Đề xuất nâng công suất sân bay Pleiku lên 5 triệu khách/năm, tạo đà phát triển cho Gia Lai

Ánh Tuyết
Chia sẻ

Lo Cảng hàng không Pleiku vượt công suất thiết kế, Cục Hàng không đề xuất điều chỉnh quy hoạch nâng công suất cảng này lên 5 triệu hành khách/năm đến năm 2050, tạo động lực phát triển cho khu vực Tây Nguyên và tỉnh Gia Lai...

Với công suất chỉ 600.000 hành khách/năm không đáp ứng yêu cầu khai thác trong tương lai của Cảng hàng không Pleiku.
Với công suất chỉ 600.000 hành khách/năm không đáp ứng yêu cầu khai thác trong tương lai của Cảng hàng không Pleiku.

Cục Hàng không Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo báo cáo giữa kỳ điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Pleiku (Gia Lai).

Gia Lai là tỉnh miền núi, nằm ở phía bắc Tây Nguyên, có vị trí quốc tế quan trọng trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây giáp Campuchia với 90km đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Vì vậy, Cảng hàng không Pleiku cùng các tuyến giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước cũng như các quốc gia láng giềng.

Cảng hàng không Pleiku được xây dựng vào năm 1960, dùng làm sân bay căn cứ quân sự. Sau năm 1975, Cảng hàng không Pleiku là căn cứ của Không quân Việt Nam. Từ năm 1992, Hàng không dân dụng bắt đầu đưa Cảng hàng không Pleiku vào khai thác sử dụng.

Cảng hàng không Pleiku hiện là cảng hàng không nội địa cấp cấp 4C, sân bay quân sự cấp II. Cảng hàng không gồm 1 đường cất hạ cánh hướng 09-27, hệ thống đường lăn sân đỗ đồng bộ.

Nhà ga hành khách – Cảng hàng không Pleiku có tổng diện tích sử dụng 3.174,53m2, gồm 2 tầng, 2 cửa ra tàu bay, đáp ứng 300 hành khách/giờ cao điểm, có khả năng phục vụ với công suất 600.000 lượt hành khách/năm. 

Hiện Cảng hàng không Pleiku đang khai thác các máy bay tầm trung như A320, A321 với các đường bay quốc nội đến các trung tâm văn hóa chính trị lớn của cả nước.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hàng không, do Cảng hàng không Pleiku trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, gắn với mỗi thời kỳ lại có các yêu cầu khai thác sử dụng khác nhau và các quá trình cải tạo, xây dựng khác nhau. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng hiện tại cũng tăng cao cần đáp ứng nhiều tiện ích. Các công trình xây mới không đồng bộ với các công trình đã xây dựng lâu năm mặc dù đã được cải tạo, nâng cấp thường xuyên.

 

"Công suất nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ chỉ đáp ứng 300 hành khách/giờ cao điểm, công suất 600.000 hành khách/năm không đáp ứng yêu cầu khai thác trong tương lai", Cục Hàng không khẳng định.

Đáng chú ý, tim đường cất hạ cánh và đường lăn song song hiện hữu cách nhau 90m không đáp ứng khoảng cách tối thiểu khai thác máy bay code C theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) tối thiểu là 158m.

Để Cảng hàng không Pleiku phát triển thành một cảng hàng không hiện đại, hoàn chỉnh, Cục Hàng không, cho rằng cần phải quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình một cách đồng bộ, đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C, sân bay quân sự cấp II, đáp ứng tốt các yêu cầu khai thác hiện tại và trong tương lai cũng như nhiệm vụ đảm bảo an ninh – quốc phòng, sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng trên toàn mạng cảng hàng không, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng

Theo đề xuất của tư vấn, thời kỳ 2021-2030, giữ nguyên chiều dài đường cất hạ cánh dài 2.400m hiện hữu đảm bảo khai thác máy bay code C tối đa tải trọng thương mại với các tuyến bay nội địa.

Đồng thời, cải tạo, nâng cấp và mở rộng khu hàng không dân dụng đáp ứng khai thác 2 triệu hành khách/năm. Bên cạnh đó, mở rộng sân đỗ máy bay đảm bảo tiếp nhận 8 vị trí đỗ máy bay code C và tương đương.

Điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Pleiku Pleiku thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Pleiku Pleiku thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sau năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tư vấn đề xuất kéo dài đường cất hạ cánh lên 3.000m đảm bảo khai thác máy bay code C có khả năng tiếp nhận máy bay code E; xây dựng đường lăn song song và khu hàng không dân dụng mới về phía Bắc.

Bên cạnh đó, quy hoạch nhà ga hành khách mới đáp ứng 5 triệu hành khách/năm, có khả năng mở rộng trên 10 triệu hành khách/năm; tiếp tục tận dụng nhà ga hành khách thời kỳ 2021-2030 làm nhà ga hàng hóa.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con