Để vốn chảy vào miền Trung, cần giải pháp đột phá cho các khu kinh tế
Đến nay vẫn chưa có mô hình khu kinh tế ven biển nào mang tính đột phá, thu hút được vốn đầu tư lớn
Những kỳ vọng từ việc thành lập hàng loạt các khu kinh tế ven biển miền Trung đã chưa thực sự trọn vẹn khi nguồn vốn đầu tư vào khu vực này vẫn cần có thêm nhiều đột phá.
“Chúng ta cần có giải pháp đột phá về thể chế, tương tự như các khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế ở các nước đã thành công thì mới gọi vốn được vào các khu kinh tế hiệu quả”, ông Nguyễn Quê, Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) kiến nghị tại một hội nghị về phát triển khu kinh tế diễn ra mới đây.
Kết quả không được như kỳ vọng
Ông Quê kiến nghị từ thực tế sau hơn 10 năm thành lập, đến nay thu hút đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô vẫn chưa có nhiều đột phá cho dù tỉnh đã rất nỗ lực trong việc mời gọi nhà đầu tư. Song hạn chế trong thu hút đầu tư không chỉ là vấn đề riêng của Chân Mây - Lăng Cô, đó còn là của các khu kinh tế ven biển miền Trung.
Trong một báo cáo tổng kết được công bố hồi tháng 6/2017, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất cho biết, đã có hơn 10,3 tỷ USD vốn đầu tư được rót vào đây. Con số không khác nhiều so với con số luỹ kế được công bố cách đây 3 năm.
Mục tiêu Quảng Ngãi đặt ra là đến năm 2020 sẽ có tổng vốn thu hút đầu tư 13,5 tỷ USD đang trở nên rất khó khăn. Ngay sát hàng rào khu kinh tế Dung Quất là khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) cũng nằm trong tình trạng tương tự.
Vốn đầu tư mà khu kinh tế này thu hút được tính tới tháng 6/2017 cũng chỉ hơn 2 tỷ USD cho dù Chu Lai rất được kỳ vọng về một không gian kinh tế riêng biệt, có thể áp dụng những cơ chế chính sách đặc thù, tạo bước đột phá cho khu vực miền Trung.
Đến nay, điểm sáng nhất của Chu Lai là tổ hợp cơ khí ô tô Trường Hải, đóng góp hơn 60% tổng thu ngân sách toàn tỉnh Quảng Nam.
Báo cáo thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm 2017 của Ban quản lý khu kinh tế Nhơn Hội cũng cho thấy một kết quả chưa được như tiềm năng và kỳ vọng. Trong 10 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ đầu năm cũng chỉ có 2 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 63,69 triệu USD.
Luỹ kế, khu kinh tế Nhơn Hội mới thu hút được 12 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 520,31 triệu USD. Một số dự án lớn từng được kỳ vọng như Vĩnh Hội Resort 250 triệu USD đang nhấp nhổm chờ thu hồi. Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội 22 tỷ USD vẫn đang là ẩn số.
Hiện chỉ có dự án FLC Nhơn Lý với tổ hợp resort 3.500 tỷ đồng là có những tín hiệu khả quan. Mới đây là dự án Công viên động vật hoang dã FLC Quy Nhơn trên 129,1 ha với tổng vốn đầu tư trên 294 tỷ đồng do Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển vườn thú Faros đầu tư.
Chờ đợi cơ chế, chính sách mới
Một số khu kinh tế ven biển sau nhiều năm thành lập đã đưa ra những hướng đi cho riêng mình, nhưng đến nay vẫn chưa có mô hình khu kinh tế nào mang tính đột phá, thu hút được một nguồn lực lớn vốn đầu tư.
Khu kinh tế Dung Quất từng có ý định đề xuất thành lập đặc khu, Chu Lai áp dụng cơ chế mở, nhưng hiện nay, cả 2 khu kinh tế này vẫn hoạt động dựa trên mô hình giống nhau, gây nên những trở ngại trong thu hút đầu tư.
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô vẫn loay hoay trong quá trình kêu gọi đầu tư. Khu Bắc Vân Phong đang trong quá trình chờ đợi trở thành đặc khu kinh tế và rất được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển vượt trội trong tương lai.
Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong cho biết, với những tiềm năng và định hướng sẽ phát triển khu vực này thành đặc khu kinh tế nên từ năm 2012 tỉnh đã không kêu gọi đầu tư vào Bắc Vân Phong.
Chỉ cho những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện, còn những dự án mới thì không đưa vào đầu tư tại khu vực này để giữ nguyên trạng chờ xây dựng thành đặc khu. Có lẽ vì vậy, khi số vốn đầu tư vào Vân Phong chỉ khoảng hơn 1,6 tỷ USD, khá thấp so với tiềm năng. Việc chờ đợi một cơ chế tạo sức bật mới cho khu kinh tế không chỉ là tâm lý của Vân Phong hay Chân Mây – Lăng Cô.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế NĐ 29/CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Bộ đã đề xuất phát triển các mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, với việc cho phép xây dựng nhà xưởng cao tầng, có cơ chế tạo sự cộng sinh, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp sinh thái góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mô hình này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tính tới việc dành ưu đãi đầu tư vượt trội cho các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp mới; đồng thời mở rộng tối đa các lĩnh vực đầu tư... Đáng chú ý là việc Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang được xây dựng.
“Chủ trương xây dựng các đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt ở Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc cũng đã có và đang trong giai đoạn soạn thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Với các ưu đãi mang tính đột phá, cạnh tranh quốc tế, tôi tin là mô hình này sẽ được triển khai thành công ở Việt Nam, góp phần quan trọng tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển...”, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định. Theo ông Đông, nếu có liên kết thu hút đầu tư giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế vùng duyên hải miền Trung, khu vực này sẽ bứt phá rất nhanh.
“Chúng ta cần có giải pháp đột phá về thể chế, tương tự như các khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế ở các nước đã thành công thì mới gọi vốn được vào các khu kinh tế hiệu quả”, ông Nguyễn Quê, Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) kiến nghị tại một hội nghị về phát triển khu kinh tế diễn ra mới đây.
Kết quả không được như kỳ vọng
Ông Quê kiến nghị từ thực tế sau hơn 10 năm thành lập, đến nay thu hút đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô vẫn chưa có nhiều đột phá cho dù tỉnh đã rất nỗ lực trong việc mời gọi nhà đầu tư. Song hạn chế trong thu hút đầu tư không chỉ là vấn đề riêng của Chân Mây - Lăng Cô, đó còn là của các khu kinh tế ven biển miền Trung.
Trong một báo cáo tổng kết được công bố hồi tháng 6/2017, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất cho biết, đã có hơn 10,3 tỷ USD vốn đầu tư được rót vào đây. Con số không khác nhiều so với con số luỹ kế được công bố cách đây 3 năm.
Mục tiêu Quảng Ngãi đặt ra là đến năm 2020 sẽ có tổng vốn thu hút đầu tư 13,5 tỷ USD đang trở nên rất khó khăn. Ngay sát hàng rào khu kinh tế Dung Quất là khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) cũng nằm trong tình trạng tương tự.
Vốn đầu tư mà khu kinh tế này thu hút được tính tới tháng 6/2017 cũng chỉ hơn 2 tỷ USD cho dù Chu Lai rất được kỳ vọng về một không gian kinh tế riêng biệt, có thể áp dụng những cơ chế chính sách đặc thù, tạo bước đột phá cho khu vực miền Trung.
Đến nay, điểm sáng nhất của Chu Lai là tổ hợp cơ khí ô tô Trường Hải, đóng góp hơn 60% tổng thu ngân sách toàn tỉnh Quảng Nam.
Báo cáo thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm 2017 của Ban quản lý khu kinh tế Nhơn Hội cũng cho thấy một kết quả chưa được như tiềm năng và kỳ vọng. Trong 10 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ đầu năm cũng chỉ có 2 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 63,69 triệu USD.
Luỹ kế, khu kinh tế Nhơn Hội mới thu hút được 12 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 520,31 triệu USD. Một số dự án lớn từng được kỳ vọng như Vĩnh Hội Resort 250 triệu USD đang nhấp nhổm chờ thu hồi. Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội 22 tỷ USD vẫn đang là ẩn số.
Hiện chỉ có dự án FLC Nhơn Lý với tổ hợp resort 3.500 tỷ đồng là có những tín hiệu khả quan. Mới đây là dự án Công viên động vật hoang dã FLC Quy Nhơn trên 129,1 ha với tổng vốn đầu tư trên 294 tỷ đồng do Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển vườn thú Faros đầu tư.
Chờ đợi cơ chế, chính sách mới
Một số khu kinh tế ven biển sau nhiều năm thành lập đã đưa ra những hướng đi cho riêng mình, nhưng đến nay vẫn chưa có mô hình khu kinh tế nào mang tính đột phá, thu hút được một nguồn lực lớn vốn đầu tư.
Khu kinh tế Dung Quất từng có ý định đề xuất thành lập đặc khu, Chu Lai áp dụng cơ chế mở, nhưng hiện nay, cả 2 khu kinh tế này vẫn hoạt động dựa trên mô hình giống nhau, gây nên những trở ngại trong thu hút đầu tư.
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô vẫn loay hoay trong quá trình kêu gọi đầu tư. Khu Bắc Vân Phong đang trong quá trình chờ đợi trở thành đặc khu kinh tế và rất được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển vượt trội trong tương lai.
Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong cho biết, với những tiềm năng và định hướng sẽ phát triển khu vực này thành đặc khu kinh tế nên từ năm 2012 tỉnh đã không kêu gọi đầu tư vào Bắc Vân Phong.
Chỉ cho những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện, còn những dự án mới thì không đưa vào đầu tư tại khu vực này để giữ nguyên trạng chờ xây dựng thành đặc khu. Có lẽ vì vậy, khi số vốn đầu tư vào Vân Phong chỉ khoảng hơn 1,6 tỷ USD, khá thấp so với tiềm năng. Việc chờ đợi một cơ chế tạo sức bật mới cho khu kinh tế không chỉ là tâm lý của Vân Phong hay Chân Mây – Lăng Cô.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế NĐ 29/CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Bộ đã đề xuất phát triển các mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, với việc cho phép xây dựng nhà xưởng cao tầng, có cơ chế tạo sự cộng sinh, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp sinh thái góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mô hình này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tính tới việc dành ưu đãi đầu tư vượt trội cho các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp mới; đồng thời mở rộng tối đa các lĩnh vực đầu tư... Đáng chú ý là việc Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang được xây dựng.
“Chủ trương xây dựng các đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt ở Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc cũng đã có và đang trong giai đoạn soạn thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Với các ưu đãi mang tính đột phá, cạnh tranh quốc tế, tôi tin là mô hình này sẽ được triển khai thành công ở Việt Nam, góp phần quan trọng tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển...”, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định. Theo ông Đông, nếu có liên kết thu hút đầu tư giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế vùng duyên hải miền Trung, khu vực này sẽ bứt phá rất nhanh.