1A và đường Trường Sơn với chiều dài 1.043 km, tuyến biên giới rộng mở với Lào và Campuchia và lợi thế ven biển, tôi cho rằng, định hướng chiến lược quốc gia cần xem kinh tế biển và du lịch biển là mũi nhọn kinh tế quyết định quá trình phát triển của khu vực này”, ông Thiên nói.
Tuy nhiên, để ngành du lịch biển và kinh tế biển trở thành yếu tố đột phá trong phát triển kinh tế khu vực duyên hải miền Trung, ông Nguyễn Phúc Nguyên (Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng) khuyến cáo: muốn phát triển được du lịch thì trước hết phải hoạch định chiến lược rõ ràng. Cùng đó là đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo cách tiếp cận nguồn lực.
Theo ông, đa phần sản phẩm du lịch miền Trung đều dựa vào nguồn lực cố hữu như cơ sở di sản vật thể, phi vật thể để có được sự tăng trưởng nhanh. Nhưng, xét trên góc độ chuỗi giá trị thì két quả mang lại chưa được như kỳ vọng và không tạo nên sự riêng biệt của từng điểm đến. Ví dụ, cần phải sáng tạo thêm những giá trị mới như lễ hội pháo hoa ở Đà Nẵng, lễ hội đêm trăng rằm ở Hội An... thì mới níu được chân du khách.
Ngoài ra, cũng theo ông Nguyên, cùng đó là phải nâng cao năng lực của lực lượng lao động du lịch. Theo đó, để có được các sản phẩm du lịch độc đáo, lực lượng lao động phải có năng lực cao, cũng như tính chuyên nghiệp và muốn thế thì trong công tác đào tạo cần hướng đến đào tạo phát triển sản phẩm mới du lịch thay vì chỉ đào tạo nghiệp vụ du lịch.
Tất nhiên, đi kèm với cách làm này là phải thiết lập các trung tâm nghiên cứu hành vi khách hàng để cung cấp các sản phẩm du lịch phù hợp với họ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND Tp.Đà Nẵng, Trưởng Ban tổ chức, hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng duyên hải miền Trung có tính chất như là cầu nối để hình thành chuỗi liên kết vùng, đã được kiểm chứng hiệu quả rõ rệt trong 2 năm qua.
Theo ông Chiến, vùng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc–Nam nối liền 2 vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, là mặt tiền của vùng Tây Nguyên và Đông Bắc Campuchia, Nam Lào.
Đây là lợi thế rất lớn để vùng giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Cách đây gần hai năm, tại buổi gặp mặt giữa lãnh đạo các tỉnh duyên hải miền Trung do lãnh đạo Tp.Đà Nẵng chủ trì, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đề xuất sáng kiến liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng và sau đó nhận được sự đồng thuận cao của lãnh đạo 9 tỉnh khu vực này.
Nhận xét về tiềm năng, thế mạnh của vùng, TS.Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Trưởng nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng cho biết, 9 tỉnh duyên hải miền Trung chịu khắc nghiệt của mưa bão và là “máng xối” của dãy Trường Sơn, với rất nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, chia cắt giao thông 2 miền Nam Bắc, đất đai không phì nhiêu và không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Bởi vậy theo ông, mũi nhọn phát triển kinh tế vùng vẫn là ngành dịch vụ, du lịch.
Cụ thể, tính riêng năm 2012, vốn đầu tư của toàn vùng đạt 131.315 tỷ đồng, chiếm 13,27% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 9,18 lần so năm 2011 và bằng 40,76% GDP của vùng. Trong cơ cấu vốn đầu tư, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất ở một số tỉnh như: Thừa Thiên-Huế chiếm 71%; Khánh Hòa: 63,03%; Bình Thuận: 52,2%...
Đến từ Nhật Bản, ông Hiro Yamaoka, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa Nhật Bản và các nước cho biết, kể từ năm 2000 đến nay, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các tỉnh duyên hải miền Trung ngày càng nhiều hơn, chỉ tính riêng 2012, họ đã nhận 13 giấy phép ở khu vực này.
Trước đó, Công ty Idemitsu của Nhật Bản đã trúng thầu dự án lọc dầu Nghi Sơn trị giá 9 tỷ USD. “Chúng tôi sẽ còn đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, trong đó có khu vực duyên hải miền Trung nhưng Việt Nam phải cải tạo hạ tầng giao thông, cung cấp các nguồn nhân lực có chất xám cũng như chuỗi cung ứng dịch vụ phải chuyên nghiệp thì mới thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài hơn nữa”, ông Hiro Yamaoka nói.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, với đặc thù về thổ nhưỡng, địa lý và giao thông như hiện tại, đầu tư vào kinh tế biển và du lịch là hướng đi khôn ngoan.
Theo ông, tài nguyên du lịch biển được xem là lợi thế chung của vùng với chiều dài bờ biển lên tới 1.430 km, chiếm 43,8% bờ biển cả nước. Trong đó, có những bãi biển đẹp được xếp vào đẳng cấp thế giới như Lăng Cô, Mỹ Khê, An Bàng, Nha Trang, Mũi Né...
Mặt khác, với đặc thù địa lý có dãy Trường Sơn với rất nhiều nhánh đâm ra biển đã hình thành nên tiềm năng du lịch núi rừng và biển đảo. Chưa kể, khu vực này còn lưu giữ những ký ức lịch sử về các nền văn minh cổ xưa như văn hóa Chăm, nhất là bảo tảng Điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng và cùng đó là 4 di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận như quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn.
“Khu vực này có sân bay quốc tế là Cam Ranh, Đà Nẵng, cùng quốc lộ 1A và đường Trường Sơn với chiều dài 1.043 km, tuyến biên giới rộng mở với Lào và Campuchia và lợi thế ven biển, tôi cho rằng, định hướng chiến lược quốc gia cần xem kinh tế biển và du lịch biển là mũi nhọn kinh tế quyết định quá trình phát triển của khu vực này”, ông Thiên nói.
Tuy nhiên, để ngành du lịch biển và kinh tế biển trở thành yếu tố đột phá trong phát triển kinh tế khu vực duyên hải miền Trung, ông Nguyễn Phúc Nguyên (Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng) khuyến cáo: muốn phát triển được du lịch thì trước hết phải hoạch định chiến lược rõ ràng. Cùng đó là đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo cách tiếp cận nguồn lực.
Theo ông, đa phần sản phẩm du lịch miền Trung đều dựa vào nguồn lực cố hữu như cơ sở di sản vật thể, phi vật thể để có được sự tăng trưởng nhanh. Nhưng, xét trên góc độ chuỗi giá trị thì két quả mang lại chưa được như kỳ vọng và không tạo nên sự riêng biệt của từng điểm đến. Ví dụ, cần phải sáng tạo thêm những giá trị mới như lễ hội pháo hoa ở Đà Nẵng, lễ hội đêm trăng rằm ở Hội An... thì mới níu được chân du khách.
Ngoài ra, cũng theo ông Nguyên, cùng đó là phải nâng cao năng lực của lực lượng lao động du lịch. Theo đó, để có được các sản phẩm du lịch độc đáo, lực lượng lao động phải có năng lực cao, cũng như tính chuyên nghiệp và muốn thế thì trong công tác đào tạo cần hướng đến đào tạo phát triển sản phẩm mới du lịch thay vì chỉ đào tạo nghiệp vụ du lịch.
Tất nhiên, đi kèm với cách làm này là phải thiết lập các trung tâm nghiên cứu hành vi khách hàng để cung cấp các sản phẩm du lịch phù hợp với họ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)